Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Phóng sự

Khởi sắc làng thanh niên lập nghiệp Thạnh Mỹ

Minh Ngọc - 09:41, 30/10/2022

Những ngôi nhà khang trang được dựng lên dưới những sườn núi, tô thắm thêm cảnh sắc núi rừng ở Nam Giang (Quảng Nam). Đó chính là làng thanh niên lập nghiệp Thạnh Mỹ, một điểm son của ý chí lập nghiệp của thanh niên.

Một góc làng thanh niên lập nghiệp Thạnh Mỹ khang trang
Một góc làng thanh niên lập nghiệp Thạnh Mỹ khang trang

Từ chập chùng gian khó

Làng thanh niên lập nghiệp Thạnh Mỹ (huyện biên giới Nam Giang, tỉnh Quảng Nam) là một trong 15 làng thanh niên lập nghiệp được Trung ương Đoàn đầu tư trong giai đoạn 2013 - 2020, nhằm thực hiện chương trình của Chính phủ về giãn dân trên đường Hồ Chí Minh. Đồng thời phát huy vai trò xung kích, tình nguyện của tuổi trẻ trong lập thân, lập nghiệp, góp phần xây dựng nông thôn mới và bảo vệ an ninh biên giới quốc gia. Làng thanh niên lập nghiệp Thạnh Mỹ có 60 hộ với khoảng 235 nhân khẩu sinh sống, đa số là thanh niên DTTS.

Năm 2018, làng thanh niên lập nghiệp Thạnh Mỹ được thành lập. Thời điểm đó, ở làng chưa có gì ngoài cây cỏ và… đất đồi hoang hóa. Đèn dầu, thứ duy nhất có thể chiếu sáng vào ban đêm ở ngôi làng. Ngày ấy, những thanh niên về làng lập nghiệp như những người khởi đầu của hành trình gieo mầm trên đá, nơi còn đầy gian khổ chỉ một màu hoang vắng núi đồi.

Về làng, mỗi hộ thanh niên được cấp 600m2 đất (trong đó, 300m2 đất ở, còn lại đất vườn) và khoảng 3.000m2 đất rẫy. Làng thanh niên lập nghiệp Thạnh Mỹ có tổng diện tích sử dụng đất 634,64ha, bao gồm đất nông nghiệp, lâm nghiệp và phi nông nghiệp. Tổng nguồn vốn thực hiện dự án hơn 34 tỷ đồng; trong đó ngân sách Trung ương hơn 22,2 tỷ đồng, ngân sách tỉnh hơn 11,8 tỷ đồng (trong đó kinh phí bồi thường 5,1 tỷ đồng). Ngoài đất ở và đất vườn, mỗi hộ còn được cấp 3 ha đất trồng rừng sản xuất, 3 ha rừng để khoanh nuôi bảo vệ, được hỗ trợ 6 tháng lương thực, hỗ trợ kinh phí di dời 20 triệu đồng/hộ, hỗ trợ chuồng trại, con vật nuôi…

Mô hình chăn nuôi heo đen trên đệm lót sinh học được nhân rộng tại làng thanh niên lập nghiệp Thạnh Mỹ
Mô hình chăn nuôi heo đen trên đệm lót sinh học được nhân rộng tại làng thanh niên lập nghiệp Thạnh Mỹ

Qua hơn 5 năm, 60 hộ thanh niên được di dời về làng thanh niên lập nghiệp Thạnh Mỹ đã xây dựng đời sống mới. Để khuyến khích thanh niên làm ăn phát triển kinh tế, Tổng đội Thanh niên xung phong xây dựng hẳn một khuôn viên vườn, chuồng trại quy mô, xây dựng mô hình trồng trọt kết hợp chăn nuôi để thanh niên học tập. Những đàn gà, đàn lợn được nhân giống tại chỗ, cung cấp, hỗ trợ cho các hộ gia đình để bước đầu làm ăn.

