Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Vùng đồng bào DTTS và miền núi với mục tiêu tăng trưởng toàn diện: Bảo đảm bình đẳng trong thu nhập (Bài 3)

Sỹ Hào - 14:31, 31/10/2022

Không chỉ giảm nghèo ấn tượng, được cộng đồng quốc tế ghi nhận, mà Việt Nam cũng đã đạt được những thành tựu to lớn trong bảo đảm bình đẳng trong thu nhập đối với đồng bào DTTS. Kết quả này cho thấy, sự toàn diện trong tăng trưởng vùng đồng bào DTTS và miền núi của nước ta.

Việt Nam lần thứ 2 trúng cử vào Hội đồng Nhân quyền của LHQ. (Trong ảnh: Đoàn Việt Nam tham dự phiên họp bỏ phiếu và công bố kết quả thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2023 – 2025; Ảnh: dangcongsan.vn)
Việt Nam lần thứ 2 trúng cử vào Hội đồng Nhân quyền của LHQ. (Trong ảnh: Đoàn Việt Nam tham dự phiên họp bỏ phiếu và công bố kết quả thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2023 – 2025; Ảnh: dangcongsan.vn)

Giảm nghèo sâu ở tiêu chí thu nhập

Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ bao gồm, 8 mục tiêu được 189 quốc gia thành viên Liên Hợp quốc (LHQ), trong đó có Việt Nam, nhất trí phấn đấu đạt được vào năm 2015, được cam kết Hội nghị thượng đỉnh Thiên niên kỷ diễn ra từ ngày 6 – 8/9/2000. Các mục tiêu và những chỉ tiêu được lượng hóa kèm theo trong bản Tuyên ngôn Thiên niên kỷ đã được Đại Hội đồng LHQ bổ sung trong phiên họp lần thứ 62, tháng 10/2007.

Một trong những chỉ tiêu của Mục tiêu 1 (Triệt để loại trừ tình trạng nghèo cùng cực và thiếu ăn), là các quốc gia thành viên LHQ cam kết, đến năm 2015 giảm một nửa tỷ lệ người có thu nhập dưới 1 USD/ngày, tương đương 14,157 nghìn đồng tại thời điểm năm 2000 - theo tỷ giá của Qũy Tiền tệ quốc tế. Vị chi, với một hộ có thành viên thu nhập dưới 424 nghìn đồng/người/tháng được xem lâm vào tình trạng nghèo cùng cực trong khung chuẩn nghèo quốc tế.

Trong những năm đầu tham gia cam kết Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ, nếu xét theo chuẩn nghèo này thì đại đa số gia đình Việt Nam đều thuộc hộ nghèo. Tại thời điểm năm 2002, theo kết quả Điều tra mức sống dân cư của Tổng cục Thống kê (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), thu nhập bình quân ở nông thôn nước ta là 275,1 nghìn đồng/người/tháng; khu vực thành thị là 622,1 nghìn đồng/người/tháng.

Tại thời điểm năm 2002, thu nhập bình quân ở nông thôn nước ta là 275,1 nghìn đồng/người/tháng; khu vực thành thị là 622,1 nghìn đồng/người/tháng. (Ảnh minh họa)
Tại thời điểm năm 2002, thu nhập bình quân ở nông thôn nước ta là 275,1 nghìn đồng/người/tháng; khu vực thành thị là 622,1 nghìn đồng/người/tháng. (Ảnh minh họa)

Thu nhập bình quân đầu người đặc biệt thấp ở các vùng có đông đồng bào DTTS sinh sống. Trong đó, khu vực Đông Bắc thu nhập bình quân chỉ đạt 268,8 nghìn đồng/người/tháng; Tây Nguyên là 244 nghìn đồng/người/tháng; Tây Bắc là 197 nghìn đồng/người/tháng…

Kể từ khi có Nghị quyết 24-NQ/TW của Nghị quyết 24/NQ-TW năm 2003 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX về công tác dân tộc, cùng với các chương trình giảm nghèo chung cả nước, một hệ thống chính sách giảm nghèo bao trùm được ban hành, triển khai ở vùng đồng bào DTTS và miền núi. Nhờ đó, thu nhập của các dịa bàn có đông đồng bào DTTS sinh sống đã được nâng lên rõ rệt, vượt chuẩn nghèo cùng cực được đưa ra tại Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ.

