Ông Chu Văn Cường, dân tộc Tày, thôn Phú Ninh, xã Bình Khê, thị xã Đông Triều (Quảng Ninh) luôn được bà con tin tưởng, kính trọng. Là Người có uy tín, nhiều năm qua, ông Cường đã phát huy vai trò tiên phong, gương mẫu trong thực hiện các phong trào thi đua, đặc biệt phong trào xây dựng nông thôn mới tại địa phương.
Bằng uy tín, trách nhiệm của mình, những Người có uy tín, già làng, trưởng bản - Những "thủ lĩnh" ở miền Tây xứ Nghệ đã tuyên truyền vận động Nhân dân tham gia phát hiện, tố giác loại tội phạm, giữ gìn an ninh trật tự bản làng.
"Bao năm qua, anh Tằng Dảu Quay là tấm gương sáng, luôn đồng hành, tích cực giúp đỡ bà con trong thôn bản về phát triển kinh tế, anh đã có nhiều đóng góp cho sự phát triển của quê hương", ông Dường Chố, Bí thư Chi bộ, Trưởng thôn 1, xã Đường Hoa, huyện Hải Hà, Quảng Ninh nhận xét về anh Tằng Dảu Quay (sinh năm 1990), dân tộc Dao hiện là Trưởng thôn 1, Người có uy tín của thôn.
Trên hành trình đổi mới, xây dựng quê hương Tân Đồng (Trấn Yên, Yên Bái) với bước chuyển mình mạnh mẽ như ngày nay, đồng bào nơi đây không ai không nhắc đến ông Đặng Hồng Quân – Người có uy tín của bản Khe Đát.
“Mình là phụ nữ, nhưng đã được người dân trong thôn tin tưởng bầu là Người có uy tín nên mình luôn dặn lòng, cố gắng phát huy vai trò để làm tốt mọi việc của cộng đồng”. Đó là lời chia sẻ, cũng là lời hứa đầy trách nhiệm của bà Hồ Thị Hoa, dân tộc Bru-Vân Kiều, Người có uy tín thôn Xóm Mới, xã Vĩnh Ô, huyện Vĩnh Linh tỉnh Quảng Trị.
Chiều 7/11, tại trụ sở Ủy ban Dân tộc (UBDT), Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Nông Quốc Tuấn đã thân mật tiếp Đoàn đại biểu Người có uy tín tiêu biểu trong đồng bào DTTS tỉnh Lào Cai. Đoàn gồm 19 đại biểu, đại diện cho 1.121 Người có uy tín của tỉnh, do bà Giàng Thị Dung - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai làm Trưởng đoàn.
Mặc dù tuổi đời còn khá trẻ, nhưng anh Lỷ Văn Thắng, sinh năm 1988, dân tộc Dao, đã được bà con thôn Tán Trúc Tùng, xã Quảng An, huyện Đầm Hà tín nhiệm bầu là Người uy tín. Đáp lại sự tin tưởng của bà con, bao năm qua, anh Thắng đã luôn thể hiện sức trẻ xung kích, tiên phong và phát huy vai trò của mình trong việc thực hiện các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và các phong trào do chính quyền phát động, đóng góp quan trọng vào sự phát triển của địa phương.
Bằng tình yêu và trách nhiệm của bản thân, văn hóa dân tộc như nhạc cụ, trang phục, bài hát, chữ viết và phong tục tập quán của đồng bào đã được những Người có uy tín gìn giữ, bảo tồn, phát huy. Ngày qua ngày, họ như những ”sứ giả” lan tỏa tình yêu văn hóa dân tộc đến mỗi người dân.
Đã nhiều năm qua, từ uy tín và tinh thần trách nhiệm của mình, ông Chíu Sồi Thoòng - già làng, Người có uy tín ở thôn Tầu Tiên, xã Đồn Đạc, huyện ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh luôn được bà con tin tưởng, coi trọng. Đặc biệt, ông là người tiên phong thực hiện và vận động Nhân dân trong thôn tham gia trồng rừng gỗ lớn , góp phần vào sự phát triển kinh tế của địa phương.
Với những đóng góp tích cực của Người có uy tín trên các lĩnh vực đời sống kinh tế-xã hội ở cơ sở, đặc biệt là trong cộng đồng vùng đồng bào DTTS và miền núi, từ năm 2011, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định về việc ban hành chính sách đối với Người có uy tín nhằm kịp thời động viên, khuyến khích và tạo điều kiện cho Người có uy tín phát huy vai trò quan trọng của mình. Tuy nhiên, sau hơn 10 năm thực hiện và qua 2 lần sửa đổi, chính sách dành cho Người có uy tín cũng đã bộc lộ một số hạn chế cần sửa đổi, bổ sung để phù hợp với tình hình thực tế trong giai đoạn mới.