Vì thanh niên đa phần là đồng bào DTTS và gồm nhiều thành phần dân tộc, khi triển khai xây dựng, Tổng đội cấp vốn hỗ trợ để các hộ tự làm nhà ở theo đúng sở thích, tập tục của dân tộc mình, không theo khuôn mẫu cố định như các dự án trước đây. Việc xây dựng làng thanh niên lập nghiệp Thạnh Mỹ là phù hợp với định hướng theo nghị quyết 05 của Tỉnh ủy Quảng Nam về phát triển một số dự án lớn ở miền núi.

Điểm sáng trên vùng rừng núi

Thời điểm làng thanh niên lập nghiệp này thành lập chỉ có vài hộ đến ở. Lúc đó, mọi thứ chẳng có gì. Nhưng bây giờ, mọi thứ đã khác rồi. Ở vùng tái định cư của làng thanh niên lập nghiệp là những căn nhà khang trang, chuồng trại được làm khép kín nhằm tránh gây ảnh hưởng đến mọi người xung quanh. Làng được đầu tư xây dựng hơn 1 km đường giao thông và gần 1.000 m cống thoát nước, xây dựng hệ thống cấp nước tự chảy... Thời gian qua, Ban Thường vụ Tỉnh đoàn Quảng Nam đã phối hợp, huy động nguồn lực, tăng cường các hoạt động xây dựng nông thôn mới tại làng như hệ thống lọc nước, hệ thống điện thắp sáng bằng năng lượng mặt trời, khu sinh hoạt cộng đồng.

 Đầu năm 2021, Tổ hợp tác sản xuất tại làng thanh niên được thành lập, vừa hỗ trợ quá trình trồng trọt, chăn nuôi, đồng thời kết nối tìm kiếm thị trường đầu ra ổn định cho dân  làng. 

Hộ gia đình anh Hiên Chưu có trong tay hàng hiện là một trong nhiều hộ khá giả của làng. Ngày đầu mới về làng, Hiên Chưu chỉ có một cặp heo giống, đến nay đã có đàn heo hàng chục con. Vợ chồng Hiên Chưu còn nuôi thêm thêm gà, vịt và trồng cây ăn quả, cây keo trên cánh rẫy. Quanh nhà là vườn rau xanh tăng gia và nhiều khi mang bán cũng có tiền. Còn anh Hồ Xuân Bình, sau khi đi nghĩa vụ phục viên về, Bình tìm tới làng và định cư tại đây. Bình chăm chỉ làm ăn theo mô hình mới. Bắt đầu là trồng cây ăn quả. Sau vài năm, xung quanh nhà Bình toàn vườn cây phát triển tốt. Trong khi chờ thu hoạch, Bình xoay hướng chăn nuôi gà. Vừa nuôi lấy thịt, vừa úm con, chẳng bao lâu, mô hình trồng trọt - chăn nuôi của Bình trở thành nguồn cung ứng chủ yếu cho người dân trong vùng.

Hay như Arất Bước đã trở thành tấm gương tiêu biểu trong phát triển kinh tế tại làng. Hơn 5 năm trước, Bước cùng vợ là Bloong Thị Vàng là một trong số 20 hộ dân đầu tiên xung phong lên lập làng. Lên đây định cư, được hỗ trợ tiền để làm nhà, có vốn làm ăn, lại được hướng dẫn cách trồng trọt chăn nuôi, đến nay vợ chồng Bước đã có thu nhập ổn định. Mô hình chăn nuôi lợn của gia đình Bước là một điển hình của làng thanh niên. "Làng mới có mặt bằng rộng rãi, thuận lợi cho việc phát triển chăn nuôi, trồng trọt. Vị trí của làng cũng gần trung tâm huyện nên người dân dễ dàng đưa những sản phẩm nông sản ra chợ tiêu thụ, việc học hành của con trẻ nhờ đó cũng được thuận lợi hơn trước đây!", anh Bước tâm sự.