Theo kết quả điều tra của Tổng cục Thống kê, tại thời điểm năm 2014, thu nhập bình quân khu vực nông thôn của cả nước đã tăng gấp 7,4 lần so với năm 2002, đạt 2,041,4 triệu đồng/người/tháng. Ở những tỉnh kém phát triển nhất, cũng đã có cải thiện về thu nhập bình quân; trong đó tỉnh Lai Châu đạt 987 nghìn đồng/người/tháng, tương đương khoảng 1,5 USD/ngày (theo tỷ giá USD/VND năm 2014); tỉnh Hòa Bình đạt 1,597 triệu đồng/người/tháng, tương đương 72 USD/ngày; tỉnh nghèo nhất khu vực Tây Nguyên là Kom Tum, thu nhập bình quân đạt 2,4 USD/ngày…

Trong giai đoạn 2011-2020, thực hiện Nghị định 05/NĐ-CP và Chiến lược Công tác dân tộc đến năm 2020, các chính sách đầu tư cơ sở hạ tầng, hỗ trợ phát triển sản xuất, chuyển giao khoa học kỹ thuật,… đã được triển khai đồng bộ ở vùng đồng bào DTTS và miền núi. Qua đó, thu nhập bình quân đầu người ở địa bàn này tiếp tục tăng trưởng mạnh.

“Kết quả thực hiện Chiến lược công tác dân tộc đến năm 2020 có ý nghĩa quan trọng, tạo tiền đề để Ủy ban Dân tộc đề xuất với Đảng, Nhà nước tiếp tục nghiên cứu xây dựng Chiến lược công tác dân tộc đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2045”.
Báo cáo số 732/BC-UBDT ngày 10/6/2021 của Ủy ban Dân tộc về Tổng kết Chiến lược Công tác dân tộc đến năm 2020.

Cụ thể, Chiến lược Công tác dân tộc đến năm 2020 theo Quyết định số 449/QDD-TTg của Thủ tướng Chính phủ đặt ra 20 chỉ tiêu. Tính đến năm 2020, theo Báo cáo số 732/BC-UBDT ngày 10/6/2021 của Ủy ban Dân tộc, việc thực hiện Chiến lược đã đạt và vượt 10 chỉ tiêu; trong đó chỉ tiêu giảm tỷ lệ hộ nghèo bình quân đạt 4,3%/năm (mục tiêu đề ra là 4%); thu nhập bình quân đầu người trên địa bàn DTTS tăng gấp 5 lần so với năm 2010 (mục tiêu đề ra là gấp 4 lần).

Giữ an toàn hệ số GiNi

Mặc dù đã có những thành tựu ấn tượng về giảm nghèo nhưng thực tế, tỷ lệ hộ nghèo là người DTTS vẫn chiếm phần lớn tổng số hộ nghèo cả nước. Theo Báo cáo số 732/BC-UBDT ngày 10/6/2021 của Ủy ban Dân tộc, đến hết năm 2020, hộ nghèo là người DTTS vẫn chiếm tới 61,29% tổng số hộ nghèo cả nước; thu nhập bình quân đầu người có tăng lên nhưng vẫn chỉ mới bằng 0,3 lần so với bình quân chung cả nước.

Với các chính sách đầu tư, hỗ trợ của Nhà nước, thu nhập bình quân đầu người ở vùng đồng bào DTTS và miền núi tăng trưởng mạnh. (Trong ảnh: Người dân huyện Tân Sơn, Phú Thọ áp dụng tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất chè).
Với các chính sách đầu tư, hỗ trợ của Nhà nước, thu nhập bình quân đầu người ở vùng đồng bào DTTS và miền núi tăng trưởng mạnh. (Trong ảnh: Người dân huyện Tân Sơn, Phú Thọ áp dụng tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất chè).

