Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Các chương trình mục tiêu quốc gia- nguồn lực thúc đẩy miền biên giới Mường Lát thay đổi

Quỳnh Trâm - 13:00, 01/12/2024

Những năm qua, nhờ tranh thủ nguồn lực từ các Chương trình mục tiêu quốc gia, trong đó các chương trình lớn như Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719) và Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững, huyện biên giới Mường Lát (Thanh Hóa) đã đầu tư, hỗ trợ nhiều công trình, dự án dân sinh, qua đó đã góp phần thay đổi diện mạo địa phương, nâng cao đời sống Nhân dân.

Phát huy hiệu quả Chương trình 1719

Có dịp đến với huyện vùng biên giới Mường Lát (Thanh Hóa), tôi cảm nhận được sự đổi thay của mỗi bản, làng. Điện, đường, trường, trạm, các nhu cầu thiết yếu của người dân đã được đáp ứng đến từng thôn bản, đời sống Nhân dân thực sự đã chuyển biến đáng ngạc nhiên. Đó là nhờ triển khai có hiệu qủa các dự án thuộc Chương trình MTQG 1719 và Chương trình giảm nghèo bền vững.

Với hàng loạt dự án, tiểu dự án từ Chương trình MTQG 1719 đang góp phần cải thiện,nâng cao chất lượng sống cho Nhân dân vùng thụ hưởng như huyện biên giới Mường Lát
Với hàng loạt dự án, tiểu dự án từ Chương trình MTQG 1719 đang góp phần cải thiện, nâng cao chất lượng sống cho Nhân dân vùng thụ hưởng như huyện biên giới Mường Lát

Huyện Mường Lát hiện đang thực hiện 10 dự án thuộc Chương trình Mục tiêu quốc gia 1719, với tổng vốn Trung ương giao trong 8 tháng đầu năm 2024, là 163,625 triệu đồng, bao gồm: Vốn đầu tư: 99,211 triệu đồng (gồm 39,852 triệu đồng chuyển từ năm 2023 và 59,359 triệu đồng giao năm 2024); Vốn sự nghiệp: 64,414 triệu đồng (gồm 34,968 triệu đồng chuyển từ năm 2023 và 29,446 triệu đồng giao năm 2024).

Tính đến nay, huyện đã giải ngân được 83,448 triệu đồng, đạt tỷ lệ 51% kế hoạch vốn giao, với nhiều dự án phát huy hiệu quả rõ rệt trong việc cải thiện đời sống người dân vùng sâu, vùng xa.

Điển hình như Dự án 1, nội dung hỗ trợ nhà ở năm 2024, được phân bổ 880 triệu đồng để xây dựng 22 căn nhà đạt tiêu chuẩn “3 cứng” (nền, khung-tường, mái). Tại xã Pù Nhi, 3 hộ đã được hỗ trợ, trong đó 1 hộ đang thực hiện, 2 hộ chuẩn bị nghiệm thu móng. Xã Nhi Sơn có 4 hộ, đã hoàn thành phần móng và giải ngân 50% kinh phí (80 triệu đồng). Xã Trung Lý có 6 hộ mới triển khai; thị trấn Mường Lát hỗ trợ 9 hộ, đã giải ngân 70% kinh phí (252 triệu đồng).

Từ nguồn vốn của dự án 4, huyện đã tập trung vào đầu tư và bảo dưỡng cơ sở hạ tầng tại các xã, thôn bản đặc biệt khó khăn, với tổng vốn 21,927 triệu đồng. Một số nội dung đã triển khai như: Duy tu, bảo dưỡng công trình nước sinh hoạt tại khu Kéo Cưa, bản Táo (xã Trung Lý), và bản Ón (xã Tam Chung); Sửa chữa nhà văn hóa tại khu phố Buốn và Tén Tằn (thị trấn Mường Lát); Nâng cấp các trạm y tế xã Mường Chanh và Nhi Sơn với vốn 686 triệu đồng, đã hoàn thành và đưa vào sử dụng, đạt 100% kế hoạch giải ngân.