Tỉnh Gia Lai hiện có 44 dân tộc cùng sinh sống, tỷ lệ đồng bào DTTS chiếm hơn 46% dân số. Những năm qua, từ việc triển khai hiệu quả công tác dân tộc, các chính sách dân tộc, đời sống kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS ở Gia Lai đã thay đổi tích cực, tỷ lệ hộ nghèo DTTS giảm nhanh và bền vững. Kết quả này, có sự đóng góp không nhỏ của đội ngũ Người có uy tín
Trong xu hướng phát triển và hội nhập,, bản sắc văn hoá truyền thống dân tộc có nguy cơ mai một, với vai trò trách nhiệm của mình, đội ngũ Người có uy tín đã góp phần quan trọng vào công tác bảo tồn, gìn giữ, trao truyền các giá trị văn hóa của dân tộc mình nhất là cho thế hệ trẻ.
Ngày 4/11, ông Đinh Quốc Tuấn - Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Kon Tum cho biết, trong tháng 10, Ban Dân tộc tỉnh đã phối hợp với UBND các huyện thăm hỏi và tặng quà cho 105 Người có uy tín trong đồng bào DTTS.
Người có uy tín là lực lượng quần chúng đặc biệt, giữ vai trò quan trọng trong đời sống của đồng bào các DTTS; là nhịp cầu nối giữa Đảng với dân, giữ gìn an ninh trật tự, bảo vệ đường biên mốc giới, xóa đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới, giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống… Để xứng đáng với những nhìn nhận này, Người có uy tín đã khẳng định được vai trò trách nhiệm, đặc biệt là tinh thần nêu gương...
Người có uy tín trong cộng đồng không chỉ là cầu nối giúp gắn kết ý Đảng với lòng dân, mà còn là cầu nối trong việc tập hợp, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, tham gia tuyên truyền, vận động Nhân dân đoàn kết, gắn kết cộng đồng. Tiếng nói của Người có uy tín được đồng bào tin, nghe và thực hiện vì Người có uy tín luôn là người tiên phong, làm trước để nêu gương.
Nơi vùng giáp biên, Người có uy tín đã phát huy vai trò “đầu tàu”, gương mẫu, đi đầu cũng như vận động Nhân dân chung tay xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh. Nhờ thế, dọc dài vùng biên viễn, an ninh chính trị được giữ vững, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo. Đó là cơ sở, là điều kiện quan trọng để tạo một thế trận lòng dân vững chắc.
Từ một thôn biên giới khó khăn, cách trở nhưng Phú Lâm (xã Phú Gia, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh) đã “lột xác” thành khu dân cư kiểu mẫu. Thành công ấy có sự đồng thuận, đóng góp của sức dân; sự năng động, quả quyết của người Bí thư Chi bộ Ngô Văn Sơn.
Vượt 40km từ thị trấn Trà My (huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam) đến chân đập chính của thủy điện Sông Tranh, rồi men theo hữu ngạn của sông trên những triền núi cao để về xã Trà Bui trên con đường đầy ổ gà, quanh co- một quãng đường không dễ dàng với chúng tôi. Thế nhưng, khi gặp bà Hồ Thị Don, lắng nghe tiếng hát dân ca trong trẻo của người phụ nữ 71 tuổi chúng tôi biết rằng, đây thực sự là một hành trình đáng giá khi được gặp nhân vật đặc biệt này.
Không chỉ động viên, tuyên truyền để cộng đồng người DTTS thi đua phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo. Mà chính họ - những già làng, trưởng bản, Người có uy tín đã là những tấm gương sáng về làm kinh tế giỏi, đẩy đuổi đói nghèo ra khỏi bản làng.
LTS: Trong giai đoạn 2011 - 2021, toàn tỉnh Nghệ An có 13.504 Người uy tín, gồm: Già làng, trưởng bản, bí thư chi bộ, người sản xuất giỏi của 10 dân tộc sinh sống nơi các bản làng miền Tây. Cùng với các cấp chính quyền, bằng uy tín, tiên phong, trách nhiệm, phát huy vai trò tập hợp…; họ đã sát cánh cùng đồng bào, tuyên truyền, vận động Nhân dân thực hiện tốt các chủ trương, chính sách; thi đua phát triển kinh tế, gìn giữ bản sắc văn hóa; xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc, đẩy lùi các hủ tục lạc hậu; góp phần không nhỏ làm thay đổi diện mạo vùng DTTS và miền núi.