Là tỉnh miền núi còn nhiều khó khăn, tuy nhiên thời gian qua, cấp ủy, chính quyền các cấp của tỉnh Lào Cai, đã quan tâm đến việc huy động, linh hoạt các nguồn lực đầu tư, hỗ trợ để giải quyết những vấn đề khó khăn bức thiết của đồng bào DTTS, trong đó có việc xóa nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn ở vùng sâu, vùng xa. Tuy nhiên, việc huy động nguồn lực đầu tư, hỗ trợ từ các chương trình MTQG là rất quan trọng, để giải quyết toàn diện khó khăn, hạn chế, góp phần giúp các hộ nghèo ổn định cuộc sống, tập trung phát triển kinh tế vươn lên thoát nghèo.
Triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2025, các địa phương đang tích cực phát huy tốt nhất nguồn lực từ Chương trình để khôi phục, bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống gắn với phát triển du lịch cộng đồng. Đây được kỳ vọng là lực đẩy để giúp các địa phương khai thác hiệu quả tiềm năng và thế mạnh phát triển kinh tế, nâng cao đời sống cho đồng bào các DTTS.
Nhiều năm qua, trên các bản làng đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng cao Quảng Nam vẫn còn các cô gái làm mẹ khi mới ở độ tuổi 14-15. Những năm gần đây, các cấp, các ngành của tỉnh Quảng Nam đã quyết liệt vào cuộc, đa dạng hóa các hình thức vận động, tuyên truyền để ngăn chặn, giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống (TH&HNCHT)
Về Quảng Nam, du khách sẽ được thưởng thức “đặc sản” văn hoá – điệu múa da dá của người Cơ Tu, được bà con gìn giữ trao truyền từ đời này sang đời khác. Vũ điệu da dá được xem như là cầu nối giữa quá khứ và hiện tại, gửi gắm khát vọng sống ngàn đời của những người con nơi đại ngàn Trường Sơn hùng vĩ.
Chấp nhận nhiều thiệt thòi trong cuộc sống cá nhân, gia đình để mang "cái chữ" đến với học trò vùng biên ải. Để hoàn thành nhiệm vụ, vận động học sinh đến trường học chữ, các thầy giáo, cô giáo của Trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở (PTDTBT THCS) xã biên giới Tam Hợp (huyện Tương Dương, Nghệ An) phải làm nhiều việc khác, ngoài dạy chữ.
Ban Chỉ đạo về xây dựng và phát triển vùng Tây tỉnh Quảng Nam cho biết, trong năm 2022, tỉnh đã bố trí 269,834 tỷ đồng để thực hiện các cơ chế chính sách, nghị quyết của HĐND tỉnh về phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) vùng miền núi.
Sử dụng tiêu chí thu nhập để đo lường nghèo trên thực tế là không đầy đủ. Năm 2022 là năm đầu tiên Việt Nam áp dụng đầy đủ, toàn diện chuẩn nghèo đa chiều để tránh tình trạng bỏ sót đối tượng nghèo, dẫn đến sự thiếu công bằng, hiệu quả và bền vững trong thực thi các chính sách giảm nghèo.
Chiều 14/11, Đồn Biên phòng Môn Sơn, BĐBP tỉnh Nghệ An phối hợp UBND xã Môn Sơn và nhà trường ra mắt mô hình "Đồng hành cùng ký túc xá vùng biên" tại Trường Trung học cơ sở (THCS) Môn Sơn (xã Môn Sơn, huyện Con Cuông). Đại tá Lê Như Cương, Bí thư Đảng uỷ, Chính uỷ BĐBP Nghệ An dự, phát biểu tại lễ ra mắt mô hình.
Giai đoạn 2016 – 2020, với việc áp dụng chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều, lĩnh vực công tác dân tộc, thực hiện chính sách dân tộc đã có bước đột phá quan trọng. Thực trạng vùng “lõi nghèo” từ góc độ tiếp cận nghèo đa chiều là tiền đề để xây dựng Đề án Tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, vùng có điều kiện đặc biệt khó khăn.
Được cộng đồng người Dao thôn Đại Thành, xã Ea M’droah, huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk tín nhiệm suy tôn làm Người có uy tín, nhiều năm qua chị Bàn Mùi Khe (SN 1987) đã cống hiến hết mình, đi đầu trong việc chuyển đổi cây trồng, phát triển kinh tế và làm thay đổi suy nghĩ, cách sản xuất của đồng bào Dao nơi đây.