Từ các Chương trình MTQG đã và đang tiếp tục làm thay đổi diện mạo vùng đồng bào DTTS và miền núi Mường Lát
Nguồn lực đầu tư từ các Chương trình MTQG đã và đang tiếp tục làm thay đổi diện mạo vùng đồng bào DTTS và miền núi Mường Lát

Là địa bàn tập trung đông đồng bào DTTS gồm: Thái, Mông, Dao, Khơ Mú, giảm thiểu tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống cũng là nội dung quan trọng đối với huyện Mường Lát. Huyện đã tích cực triển khai Dự án 9 tại 6 xã, thị trấn, với tổng vốn 1,424 triệu đồng, tổ chức các hội nghị tuyên truyền thu hút khoảng 700 người tham gia. Hai xã Nhi Sơn và Trung Lý được chọn làm mô hình điểm. Kết quả bước đầu: tỷ lệ tảo hôn đã giảm qua các năm, từ 19,2% năm 2021 xuống 12% năm 2023, không còn trường hợp hôn nhân cận huyết thống.

Bà Trương Thị Huyên, Trưởng phòng Dân tộc huyện Mường Lát cho biết: Thông qua các hoạt động tuyên truyền, ý thức của người dân được cải thiện, nâng cao nhận thức về tảo hôn và HNCHT, một số hủ tục gây ảnh hưởng trực tiếp đến tình trạng tảo hôn và HNCHT dần được xóa bỏ. 

Thông qua công tác tuyên truyền, vận động của các tổ tư vấn, can thiệp và mô hình điểm, đã giúp đồng bào DTTS và người dân được cung cấp thông tin, kiến thức pháp luật về hôn nhân và gia đình, nhận thức đầy đủ hơn về hậu quả, hệ lụy của tình trạng tảo hôn và HNCHT đối với cá nhân, gia đình và xã hội, từ đó có sự thay đổi trong hành vi góp phần giảm thiểu tình trạng tảo hôn và HNCHT ở địa phương. 

Năm 2021, tổng số cặp kết hôn trên địa bàn huyện là 545 cặp, trong đó số cặp tảo hôn là 105 cặp, chiếm tỷ lệ 19,2%, HNCHT 1 cặp, chiếm tỷ lệ 0,18%. Năm 2022, tổng số cặp kết hôn là 570 cặp, trong đó số cặp tảo hôn là 86 cặp, không còn HNCHT. Năm 2023, tổng số cặp kết hôn là 412 cặp, trong đó số cặp tảo hôn là 50 cặp (tảo hôn vợ hoặc chồng 29, tảo hôn cả vợ và chồng 21), chiếm tỷ lệ 12%, không còn HNCHT.

Dấu ấn từ Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững

Trong quá trình triển khai các dự án thuộc Chương trình Mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, huyện Mường Lát đã xác định rõ nhiệm vụ, phát triển kinh tế là trọng tâm xuyên suốt. Huyện đặc biệt chú trọng chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, đồng thời tuyên truyền để người dân hiểu đúng và tận dụng hiệu quả các chính sách, dự án hỗ trợ.

Với hàng loạt dự án, tiểu dự án từ Chương trình MTQG 1719 đang góp phần cải thiện,nâng cao chất lượng sống cho Nhân dân vùng thụ hưởng như huyện biên giới Mường Lát
Với hàng loạt dự án, tiểu dự án từ Chương trình MTQG 1719 đang góp phần cải thiện,nâng cao chất lượng sống cho Nhân dân vùng thụ hưởng như huyện biên giới Mường Lát

Một trong những dự án nổi bật của Chương trình, là "Đa dạng hóa sinh kế và phát triển mô hình giảm nghèo," mang lại hiệu quả thiết thực cho nhiều hộ dân tại Mường Lát. Gia đình anh Lò Văn Tút, khu phố Tén Tằn, là một trong những hộ vừa được hỗ trợ một con bò giống. Với anh, bò giống là nguồn sinh kế lớn, giúp gia đình có cơ hội thoát nghèo.