Tuy nhiên, với nỗ lực của cả hệ thống chính trị, hiệu quả từ các chính sách đầu tư, hỗ trợ vùng đồng bào DTTS và miền núi, tình trạng bất bình đẳng về thu nhập giữa nhóm dân cư giàu nhất và nhóm dân cư nghèo nhất (các tổ chức quốc tế và nhiều nước đã sử dụng hệ số GiNi để đo lường) của nước ta vẫn trong ngưỡng an toàn. Các chỉ số đo lường theo hệ số GiNi từ năm 1996 đến nay đều cho thấy, sự phân bố thu nhập trong dân cư của nước ta, dù có tăng nhưng vẫn ở mức tương đối bình đẳng.

Cụ thể, với việc sử dụng hệ số GiNi để đo lường (nhận giá trị từ 0 đến 1), nếu ghi nhận giá trị bằng 0 biểu thị sự bình đẳng tuyệt đối về thu nhập; nếu với giá trị bằng 1 là bất bình đẳng tuyệt đối; tình trạng bất bình đẳng về thu nhập giữa các nhóm dân cư tăng dần theo giá trị từ 0 đến 1. Theo Báo cáo Điều tra đời sống, kinh tế hộ gia đình năm 1999 của Tổng cục Thống kê, hệ số GiNi tính chung cả nước từ 0,367 năm 1996 tăng lên 0,390 năm 1999. Như vậy sự bất bình đẳng về thu nhập đã tăng, nhưng không nhiều.

Cũng theo Tổng cục Thống kê, sự bất bình đẳng về thu nhập ở khu vực thành thị diễn ra nhanh hơn nông thôn. Theo đó, năm 1996, hệ số GiNi của thành thị là 0,381, đến năm 1999 tăng lên 0,406; diễn biến gia tăng hệ số GiNi ở khu vực nông thôn là 0,330 năm 1996 lên 0,335 năm 1999.

“Theo ý kiến tự đánh giá về đời sống năm 1999 của hơn 2,5 vạn hộ điều tra ở 61 tỉnh, thành phố cho thấy, có 77,8% ý kiến trả lời khá hơn, 16,7% ý kiến trả lời vẫn giữ mức như trước và chỉ có 5,5% ý kiến trả lời kém hơn so với năm 1996. Điều đó khẳng định rằng, mặc dù năm qua chúng ta còn gặp nhiều khó khăn, thách thức nhưng có đường lối đúng, có nhiều biện pháp chỉ đạo hiệu quả nên đời sống, kinh tế – xã hội nước ta tiếp tục phát triển và ổn định”, Báo cáo Điều tra đời sống, kinh tế hộ gia đình năm 1999 của Tổng cục Thống kê nhận định.

Sự bình đẳng tương đối về thu nhập giữa các nhóm dân cư của nước ta được duy trì từ đó cho đến nay. Đặc biệt, giai đoạn 2016 – 2020, tình trạng bất bình đẳng thu nhập trong các tầng lớp dân cư ngày càng giảm khi hệ số GINI giảm từ 0,431 năm 2016 xuống còn 0,373 năm 2020. Nhất là ở các vùng có đông đồng bào DTTS, sự bình đăng về thu nhập ngày càng khả quan hơn.

Cụ thể, theo kết quả khảo sát của Tổng cục Thống kê, năm 2016, hệ số GiNi ở vùng Trung du và miền núi phía Bắc ghi nhận giá trị 0,43, đến năm 2020 là 0,4020. Tương tự, khu vực Tây Nguyên giảm từ 0,439 năm 2016 xuống còn 0,406 năm 2020. Giảm sâu nhất là khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, từ 0,405 xuống còn 0,372.

Gạo dự trữ quốc gia được xuất cấp hõ trợ đồng bào trong những mùa giáp hạt.
Gạo dự trữ quốc gia được xuất cấp hỗ trợ đồng bào trong những mùa giáp hạt.

Trong một bài viết đăng trên Tạp chí Lý luận Chính trị tháng 5/2022, PGS, TS. Tường Duy Kiên, Viện Quyền con người - Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, khẳng định, bất bình đẳng theo thước đo hệ số GiNi của nước ta tuy tăng, nhưng ở mức tương đối thấp trong khu vực Asean. Điều này cho thấy, công tác bảo đảm quyền con người trong hơn 35 năm đổi mới ở nước ta đã thu được nhiều thành tựu nổi bật.