Nhiều hộ gia đình của làng đã có nguồn thu nhập ổn định, với mức bình quân 40 – 50 triệu đồng/người/năm. Đây là mức thu nhập khá, nhiều người ngày đầu lên làng không dám nghĩ tới. Điều đáng mừng là thanh niên trong làng không chỉ cần cù, siêng năng làm ăn phát triển kinh tế, mà còn hết sức giúp đỡ, hỗ trợ và học tập lẫn nhau trong cuộc sống.

Nhiều thiết chế văn hóa cũng được đầu tư xây dựng như khu vui chơi trẻ em, sân bóng đá mini...
Nhiều thiết chế văn hóa cũng được đầu tư xây dựng như khu vui chơi trẻ em, sân bóng đá mini...

Ở giữa làng, sân bóng đá mini được xây dựng cách đây ít năm, tạo không gian vui chơi, sinh hoạt cho cộng đồng. Làng đã xây dựng cổng chào, khu vui chơi cho thanh thiếu nhi, tuyến đường nội bộ thắp sáng năng lượng mặt trời… hiện nay màu xanh của cây cối, hoa màu đã phủ khắp các khu vườn trong làng. Sự đổi thay đang hiện hữu từng ngày dưới bàn tay lao động hăng say của những đôi vợ chồng trẻ. Các hộ dân trong làng cũng nhân rộng mô hình nuôi gà thả đồi, hướng tới thành lập tổ hợp tác để đăng ký tham gia chương trình "Mỗi xã một sản phẩm OCOP”. Cùng với việc phát triển sản xuất, Làng thanh niên lập nghiệp Thạnh Mỹ cũng từng bước xây dựng nếp sống văn hóa mới, các thành viên trong làng cam kết gương mẫu chấp hành pháp luật, không mắc các tệ nạn xã hội, không lạm dụng rượu bia.

Làng thanh niên lập nghiệp Thạnh Mỹ đã trở thành điểm sáng về phát triển kinh tế, và cuối năm 2021, chính làng cũng đã được chọn là nơi để tổ chức chia sẻ, trao đổi kinh nghiệm nhằm thúc đẩy phát triển mô hình tổ hợp tác (THT), hợp tác xã (HTX) trong thanh niên và là một trong 18 mô hình THT, HTX tiêu biểu trong thanh niên ở 9 địa phương trong tỉnh. Và Tỉnh đoàn Quảng Nam cũng đề xuất UBND tỉnh cho phép xây dựng đề án phát triển Làng thanh niên lập nghiệp Thạnh Mỹ trở thành mô hình kiểu mẫu, phát triển bền vững, hiệu quả.

Bên cạnh việc phát triển kinh tế, các hộ gia đình nơi đây vẫn bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc
Bên cạnh việc phát triển kinh tế, các hộ gia đình nơi đây vẫn bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc

Để làng thanh niên Thạnh Mỹ phát triển bền vững, Tổng đội Thanh niên xung phong tỉnh Quảng Nam cũng đã tiến hành hỗ trợ cho các hộ thanh niên nhiều các hạng mục khác để việc phát triển kinh tế của các hộ dân được đảm bảo bền vững, luôn đồng hành với các hộ trong làng  để thúc đẩy phát triển kinh tế, xây dựng làng trở thành một khu dân cư nông thôn kiểu mẫu ở khu vực miền núi của tỉnh.

Ông A Lăng Tân, Chủ tịch UBND thị trấn Thạnh Mỹ (Nam Giang, Quảng Nam) cho biết: “Nhiều công dân ở làng thanh niên lập nghiệp Thạnh Mỹ, tỉnh Quảng Nam tràn ngập niềm vui bởi những thành quả lao động mà họ dày công vun xới đang chuẩn bị đến kỳ thu hoạch. Đó là những mô hình kinh tế bền vững, mang lại thu nhập cao, là những cơ hội để biến vùng đất khó thành miền đất hứa, xây dựng làng thanh niên lập nghiệp theo hướng bền vững.”