Anh Tút chia sẻ: "Tôi rất biết ơn Đảng, Nhà nước đã hỗ trợ bò giống để phát triển kinh tế. Tôi sẽ chăm sóc bò theo kỹ thuật đã được tập huấn để từng bước cải thiện đời sống".

Một trong những giải pháp trọng tâm của huyện Mường Lát là đưa nguồn vốn vay ưu đãi đến với người dân. Năm 2024, Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện đã khảo sát nhu cầu và triển khai cho hơn 5.000 hộ nghèo, cận nghèo vay vốn với tổng dư nợ gần 90 tỷ đồng. Các khoản vay tập trung vào năm chương trình chính, như cho vay tạo việc làm, nước sạch, và sản xuất kinh doanh vùng khó khăn, giúp người dân đầu tư sản xuất, tăng thu nhập và ổn định đời sống.

Nhờ sự đồng bộ trong thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia giảm nghèo, 100% xã, thị trấn trên địa bàn huyện đã tham gia giai đoạn 2021-2025. Chương trình không chỉ tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội, mà còn nâng cao khả năng tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản, đảm bảo an sinh xã hội.

Tỷ lệ hộ nghèo tại Mường Lát giảm đáng kể, từ 55,8% năm 2021 xuống còn khoảng 39% năm 2024. Thu nhập bình quân đầu người đạt hơn 25 triệu đồng/năm, cải thiện rõ rệt đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào.

Mường Lát hiện đang có nhiều mô hình phát triển kinh tế mang lại hiệu quả từ sự hỗ trợ của Nhà nước
Mường Lát hiện đang có nhiều mô hình phát triển kinh tế mang lại hiệu quả từ hỗ trợ của Nhà nước

Phó Chủ tịch UBND huyện Mường Lát Mai Xuân Giang cho biết: Huyện Mường Lát thực hiện song hành các chương trình mục tiêu quốc gia. Các chương trình đều hướng tới mục tiêu giảm nghèo. Có rất nhiều mô hình dự án phù hợp với các điều kiện miền núi. Đầu tư cơ sở hạ tầng giúp cho kinh tế của huyện thay đổi đáng kể. 

Các Chương trình MTQG 1719 và Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững không chỉ giúp nâng cao chất lượng đời sống của Nhân dân, mà còn tạo nền tảng vững chắc để phát triển kinh tế - xã hội. Các dự án đã tăng cường cơ sở hạ tầng, củng cố quốc phòng - an ninh và xây dựng niềm tin trong Nhân dân.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Cao Bằng: Vượt chỉ tiêu giảm nghèo ấn tượng

Cao Bằng: Vượt chỉ tiêu giảm nghèo ấn tượng

Giai đoạn 2021 - 2023, toàn tỉnh Cao Bằng giảm tỷ lệ hộ nghèo là 12,32%, bình quân mỗi năm giảm ở mức 4,11%. Đến cuối năm 2023, tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn tỉnh giảm 4,23% (giảm 5.349 hộ so với năm 2022), đưa tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh từ 28,94% xuống còn 24,71%. Tỷ lệ hộ nghèo ở các huyện nghèo của tỉnh bình quân giảm 5,65%; tỷ lệ hộ nghèo DTTS giảm 4,21%.
Tin nổi bật trang chủ
Khẩn trương rà soát các luật về tổ chức bộ máy trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Quốc hội

Khẩn trương rà soát các luật về tổ chức bộ máy trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Quốc hội