Thành tựu này, đã góp phần quan trọng giúp Việt Nam trúng cử vào Hội đồng Nhân quyền của LHQ, nhiệm kỳ 2023 – 2025 vào ngày 11/10 vừa qua. Đây là một trong ba trụ cột của LHQ, hai trụ cột còn lại là hòa bình và phát triển. Nhiệm kỳ 2023 – 2025, Hội đồng Nhân quyền có 47 thành viên, trong đó Việt Nam là một trong 14 thành viên mới đắc cử. Trước đó, năm 2013, Việt Nam lần đầu tiên trúng cử vào Hội đồng Nhân quyền nhiệm kỳ 2014 – 2016.

Vị thế của Việt Nam trong thực hiện quyền con người ngày càng được khẳng định, xuất phát từ nỗ lực không ngừng nghỉ để thực hiện mục tiêu tăng trưởng toàn diện, trong đó ưu tiên vùng đồng bào DTTS và miền núi. Bởi không chỉ bảo đảm bình đẳng về thu nhập, đồng bào DTTS còn được thụ hưởng các chính sách để bảo đảm bình đẳng cơ hội dịch vụ cơ bản (y tế và giáo dục).

Báo Dân tộc và Phát triển sẽ phản ánh nội dung này trong số báo tiếp theo.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin nổi bật trang chủ
Côn Đảo - từ “địa ngục trần gian” đến thiên đường du lịch

Côn Đảo - từ “địa ngục trần gian” đến thiên đường du lịch

Du lịch - Trần Mạnh Tuấn - 08:50, 28/04/2024
Sau gần một thế kỷ giải phóng, xây dựng và phát triển, từ mảnh đất được coi là “địa ngục trần gian” của thế kỷ XX, Côn Đảo đã trở thành “thiên đường du lịch” giàu có, là điểm đến linh thiêng của khách thập phương trên toàn thế giới.
Tự hào nguồn cội

Tự hào nguồn cội

Sắc màu 54 - PV - 08:43, 28/04/2024
Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương là loại hình Di sản tập quán xã hội, tín ngưỡng và lễ hội được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Có vị trí quan trọng trong đời sống tinh thần của người Việt, Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương đã lắng đọng trong tâm thức mỗi người dân niềm tự hào về nguồn cội con rồng cháu tiên, xuyên suốt chiều dài hàng nghìn năm lịch sử, lan tỏa mạnh mẽ đến mọi miền Tổ quốc, trở thành bản sắc văn hóa độc đáo của người Việt Nam.
Người chắp cánh ước mơ cho học sinh DTTS

Người chắp cánh ước mơ cho học sinh DTTS

Giáo dục - Hờ Bá Hùa - 08:38, 28/04/2024
Gần 26 năm gắn bó với học sinh các DTTS ở xứ Nghệ, Nhà giáo ưu tú Nguyễn Thị Kiều Hoa, Hiệu trưởng Trường THPT Dân tộc nội trú Nghệ An đã dìu dắt biết bao thế hệ học trò miền núi vượt khó vươn lên, chinh phục ước mơ, tự tin bay ra “biển lớn”. Đồng thời, cô đóng góp quan trọng đưa trường THPT Dân tộc nội trú Nghệ An trở thành một địa chỉ giáo dục uy tín, chất lượng, không chỉ của tỉnh Nghệ An mà của cả hệ thống các trường Dân tộc nội trú trong toàn quốc.
Thảo thơm lễ vật dâng Vua

Thảo thơm lễ vật dâng Vua

Sự kiện - Bình luận - Vũ Thanh - 08:25, 28/04/2024
Với người Việt Nam, Vua Hùng là vị Vua Thủy tổ dựng nước, là tổ tiên của dân tộc. Thờ cúng Hùng Vương là một tín ngưỡng thể hiện đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, “ăn quả nhớ người trồng cây” ăn sâu vào tâm thức mỗi người con dân Việt xuyên suốt chiều dài hàng nghìn năm lịch sử. Trong các dịp lễ hội, các thế hệ con Lạc cháu Hồng trên quê hương Đất Tổ luôn có những lễ vật dâng cúng Vua Hùng, thể hiện lòng thành kính, hiếu nghĩa, thảo thơm đối với các bậc tiền nhân đã có công dựng nước.
Quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân tiếp xúc cử tri tại An Giang

Quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân tiếp xúc cử tri tại An Giang

Thời sự - PV - 21:15, 27/04/2024
Ngày 27/4, Quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân cùng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh An Giang đã tiếp xúc cử tri tại huyện Thoại Sơn và thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang trước Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV.
Tin trong ngày - 26/4/2024

Tin trong ngày - 26/4/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 26/4, có những thông tin đáng chú ý sau: 63 tỉnh, thành đã công bố lịch thi vào lớp 10 công lập. Huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình rà soát chất lượng giáo dục sau việc học sinh lớp 6 không biết đọc, viết. Thị Ai - Người “giữ lửa” văn hóa M’nông. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Kỳ nghỉ lễ, cả 3 miền ở nước ta đều xảy ra nắng nóng, thời tiết chưa từng có trong 10 năm qua

Kỳ nghỉ lễ, cả 3 miền ở nước ta đều xảy ra nắng nóng, thời tiết chưa từng có trong 10 năm qua

Môi trường sống - Minh Nhật - 17:13, 27/04/2024
Trong kỳ nghỉ lễ 5 ngày tới đây, nắng nóng gay gắt diễn ra trên khắp cả nước ta, có những nơi nắng nóng đặc biệt gay gắt. đây là lần đầu tiên trong 10 năm qua mà cả 3 miền ở nước ta đều xảy ra nắng nóng trong kỳ nghỉ lễ như vậy.
U23 châu Á: Uzbekistan khiến Saudi Arabia trở thành cựu vương

U23 châu Á: Uzbekistan khiến Saudi Arabia trở thành cựu vương

Thể thao - Giải trí - Hoàng Minh - 17:07, 27/04/2024
Trong trận tứ kết giải U23 châu Á, đương kim vô địch Saudi Arabia đã thất bại trước Uzbekistan với tỉ số 2-0, qua đó chính thức mất đi cơ hội bảo vệ chức vô địch của mình.
Vụ cháy rừng tại Hà Giang: Hai cán bộ kiểm lâm tử nạn

Vụ cháy rừng tại Hà Giang: Hai cán bộ kiểm lâm tử nạn

Tin tức - Vũ Mừng - 16:55, 27/04/2024
Lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hà Giang xác nhận thông tin về việc 2 cán bộ kiểm lâm đã tử nạn khi làm nhiệm vụ.
U23 châu Á: Penalty tai hại khiến U23 Việt Nam dừng chân tại tứ kết lần thứ 2 liên tiếp

U23 châu Á: Penalty tai hại khiến U23 Việt Nam dừng chân tại tứ kết lần thứ 2 liên tiếp

Thể thao - Giải trí - Hoàng Minh - 16:45, 27/04/2024
Trong trận Tứ kết giải U23 châu Á, U23 Việt Nam đã để thua đáng tiếc trước U23 Iraq với tỉ số tối thiểu 1-0 và bị loại khỏi giải đấu năm nay.
Đắk Lắk: Mưa đá gây thiệt hại hàng trăm héc ta lúa chín

Đắk Lắk: Mưa đá gây thiệt hại hàng trăm héc ta lúa chín

Trang địa phương - Hoàng Thùy - 16:25, 27/04/2024
Ngày 27/4, lãnh đạo UBND xã Ea Kly (huyện Krông Pắk, tỉnh Đắk Lắk) cho biết: Trận mưa đá chiều 26/4 làm thiệt hại 260ha diện tích lúa đang chín, chuẩn bị thu hoạch, trong đó 190ha lúa bị thiệt hại 100%. Ngoài ra, còn các cây trồng khác trên địa bàn xã Ea Kly cũng bị ảnh hưởng, chưa xác định được diện tích.