Sáng ngày 31/10 tại tỉnh Hà Giang, đã diễn ra Hội nghị biểu dương Người có uy tín tiêu biểu trong đồng bào DTTS tỉnh Hà Giang, giai đoạn 2020 - 2022
Không chỉ giảm nghèo ấn tượng, được cộng đồng quốc tế ghi nhận, mà Việt Nam cũng đã đạt được những thành tựu to lớn trong bảo đảm bình đẳng trong thu nhập đối với đồng bào DTTS. Kết quả này cho thấy, sự toàn diện trong tăng trưởng vùng đồng bào DTTS và miền núi của nước ta.
Mới đây, Vụ Phổ biến, Giáo dục pháp luật (Bộ Tư pháp), phối hợp với UNICEF Việt Nam đẩy mạnh tuyên truyền phổ biến pháp luật, thông qua việc bổ sung nhiều kiến thức pháp luật, kỹ năng truyền thông thiết thực, bổ ích cho các tuyên truyền viên pháp luật, hòa giải viên ở cơ sở và Người có uy tín trong cộng đồng tại hai tỉnh Gia Lai và Kon Tum. Qua đó, đã nhận được tín hiệu tích cực trong công tác phổ biến kiến thức pháp luật trong đồng bào DTTS Tây Nguyên từ những "cầu nối" hữu hiệu này.
Là huyện miền núi khó khăn, với đặc thù 96% đồng bào DTTS sinh sống, tỷ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo còn cao, các cấp hội phụ nữ huyện Bình Liêu (tỉnh Quảng Ninh) xác định công tác hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững là nhiệm vụ trọng tâm của công tác hội, góp phần thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương.
Cồng chiêng được đồng bào các dân tộc xem như là báu vật, là biểu tượng cho quyền lực linh thiêng. Giữ hồn cồng chiêng cũng chính là gìn giữ sợi dây “thanh âm huyền bí” trong các nghi lễ truyền thống, lễ hội, sự kiện văn hóa của địa phương, giữ bản sắc văn hóa của đồng bào...Do vậy, bao năm nay, đồng bào các dân tộc, đặc biệt là các nghệ nhân ở bản làng đã có trách nhiệm, bảo ban nhau giữ gìn, nâng niu trân quý cồng chiêng
Phát huy vai trò nòng cốt trên các mặt công tác, những năm qua, Người có uy tín tỉnh Hòa Bình đã góp phần đắc lực trong công cuộc phát triển kinh tế, xoá đói giảm nghèo, bảo đảm an ninh trật tự ở cơ sở. Có được kết quả đó, Ban Dân tộc tỉnh Hoà Bình đã đồng hành, triển khai đầy đủ các chính sách đối với Người có uy tín. Xung quanh nội dung này, phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc trao đổi với bà Đinh Thị Thảo, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Hoà Bình.
Để tăng trưởng toàn diện, thì tạo dựng cơ hội việc làm là chỉ tiêu đo lường quan trọng. Xuất phát từ phong tục, tập quán sản xuất của đồng bào các DTTS, Đảng, Nhà nước ta đã ban hành, thực hiện hệ thống chính sách hỗ trợ thiết thực, hiệu quả, tạo sinh kế bền vững cho đồng bào DTTS.
Nhờ công tác tạo nguồn, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bổ nhiệm, sử dụng cán bộ nữ người DTTS được quan tâm cùng sự nỗ lực vươn lên của chính đội ngũ cán bộ nữ DTTS, tỷ lệ cán bộ lãnh đạo, quản lý là nữ người DTTS ở Lai Châu đã được nâng lên về số lượng và chất lượng trong những năm gần đây. Tuy nhiên, so với thực tiễn, công tác bồi dưỡng, phát triển cán bộ nữ DTTS vẫn chưa đạt yêu cầu, vẫn có nhiều khó khăn, bất cập, đặc biệt là tại vùng khó khăn, biên giới.
Công an huyện Đak Đoa (Gia Lai) vừa phối hợp với Phòng Dân tộc, Phòng Tư pháp, Ủy ban MTTQ Việt Nam, Huyện đoàn, Trung tâm Văn hóa - Thông tin và Thể thao, Tòa án nhân dân, Viện Kiểm sát nhân dân huyện và UBND xã Đak Sơmei tổ chức phiên tòa giả định về tội giao cấu với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi quy định tại Bộ luật Hình sự 2015.
Không chỉ động viên, tuyên truyền để cộng đồng người DTTS thi đua phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo. Mà chính họ - những già làng, trưởng bản, Người có uy tín đã là những tấm gương sáng về làm kinh tế giỏi, đẩy đuổi đói nghèo ra khỏi bản làng.