Chiều 11/12, phát biểu bế mạc phiên họp thứ 40 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh: Trong tháng 2/2025 dự kiến sẽ diễn ra kỳ họp thứ 9 để sửa đổi các luật liên quan, phục vụ triển khai việc sắp xếp tổ chức, tinh gọn bộ máy, đề nghị các cơ quan của Quốc hội phối hợp các cơ quan của Chính phủ khẩn trương chuẩn bị tài liệu bảo đảm tiến độ trình theo chương trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã đề ra.
Nghệ An: “Đưa pháp luật” về bản làng

Nghệ An: “Đưa pháp luật” về bản làng

Pháp luật - An Yên - 1 giờ trước
Đó là một trong những nội dung mà Ban Dân tộc tỉnh Nghệ An thực hiện những năm qua, từ việc triển khai Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719). Kết quả rõ nhất từ việc đưa pháp luật về bản làng, là nhận thức, suy nghĩ của người dân về các chủ trương, chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước đã được nâng lên; đây cũng là điều kiện quan trọng để đồng bào DTTS thực hiện phát triển kinh tế, xây dựng cuộc sống mới ngày càng tốt hơn.
Cao Bằng: Vượt chỉ tiêu giảm nghèo ấn tượng

Cao Bằng: Vượt chỉ tiêu giảm nghèo ấn tượng

Tin tức - Lê Tuấn - 4 giờ trước
Giai đoạn 2021 - 2023, toàn tỉnh Cao Bằng giảm tỷ lệ hộ nghèo là 12,32%, bình quân mỗi năm giảm ở mức 4,11%. Đến cuối năm 2023, tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn tỉnh giảm 4,23% (giảm 5.349 hộ so với năm 2022), đưa tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh từ 28,94% xuống còn 24,71%. Tỷ lệ hộ nghèo ở các huyện nghèo của tỉnh bình quân giảm 5,65%; tỷ lệ hộ nghèo DTTS giảm 4,21%.
Kbang (Gia Lai) thay đổi nếp nghĩ cách làm, nâng cao quyền năng cho phụ nữ DTTS

Kbang (Gia Lai) thay đổi nếp nghĩ cách làm, nâng cao quyền năng cho phụ nữ DTTS

Media - Ngọc Thu - 10 giờ trước
Thực hiện Dự án 8 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I từ năm 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719), Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Kbang, tỉnh Gia Lai đã tích cực triển khai các hoạt động truyền thông bình đẳng giới, giải quyết các vấn đề bức thiết đối với phụ nữ và trẻ em vùng đồng bào DTTS và miền núi. Qua đó, đã từng bước thay đổi nếp nghĩ cách làm, nâng cao quyền năng cho phụ nữ DTTS.
Chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi: “Chìa khóa” giảm nghèo bền vững ở Bình Gia

Chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi: “Chìa khóa” giảm nghèo bền vững ở Bình Gia

Media - Thúy Hồng - 10 giờ trước
Công tác xóa đói giảm nghèo, nâng cao thu nhập cho người dân là một nhiệm vụ quan trọng, những năm qua, huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn đã triển khai nhiều giải pháp, trong đó chú trọng tuyên truyền, vận động, hướng dẫn Nhân dân chuyển đổi cơ cấu, đưa nhiều giống cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao vào sản xuất. Để chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi hiệu quả, người dân đã được tập huấn, hướng dẫn áp dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, nhờ đó các mô hình chuyển đổi đã mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn, tạo sinh kế ổn định, nâng cao đời sống cho người dân. Đây được coi là chìa khóa quan trọng giúp người dân xóa đói, giảm nghèo bền vững.
Nghề làm tranh cắt giấy của người Nùng bản Sen

Nghề làm tranh cắt giấy của người Nùng bản Sen

Media - BDT - 11 giờ trước
Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin chiều ngày 11/12, có những thông tin đáng chú ý sau: Kon Tum: Khai mạc các hoạt động Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Nghề làm tranh cắt giấy của người Nùng bản Sen. Trại chim công trên đất B’Lao. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Người đưa văn hóa Tây Nguyên vào rượu cần

