"Bao năm qua, anh Tằng Dảu Quay là tấm gương sáng, luôn đồng hành, tích cực giúp đỡ bà con trong thôn bản về phát triển kinh tế, anh đã có nhiều đóng góp cho sự phát triển của quê hương", ông Dường Chố, Bí thư Chi bộ, Trưởng thôn 1, xã Đường Hoa, huyện Hải Hà, Quảng Ninh nhận xét về anh Tằng Dảu Quay (sinh năm 1990), dân tộc Dao hiện là Trưởng thôn 1, Người có uy tín của thôn.
Sau 5 năm triển khai mô hình phụ trách, kết nghĩa giữa các cơ quan, đơn vị của thị xã Ayun Pa (tỉnh Gia Lai) với 24 buôn đồng bào DTTS trên địa bàn thị xã, đã tạo ra những chuyển biến tích cực về mọi mặt. Đời sống vật chất, tinh thần của người dân ở các buôn ngày càng được cải thiện, nâng cao. Đồng bào chấp hành tốt các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, tích cực hưởng ứng các phong trào thi đua yêu nước, nhất là chương trình xây dựng nông thôn mới.
Để thực hiện mục tiêu giảm nghèo, Việt Nam đã 08 lần ban hành chuẩn nghèo quốc gia. Bắt đầu từ năm 2016, Việt Nam là quốc gia tiên phong trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương áp dụng chuẩn nghèo đa chiều làm công cụ xác định mục tiêu, theo dõi thực trạng nghèo và xây dựng chính sách. Với việc chuyển từ chuẩn nghèo đơn chiều sang chuẩn nghèo đa chiều dựa vào các quyền cơ bản của con người được quy định trong Hiến pháp, công tác giảm nghèo ở vùng đồng bào DTTS và miền núi được triển khai bao trùm, với một hệ thống chính sách đồng bộ, trên mọi lĩnh vực. Kết quả giảm nghèo đa chiều ở địa bàn này là thước đo sự thành công chính sách dân tộc của Đảng, Nhà nước ta, được cộng đồng quốc tế ghi nhận.
Ngày 12/11/2022, Sở Y tế tỉnh Lào Cai phối hợp với huyện Bắc Hà tổ chức chương trình “Tình nguyện mùa đông, hỗ trợ xã Bản Cái xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững năm 2022”.
UBND tỉnh Điện Biên vừa phê duyệt khoản viện trợ do Tổ chức Tầm nhìn Thế giới tại Việt Nam tài trợ để thực hiện Chương trình vùng tại 5 huyện: Tủa Chùa, Tuần Giáo, Mường Ảng, Mường Chà, Điện Biên Đông.
Trước những khó khăn còn tồn tại ở các xã miền núi sau khi ra khỏi xã đặc biệt khó khăn (ĐBKK) theo Quyết định 861 của Chính phủ, các cơ quan chức năng tỉnh Thanh Hóa đang nỗ lực tìm các giải pháp để khắc phục.
Ngày 11/11, Ban Chỉ đạo thực hiện các chương trình Mục tiêu quốc gia (MTQG) trên địa bàn tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2021 - 2025 (gọi tắt là BCĐ) tổ chức hội nghị đánh giá kết quả, tình hình triển khai các chương trình MTQG.
Dọc dải biên cương, cư dân hai bên biên giới có mối quan hệ khăng khít; một bộ phận dân cư có quan hệ thân tộc, dòng họ lâu đời. Tình nghĩa đó được vun đắp thêm từ việc Nhân dân hiểu rõ và thực hiện hiệu qủa chủ trương tăng cường giao lưu, kết nghĩa, giúp đỡ lẫn nhau của Đảng, Nhà nước ta.
Nhằm tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho người dân về chính sách BHXH, BHYT, trong 2 ngày (8/11 và 10/11/2022), Vụ Công tác dân tộc Địa phương, Uỷ ban Dân tộc phối hợp với Trung tâm truyền thông, Bảo hiểm xã hội Việt Nam tổ chức Hội nghị tuyên truyền, phổ biến, tư vấn, đối thoại về chính sách pháp luật bảo hiểm xã hội tự nguyện, Bảo hiểm y tế hộ gia đình trong vùng đồng bào DTTS năm 2022 tại 2 huyện Mường La và Thuận Châu, tỉnh Sơn La
Đầu đông, khi những đoá dã quỳ trải vàng rực triền đồi này sang triền núi khác trong cái rét ngọt của vùng cao, chúng tôi theo con đường ngược lên đỉnh núi, vắt qua những khúc cua tay áo để lên xã Thu Lũm, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu. Thu Lũm hôm nay, không còn là một vùng quê với ký ức là ngôi trường tạm và những ngôi nhà dân xiêu vẹo mà dần hiện ra với những ngôi nhà lợp tôn đỏ; những tuyến đường bê tông trải dài qua các thôn xóm... Một Thu Lũm đổi thay, căng tràn sức sống nhờ biết tận dụng nguồn lực từ các chính sách dân tộc và phát huy nội lực vượt khó vươn lên...
