Vào các ngày cuối tuần, từ căn nhà của Nghệ nhân Quách Thị Lon tại Bản Khanh, xã Ân Nghĩa, huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình, người dân đã quen khi được nghe những khúc hát dân ca của dân tộc Mường vang lên từ căn nhà. Được biết, bao năm nay căn nhà của nghệ nhân Quách Thị Lon chính là không gian sinh hoạt văn hóa chung của các nghệ nhân hát dân ca của đồng bào dân tộc Mường.
Lớn lên từ những câu hát dân ca, điệu khắc luống, rồi cùng đu đưa theo tiếng kẽo kẹt của chiếc võng gai… - hồn cốt của văn hóa dân tộc Thổ đã ngấm vào ông từ thuở bé thơ. Đau đáu với những nét văn hóa của dân tộc đang dần mai một, nghệ nhân Trương Thanh Hải, xã Nghĩa Xuân (Quỳ Hợp, Nghệ An) gần như đã dành trọn cuộc đời để bảo tồn và phục dựng hồn cốt của đồng bào Thổ nơi miền Tây xứ Nghệ.
Cách huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum khoảng 50km, làng Vi Rơ Ngheo của người Xơ Đăng ở xã Đăk Tăng được bao bọc bởi núi rừng nguyên sơ, ruộng bậc thang xanh ngát, sắc hồng địa lan thơ mộng… đã tạo thành điểm đến hấp dẫn du khách.
Ẩn hiện dưới những tầng mây trùng điệp giữa vùng núi Ngọc Linh hùng vĩ là những ngôi làng của người Xơ Đăng với mái nhà rông cao vút, xen kẽ đó là những ngôi nhà xây kiên cố, trẻ em ríu rít đến trường trên những con đường bê tông sạch đẹp,....cho thấy sự đổi thay trong đời sống của người Xơ Đăng ở huyện nghèo Tu Mơ Rông (Kon Tum). Điều đó khẳng định những chính sách của Đảng, Nhà nước và sự quan tâm của chính quyền địa phương đối với đồng bào DTTS đã phát huy hiệu quả.
Đảng và Nhà nước ta luôn dành sự quan tâm đặc biệt, ban hành nhiều chủ trương, chính sách, nhằm thúc đẩy sự phát triển toàn diện vùng DTTS, miền núi nói chung, khu vực Tây Nguyên nói riêng.
Trở lại “rốn lũ” khi thông tin Tân Hóa được bình chọn là làng du lịch tốt nhất thế giới đã lan truyền khắp các mặt báo trong nước và quốc tế. Lợi thế từ kiến tạo địa chất và cái “bắt tay” giữa doanh nghiệp và cộng đồng người dân địa phương đã đưa địa danh Tân Hóa lên bản đồ du lịch thế giới.
Nhằm phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc Cống (dân tộc rất ít người), năm 2012, UBND tỉnh Điện Biên đã ban hành Quyết định số 105/QÐ-UBND về việc phê duyệt Ðề án “Phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc Cống tỉnh Ðiện Biên” giai đoạn 2011 - 2020. Hơn 10 năm triển khai thực hiện Đề án với sự vào cuộc đồng bộ của các cấp, ngành và ý chí vươn lên thoát nghèo của chính người dân, đến nay các bản làng người Cống đang khoác lên mình diện mạo mới.
Ở khu vực biên giới Ia Lâu của huyện Chư Prông (Gia Lai), giáp ranh với Camphuchia, có đông đồng bào dân tộc Mường từ các tỉnh phía Bắc di cư theo diện kinh tế mới sinh sống. Đồng bào coi Tây Nguyên là quê hương thứ hai, họ cùng nhau đoàn kết, giúp nhau phát triển kinh tế, giữ gìn bản sắc văn hóa, góp phần tạo nên bức tranh đa sắc màu trên vùng đất biên giới này.
Bản Mông có tên Lao Chải ở Lai Châu từ nơi rừng thẳm đã vươn mình trở thành bản du lịch cộng đồng, thu hút hàng vạn lượt khách du lịch mỗi năm. Sự đổi thay ấy giúp đồng bào thêm gắn bó với bản sắc và vững tin phát triển kinh tế.
“Muốn ăn ổi, nhãn, chôm chôm/Cồn Sơn vẫy gọi, thảo thơm tình người…”. Trong đầu tôi nảy ra câu thơ khi tôi đang ngồi trên chiếc đò từ bến Cô Bắc xé sóng tiến về vùng đất nổi giữa dòng sông Hậu huyền thoại. Miền Tây đang vào mùa trái ngọt…
Nằm chông chênh trong sương mờ, ngôi làng Vi Rơ Ngheo vẫn giữ được nếp sống bao đời, vẫn những mái nhà cũ và cả muôn ngàn sắc hoa lan rừng trải khắp quanh làng.