Người đưa văn hóa Tây Nguyên vào rượu cần

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 11/12, có những thông tin đáng chú ý sau: Mùa lúa rẫy . Lễ hội Đồi cỏ Ba Quáng năm 2024. Người đưa văn hóa Tây Nguyên vào rượu cần. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Thuận Châu (Sơn La): Hội thi tìm hiểu tuyên truyền pháp luật về hôn nhân và gia đình

Thuận Châu (Sơn La): Hội thi tìm hiểu tuyên truyền pháp luật về hôn nhân và gia đình

Tin tức - Anh Đức - 11 giờ trước
Vừa qua, Phòng Dân tộc huyện Thuận Châu (tỉnh Sơn La) phối hợp cùng Trường PTDT Nội trú THCS và THPT huyện Thuận Châu tổ chức Hội thi “Tìm hiểu và tuyên truyền pháp luật về hôn nhân và gia đình, luật bình đẳng giới và các quy định của pháp luật về tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống”.
Hàm Yên (Tuyên Quang) : Triển khai thực hiện hiệu quả tín dụng chính sách xã hội

Hàm Yên (Tuyên Quang) : Triển khai thực hiện hiệu quả tín dụng chính sách xã hội

Công tác Dân tộc - PV - 11 giờ trước
Xác định rõ vị trí, vai trò, tầm quan trọng của tín dụng chính sách xã hội đối với việc thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG), gắn với phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ các cấp, huyện Hàm Yên (tỉnh Tuyên Quang) đã triển khai nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội hiệu quả. Đây là điểm tựa thực hiện hiệu quả công tác giảm nghèo, ổn định sản xuất và phát triển sinh kế cho người dân.
Vườn Quốc gia Pù Mát: Phát hiện nhiều cá thể lợn rừng hoang dã chết bất thường

Vườn Quốc gia Pù Mát: Phát hiện nhiều cá thể lợn rừng hoang dã chết bất thường

Môi trường sống - Minh Nhật - 11 giờ trước
Đây là lần đầu tiên Vườn Quốc gia Pù Mát ghi nhận tình hình lợn rừng hoang dã trong Khu bảo tồn chết với số lượng lớn, nghi ngờ có dịch bệnh đang phát tán trong quần thể lợn rừng hoang dã.
Đồng Tháp nhập khẩu 100 sếu đầu đỏ từ Thái Lan

Đồng Tháp nhập khẩu 100 sếu đầu đỏ từ Thái Lan

Môi trường sống - Anh Trúc - 11 giờ trước
Tỉnh Đồng Tháp đặt mục tiêu, tới năm 2032 sẽ nhập khẩu và nuôi thả 100 cá thể sếu đầu đỏ, kỳ vọng nuôi sống thành công tối thiểu 50 con. Sau đó, đàn sếu nuôi thả ra tự nhiên có thể tự sinh tồn và sinh sản, sống quanh năm ở rừng Tràm Chim.
Ban Chỉ đạo 202 Bộ Quốc phòng kiểm tra, giám sát các dự án thành phần trong Chương trình MTQG 1719 tại BĐBP tỉnh Sóc Trăng

Ban Chỉ đạo 202 Bộ Quốc phòng kiểm tra, giám sát các dự án thành phần trong Chương trình MTQG 1719 tại BĐBP tỉnh Sóc Trăng

Công tác Dân tộc - V.Long - N.Tâm - 11 giờ trước
Ngày 11/12, tại cơ quan Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Sóc Trăng, Tổ công tác Ban Chỉ đạo 202 Bộ Quốc phòng do Đại tá Lê Thành Công - Trưởng phòng Kinh tế sự nghiệp Cục Kinh tế, Bộ Quốc phòng làm Trưởng đoàn đã tiến hành kiểm tra, giám sát kết quả thực hiện các nội dung, dự án thành phần trong Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi năm 2022 - 2023 và tình hình triển khai nhiệm vụ năm 2024 - 2025 của đơn vị Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh và Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Sóc Trăng.