Việc bồi dưỡng, đào tạo và phát triển nữ cán bộ người dân tộc thiểu số (DTTS) trong thời gian qua ở vùng khó khăn, biên giới Lai Châu là một trong những nhiệm vụ quan trọng, đã đạt được nhiều kết quả tích cực, góp phần vào sự phát triển của địa phương. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, công tác tạo nguồn cán bộ nữ đồng bào DTTS ở vùng cao, biên giới vẫn còn nhiều khó khăn.
Khi lời Then hoà nhịp cùng đàn tính chính là tiếng lòng của đồng bào Thái, kèm những ước nguyện tốt đẹp nhất của bản, của Mường, của mỗi gia chủ… tất cả được thầy mo gửi đến các đấng siêu nhiên qua lời Then. Hiện nay, trong các bản người Thái ở Lai Châu vẫn có những ông, bà Then miệt mài lưu giữ giá trị truyền thống của Then. Tiêu biểu trong số đó là nghệ nhân Ưu tú Lâm Văn Điện.
Trong những năm qua, Người có uy tín trên địa bàn huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang đã phát huy tốt vai trò là hạt nhân, nêu gương sáng, tích cực đi đầu trong công tác tuyên truyền, vận động đồng bào DTTS thực hiện tốt các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, góp phần thực hiện phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo, bài trừ hủ tục, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
Triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 (Chương trình MTQG); giai đoạn I: Từ năm 2021 - 2025 được tỉnh Quảng Trị xác định là nhiệm vụ trọng tâm để phát triển kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội vùng đồng bào DTTS. Đến nay, tỉnh đã bắt tay vào triển khai Chương trình với quyết tâm rất cao. Phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc trao đổi với bà Hồ Thị Lệ Hà - Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Quảng Trị về nội dung này.
Nhận học bổng của Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam khi đã gần 60 tuổi, lão nông Ly Giống Lềnh, dân tộc Mông là minh chứng cho lời dạy “Học không bao giờ cùng” của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Những ngôi nhà khang trang được dựng lên dưới những sườn núi, tô thắm thêm cảnh sắc núi rừng ở Nam Giang (Quảng Nam). Đó chính là làng thanh niên lập nghiệp Thạnh Mỹ, một điểm son của ý chí lập nghiệp của thanh niên.
Thực hiện Quyết tâm thư Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Bắc Giang lần thứ III, năm 2019, về đẩy mạnh thực hiện các phong trào thi đua trong vùng đồng bào DTTS và miền núi của tỉnh; Quyết định số 786/QĐ- ngày 16/11/2021 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc về việc phát động phong trào thi đua thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2025; ngày 25/10, UBND tỉnh Bắc Giang tổ chức Hội nghị biểu dương, tôn vinh các điển hình tiên tiến trong vùng đồng bào DTTS và miền núi năm 2022. Nhân dịp này, Báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc trao đổi với ông Vi Thanh Quyền, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Bắc Giang.
Trong những năm qua, được sự hỗ trợ của Bộ Khoa học và Công nghệ, 14 dự án thuộc Chương trình “Hỗ trợ ứng dụng, chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội nông thôn, miền núi, vùng DTTS giai đoạn 2016-2025”(gọi tắt là Chương trình Nông thôn Miền núi) đã được triển khai thực hiện tại tỉnh Gia Lai. Các dự án đã bước đầu mang lại hiệu quả, giúp người dân thay đổi tư duy sản xuất hướng đến phát triển nông nghiệp bền vững.
Thực hiện Quyết định số 12/2018/QĐ-TTg ngày 6/3/2018 của Thủ tướng Chính phủ "Về tiêu chí lựa chọn, công nhận Người có uy tín (NCUT) và chính sách đối với NCUT trong đồng bào DTTS” giai đoạn 2018 - 2022, trong những năm qua, huyện miền núi Phước Sơn (Quảng Nam) đã triển khai thực hiện có hiệu quả các chính sách đối với NCUT trên địa bàn huyện. Từ đó phát huy vai trò của NCUT trong công tác vận động, tuyên truyền cũng như các phong trào tại địa phương.
Nguyên tắc về chính sách dân tộc của nước ta là “bảo đảm các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng, giúp nhau cùng phát triển”. Trong đầu tư công, nguyên tắc này được thể hiện rõ ở yêu cầu ưu tiên vốn đầu tư từ nguồn ngân sách Nhà nước cho các vùng động lực, miền núi, biên giới, hải đảo, vùng đồng bào DTTS và các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.