Bao năm qua, ông Y Duan Bkrông - Người có uy tín của buôn Nui, xã Tâm Thắng, huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông vẫn nhiệt huyết với công tác xã hội, tận tâm với cộng đồng và luôn được người dân tin tưởng. Đối với người dân buôn Nui, ông Y Duan chính là hạt nhân đoàn kết, là tấm gương sáng của buôn.
Ở vùng nông thôn miền núi, chuẩn nghèo về thu nhập từ mức dưới 55 nghìn đồng/người/tháng (năm 1997) được nâng lên thành 1,5 triệu đồng/người/tháng trong giai đoạn 2021 – 2025. Với mức tăng gần 30 lần sau 35 năm (1997 – 2022), tiêu chí về thu nhập là công cụ đo lường chính xác cho hiệu quả của các chương trình, dự án đầu tư, hỗ trợ giảm nghèo của Đảng, Nhà nước ta.
Kết nghĩa các cụm dân cư hai bên biên giới mang lại giá trị vô cùng to lớn. Đó là giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội vùng phên dậu; thắt chặt thêm tình cảm mật thiết giữa cư dân hai bên biên giới, rộng hơn là cả quốc gia. Chủ trương này cần có cơ chế chính sach để thêm nguồn lực nhằm nhân rộng mô hình kết nghĩa.
Ngành Giáo dục - Đào tạo đang hướng đến Kỷ niệm 40 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982-20/11/2022). Ở vùng Nam Tây Nguyên, tin vui đến với cô giáo Ka Kầm (dân tộc Mạ) - một trong 2 nhà giáo của tỉnh Lâm Đồng có tên trong danh sách của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) vinh danh Nhà giáo tiêu biểu toàn quốc năm 2022.
Đi đến đầu thôn Làng Nhà, xã Kim Quan, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang tìm căn nhà treo tấm biển trước cổng “ông Diên rèn dao, sửa dao, cuốc các loại” là đã tới được lò rèn đặc biệt tồn tại từ lâu đời của gia đình ông Lý Ngọc Diên. 70 năm theo đuổi nghề rèn, nhờ đó những bí quyết riêng có trong nghề rèn nông cụ của người Dao được truyền lại đến ngày nay.
Ông Chu Văn Cường, dân tộc Tày, thôn Phú Ninh, xã Bình Khê, thị xã Đông Triều (Quảng Ninh) luôn được bà con tin tưởng, kính trọng. Là Người có uy tín, nhiều năm qua, ông Cường đã phát huy vai trò tiên phong, gương mẫu trong thực hiện các phong trào thi đua, đặc biệt phong trào xây dựng nông thôn mới tại địa phương.
Những năm qua, nhờ triển khai thực hiện tốt các chương trình, chính sách dân tộc, trong đó có chính sách cho Người có uy tín trong đồng bào vùng DTTS, theo đó lực lượng Người có uy tín trên địa bàn tỉnh Trà Vinh đã phát huy tốt vai trò, trách nhiệm của mình trong công tác vận động, tuyên truyền, nêu gương để đồng bào học tập, làm theo.
Dọc đường biên giới trên đất liền giữa nước ta với Trung Quốc, Lào, Campuchia, đời sống của Nhân dân ở những cụm dân cư hai bên biên giới ngày càng được nâng lên. Tình cảm gắn bó bền chặt bao đời nay càng được tô thắm hơn khi Nhân dân hai bên biên giới giúp đỡ nhau phát triển kinh tế - xã hội và giao lưu, giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống.
Di sản văn hóa phi vật thể được sinh ra trong đời sống cộng đồng và được gìn giữ, phát huy tốt nhất trong cộng đồng. Trong bối cảnh xã hội hiện đại, người trẻ dần quên đi những giá trị văn hóa truyền thống, thì vai trò của các nghệ nhân lại càng quan trọng. Hiện nay, các nghệ nhân không chỉ được Đảng, Nhà nước tôn vinh mà còn được hưởng những chính sách đãi ngộ thiết thực, kịp thời để những “báu vật sống” chuyên tâm cống hiến cho công tác bảo tồn, truyền giữ văn hóa dân tộc.
Bằng uy tín, trách nhiệm của mình, những Người có uy tín, già làng, trưởng bản - Những "thủ lĩnh" ở miền Tây xứ Nghệ đã tuyên truyền vận động Nhân dân tham gia phát hiện, tố giác loại tội phạm, giữ gìn an ninh trật tự bản làng.