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Đổi thay ở vùng đất khó khăn Đại Dực

Đổi thay ở vùng đất khó khăn Đại Dực

Giữa trập trùng núi rừng huyện Tiên Yên (Quảng Ninh), đồng bào Sán Chỉ xã vùng cao Đại Dực đang viết nên câu chuyện mới cho vùng đất nghèo khó, với nhiều thay đổi ấn tượng từ nhận thức đến hành động. Đặc biệt là việc gìn giữ được bản sắc văn hóa truyền thống gắn với phát triển du lịch cộng đồng, góp phần cho sự phát triển bền vững tại vùng cao nơi đây.
Tin nổi bật trang chủ
Thủ tướng: Quyết tâm giải ngân 100% vốn đầu tư công năm 2025

Thủ tướng: Quyết tâm giải ngân 100% vốn đầu tư công năm 2025

Chủ trì Hội nghị thúc đẩy động lực tăng trưởng đầu tư công năm 2025, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu quyết tâm giải ngân 100% vốn đầu tư công trong năm 2025 (mục tiêu trước đây là 95%), đồng thời coi kết quả giải ngân đầu tư công là căn cứ quan trọng để đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ, đánh giá cán bộ, nếu không hoàn thành thì phải kiểm điểm, xử lý.
Thủ tướng: Quyết tâm giải ngân 100% vốn đầu tư công năm 2025

Thủ tướng: Quyết tâm giải ngân 100% vốn đầu tư công năm 2025

Thời sự - PV - 34 phút trước
Chủ trì Hội nghị thúc đẩy động lực tăng trưởng đầu tư công năm 2025, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu quyết tâm giải ngân 100% vốn đầu tư công trong năm 2025 (mục tiêu trước đây là 95%), đồng thời coi kết quả giải ngân đầu tư công là căn cứ quan trọng để đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ, đánh giá cán bộ, nếu không hoàn thành thì phải kiểm điểm, xử lý.
Chính phủ Ấn Độ đồng ý gia hạn thời gian trưng bày Xá lợi Đức Phật tại Việt Nam từ ngày 22/5 - 02/6/2025

Chính phủ Ấn Độ đồng ý gia hạn thời gian trưng bày Xá lợi Đức Phật tại Việt Nam từ ngày 22/5 - 02/6/2025

Thời sự - Hương Trà - 1 giờ trước
Để đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng được chiêm bái Xá lợi Đức Phật - Bảo vật quốc gia Ấn Độ tại Việt Nam, Bộ Dân tộc và Tôn giáo đã tham mưu cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam có thư gửi Thủ tướng Chính phủ Ấn Độ, đề nghị gia hạn thời gian trưng bày Xá lợi Đức Phật tại Việt Nam từ ngày 22/5 - 02/6/2025.
Trao giải sáng tác về “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh

Trao giải sáng tác về “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh"

Tin tức - Minh Nhật - 1 giờ trước
Tối 19/5, tại Nhà hát Hồ Gươm, Hà Nội, Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức Lễ Trao giải thưởng sáng tác, quảng bá tác phẩm, văn học, nghệ thuật, báo chí về chủ đề “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” đợt II, giai đoạn 2021-2025.
Kon Tum: Giao gần 5,9ha đất cho huyện Đăk Glei phục vụ chỗ ở ổn định cho người dân di cư tự phát

Kon Tum: Giao gần 5,9ha đất cho huyện Đăk Glei phục vụ chỗ ở ổn định cho người dân di cư tự phát

Chính sách Dân tộc - Ngọc Chí - 2 giờ trước
UBND tỉnh Kon Tum vừa có Quyết định giao gần 5,9ha đất cho Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Đăk Glei, để thực hiện dự án bố trí ổn định dân di cư tự phát tại các xã biên giới Đăk Long, Đăk Nhoong, Đăk Plô, huyện Đăk Glei.
Hà Giang: Phát hiện số lượng lớn thực phẩm không rõ nguồn gốc

Hà Giang: Phát hiện số lượng lớn thực phẩm không rõ nguồn gốc

Pháp luật - Vũ Mừng - 2 giờ trước
Ngày 19/5, lực lượng chức năng tỉnh Hà Giang đã phát hiện số lượng lớn thực phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ, tiềm ẩn nguy cơ ảnh hưởng tới sức khỏe cộng đồng.
Đánh thức tiềm năng du lịch từ sản vật quê Bác