Mô hình giáo dục của các trường phổ thông dân tộc nội trú (PTDTNT) đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển nguồn nhân lực có chất lượng ở vùng dân tộc thiểu số, miền núi, vùng có điều kiện kinh tế, xã hội đặc biệt khó khăn, biên giới và hải đảo. Tuy nhiên hiện nay, một số văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến chính sách phát triển hệ thống trường PTDTNT đã thay đổi theo Luật Giáo dục 2019. Do đó, các văn bản, chính sách cần được điều chỉnh, hoàn thiện cho phù hợp.
Bên dòng sông Krông Ana hiền hòa, người Ê Đê Bih (một nhánh của dân tộc Ê Đê) ở Buôn Trấp, thị trấn Buôn Trấp, huyện Krông Ana sở hữu những đặc trưng văn hóa không nơi nào trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk có được. Bởi chỉ có người Ê Đê Bih ở đây cho phép, khuyến khích phụ nữ đánh cồng chiêng. Cho đến nay, bao nhiêu thế hệ phụ nữ Ê Đê Bih vẫn miệt mài gìn giữ chiêng Jho như báu vật. Có thể nói, từ nhiều năm qua, Buôn Trấp đã thực hiện tốt công tác tuyên truyền, vận động Nhân dân bảo tồn văn hoá, đây chính là một trong những nhiệm vụ quan trọng để thực hiện hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025 hiện đang được triển khai trên địa bàn cả nước.
Phụ nữ vùng DTTS vốn gặp những rào cản khác nhau trong việc tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ bà mẹ và trẻ em thì thời gian qua càng khó khăn hơn khi mạng lưới cô đỡ thôn bản không còn khoản trợ cấp hàng tháng. Tuy nhiên, Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030 với Dự án 7 đã mang đến cơ hội mới cho lực lượng y tế, cô đỡ thôn bản ở vùng cao.
Những năm qua, tỉnh Kon Tum luôn quan tâm đến sự nghiệp phát triển giáo dục và đào tạo nói chung, giáo dục và đào tạo vùng DTTS trên địa bàn tỉnh nói riêng. Nhiều chính sách đối với học sinh DTTS luôn được ưu tiên triển khai trên địa bàn tỉnh, thông qua đó, con em đồng bào DTTS được học tập xuyên suốt qua các bậc học và theo học tại các trường đại học, cao đẳng và trung cấp nghề, góp phần bổ sung nguồn nhân lực cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Thực hiện Đề án “Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào DTTS giai đoạn 2015 - 2025”, trong những năm qua, Ban Dân tộc tỉnh Quảng Trị đã phối hợp với các sở, ban, ngành, địa phương trên địa bàn triển khai quyết liệt và đã đạt được nhiều kết quả. Phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển có cuộc phỏng vấn bà Hồ Thị Lệ Hà - Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Quảng Trị xung quanh vấn đề này
Cả nước có 435 xã, phường, thị trấn thuộc 103 huyện, thị xã của 25 tỉnh có đường biên giới trên đất liền với Trung Quốc – Lào – Campuchia. Thực hiện chủ trương của Đảng, nhà nước xây dựng biên giới hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển, những năm qua, bên cạnh triển khai các chính sách đầu tư, hỗ trợ phát triển địa bàn biên giới thì các cấp ngành, địa phương đã quan tâm vun đắp tình hữu nghị giữa chính quyền và Nhân dân hai bên biên giới.
Để thực hiện thành công tác mục tiêu phát triển kinh tế -xã hội vùng nông thôn, vùng DTTS, miền núi, vùng đặc biệt khó khăn, bên cạnh nguồn lực đầu tư của Nhà nước, huyện Bảo Thắng (tỉnh Lào Cai) đã thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở, từ đó, tạo sự đồng thuận cao của Nhân dân. Đây là chìa khóa để tháo gỡ mọi phát sinh ở cơ sở, bảo đảm sự thành công trong các chương trình chính sách. Đặc biệt, trong thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn mới.
Những năm qua, nhờ triển khai thực hiện các chương trình, chính sách dân tộc, các chương trình mục tiêu quốc gia, cùng với sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị và Nhân dân, Thanh Hóa có 79 xã vùng đồng bào DTTS và miền núi được đưa ra khỏi xã ĐBKK trở thành xã NTM. Để các xã phát triển bền vững, nguồn "trợ lực" từ các chương trình mục tiêu quốc gia, nhất là Chương trình mục quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-20230 giữ vai trò đặc biệt quan trọng.
Nhiều năm nay, nhằm động viên khuyến khích đội ngũ Người uy tín phát huy vai trò là "cầu nối", là "điểm tựa" của đồng bào DTTS ở các bản làng, tỉnh Quảng Trị đặc biệt quan tâm triển khai kịp thời các chính sách chăm lo đối với đội ngũ Người có uy tín. Phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc trao đổi với bà Hồ Thị Lệ Hà, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Quảng Trị về vấn đề này.
Ngày 10/11, Ban Dân tộc tỉnh Kiên Giang tổ chức Hội nghị sơ kết 2 năm thực hiện Đề án “Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng DTTS” giai đoạn 2021 - 2022 trên địa bàn tỉnh Kiên Giang.