Đánh thức tiềm năng du lịch từ sản vật quê Bác

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 17/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Đặc sắc Lễ hội Điện Trường Bà. Chùa Tây Thiên Tam Đảo. Đánh thức tiềm năng du lịch từ sản vật quê Bác. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Huyện Bảo Yên triển khai hiệu quả các giải pháp giảm nghèo bền vững

Huyện Bảo Yên triển khai hiệu quả các giải pháp giảm nghèo bền vững

Xã hội - Trọng Bảo - 4 giờ trước
Là địa phương có nhiều lợi thế về phát triển nông lâm nghiệp, theo đó trong những năm qua, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai đã đưa nhiều giống cây con mới có giá trị kinh tế vào nuôi trồng và từng bước hướng tới nền sản xuất nông nghiệp hàng hóa, nâng cao thu nhập cho người dân.
Thủ tướng chủ trì Hội nghị thúc đẩy động lực tăng trưởng đầu tư công

Thủ tướng chủ trì Hội nghị thúc đẩy động lực tăng trưởng đầu tư công

Thời sự - PV - 5 giờ trước
Sáng 20/5, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị thúc đẩy động lực tăng trưởng đầu tư công năm 2025; với mục tiêu giải ngân 100% vốn đầu tư công trong năm 2025 (mục tiêu trước đây là 95%).
Ninh Thuận khai thác giá trị văn hoá Chăm để phát triển du lịch

Ninh Thuận khai thác giá trị văn hoá Chăm để phát triển du lịch

Sắc màu 54 - Thái Sơn Ngọc - 5 giờ trước
Tỉnh Ninh Thuận có nhiều di sản văn hóa Chăm đặc sắc thu hút đông đảo du khách đến tham quan, chiêm ngưỡng nét đẹp các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể. Với mục tiêu xây dựng vùng đất nắng gió trở thành điểm đến du lịch văn hóa hấp dẫn, địa phương đã quan tâm quảng bá di tích lịch sử, kiến trúc đền tháp, các lễ hội gắn với làng nghề truyền thống và các Bảo vật quốc gia của đồng bào Chăm. Đặc biệt chương trình dân ca dân vũ độc đáo trở thành điểm nhấn quan trọng thu hút du khách đến với Ninh Thuận.
Thủ tướng: Quy định rõ trách nhiệm trong quản lý an toàn thực phẩm

Thủ tướng: Quy định rõ trách nhiệm trong quản lý an toàn thực phẩm

Thời sự - PV - 8 giờ trước
Chiều 19/5, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp của Thường trực Chính phủ về một số nội dung quan trọng, trong đó có các nội dung chuẩn bị cho phiên họp Chính phủ chuyên đề xây dựng pháp luật tháng 5/2025, gồm: Đề nghị xây dựng Luật Giám định tư pháp (sửa đổi); đề nghị xây dựng Luật An toàn thực phẩm (sửa đổi).
Bảo tồn múa phồn thực trong Lễ hội Rija Nưgar

Bảo tồn múa phồn thực trong Lễ hội Rija Nưgar

Sắc màu 54 - Thái Sơn Ngọc - 20:25, 19/05/2025
Chiều ngày 10/5/2025, tại làng Chăm Bỉnh Nghĩa thuộc xã Bắc Sơn, huyện Thuận Bắc, tỉnh Ninh Thuận, Ban Phong tục thôn tổ chức Lễ hội Rija Nưgar đón mừng năm mới theo Chăm lịch. Nét độc đáo của Bỉnh Nghĩa là trong nghi lễ Rija Nưgar có hai tiểu lễ ở các làng khác không có, đó là hát đối đáp nam nữ (Adaoh pasa) và múa phồn thực (Tamia klai kluk) do các vị chức sắc và người dân tham gia thực hiện. Nghi lễ múa phồn thực thể hiện tư duy cặp đôi, âm dương hòa hợp, khát vọng về sự sinh sôi nảy nở của vạn vật.