Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Thực hiện Chương trình MTQG 1719 ở huyện Quan Hóa: Kỳ vọng sự phát triển toàn diện

Quỳnh Trâm - 11:15, 08/11/2024

Huyện vùng cao Quan Hóa (Thanh Hóa) đang tích cực triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030 (Chương trình MTQG 1719).Với sự hỗ trợ nguồn lực và chính sách từ Trung ương, chương trình được kỳ vọng sẽ tạo nên cú hích thay đổi diện mạo toàn diện, cải thiện đời sống người dân và thúc đẩy phát triển bền vững.

Phát huy hiệu quả các nguồn lực

Quan Hóa là huyện miền núi phía tây của tỉnh Thanh Hóa, nơi sinh sống tập trung của nhiều đồng bào DTTS như: Thái, Mường, Mông, Kinh. Theo hướng dẫn của Trung ương và tỉnh, thời gian qua, huyện Quan Hóa đã thực hiện các biện pháp đồng bộ để đảm bảo Chương trình MTQG 1719 diễn ra hiệu quả, gắn với thực tiễn địa phương.

Đường giao thông nội đồng bản Bút, xã Nam Xuân được đầu tư xây dựng kiên cố, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân phát triển sản xuất và du lịch cộng đồng.
Đường giao thông nội đồng bản Bút, xã Nam Xuân được đầu tư xây dựng kiên cố, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân phát triển sản xuất và du lịch cộng đồng.

Theo thông tin của huyện, thực hiện Chương trình MTQG 1719 giai đoạn 2021-2030; Giai đoạn I: từ năm 2021-2025, trong các năm từ 2021- 2023, huyện Quan Hóa được phân bổ nguồn vốn thực hiện 10 dự án lớn của Chương trình MTQG 1719, với tổng nguồn vốn từ ngân sách trung ương  là 104.350 triệu đồng, trong đó đã giải ngân 80.765 triệu đồng (đạt 78% kế hoạch).

Riêng tổng nguồn vốn Trung ương giao thực hiện Chương trình đợt 1 năm 2024, là 39.234 triệu đồng. Trong đó, vốn đầu tư phát triển: 15.902 triệu đồng, thực hiện 5 dự án với 34 công trình. Vốn sự nghiệp là 23.332 triệu đồng, triển khai 9 dự án theo Kế hoạch số 131/KH-UBND ngày 13/5/2024. Các phòng chuyên môn đã tổ chức thực hiện đúng quy định và đúng tiến độ.

Nhiều dự án thuộc Chương trình đã mang lại những thay đổi tích cực cho người dân nghèo ở huyện Quan Hóa, đặc biệt với Dự án 1: Giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất và nước sinh hoạt. Dự án này đã được triển khai với tổng số vốn từ Ngân sách Trung ương giao trong giai đoạn 2021 - 2023 là 20.592 triệu đồng. 

Đến nay, huyện đã giải ngân được 15.556 triệu đồng, đạt tỷ lệ 76% so với số vốn được HĐND tỉnh phân bổ. Cụ thể, 5 công trình nước sinh hoạt tập trung đã hoàn thành, hỗ trợ nước sinh hoạt cho 1.803 hộ nghèo thông qua các công trình phân tán, góp phần cải thiện điều kiện sống của người dân. 23 hộ nghèo được hỗ trợ xây dựng nhà ở mới, giúp họ ổn định cuộc sống.

Một trong những hộ được hưởng lợi từ dự án là gia đình anh Hà Văn Dương, người dân tộc Thái ở bản Nam Tân, xã Nam Tiến. Trước đây, gia đình anh thuộc diện hộ nghèo, sinh sống trong ngôi nhà tạm bợ, dột nát .Với sự hỗ trợ từ Chương trình MTQG 1719, gia đình anh Dương đã nhận được 40 triệu đồng từ nguồn ngân sách hỗ trợ nhà ở. Vay mượn thêm từ người thân và bạn bè, gia đình anh đã xây dựng được ngôi nhà mới khang trang.

Anh Dương chia sẻ: “Nhờ sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, gia đình mình giờ đã có ngôi nhà mới kiên cố. Có nhà ở ổn định, gia đình sẽ tập trung phát triển kinh tế và vươn lên thoát nghèo.”

Ngôi nhà của gia đình anh Hà Văn Dương ở bản Nam Tân, xã Nam Tiến đang được hoàn thiện(ảnh Thiện Nhân)
Ngôi nhà của gia đình anh Hà Văn Dương ở bản Nam Tân, xã Nam Tiến đang được hoàn thiện(ảnh Thiện Nhân)

Đối với Dự án 2: Quy hoạch, sắp xếp, bố trí, ổn định dân cư ở những nơi cần thiết. Tổng số vốn từ Ngân sách Trung ương được giao cho dự án trong giai đoạn 2021 - 2023 là 1.944 triệu đồng.

Huyện Quan Hóa đã triển khai thành công khu tái định cư cho 36 hộ dân tại bản Sạy, xã Trung Thành. Đây là một bước đi quan trọng nhằm giúp các hộ dân sinh sống trong khu vực có điều kiện ổn định hơn, giảm thiểu rủi ro từ thiên tai và tạo môi trường sống an toàn, thuận lợi cho việc phát triển kinh tế, thoát nghèo ở đồng bào DTTS.

Bên cạnh đó, huyện cũng đã triển khai Tiếu dự án 1, Dự án 4: Đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu, phục vụ sản xuất, đời sống trong vùng đồng bào dân tộc thiếu so và miền núi. Tổng số vốn Ngân sách Trung ương giao (2021-2023): 25.270 triệu đồng; Tổng số vốn đã được HĐND phân bổ (2021-2023): 22.723 triệu đồng.Tỷ lệ giải ngân: 23.123 triệu đồng, đạt 95% kế hoạch.Trong đó, đầu tư 54 công trình cơ sở hạ tầng thiết yếu ở các xã ĐBKK,xã ATK, thôn ĐBKK; xây dựng nâng cấp 1 trạm y tế; cứng hóa 1 dự án giao thông; cải tạo nâng cấp 1 dự án chợ vùng cao.

Kỳ vọng tạo sự phát triển toàn diện

Huyện Quan Hóa cũng tích cực thực hiện Tiểu dự án 1, thuộc Dự án 10: Biểu dương, tôn vinh điển hình tiên tiến, phát huy vai trò của Người có uy tín; Phổ biến giáo dục pháp luật, trợ giúp pháp lý và tuyên truyền vận động đồng bào DTTS với nguồn vốn là 1.630 triệu đồng để thực hiện. Đến nay, tiểu dự án đã giải ngân được 1.560 triệu đồng đạt 95 % kế hoạch.

Trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện Chương trình MTQG 1719, Chính quyền địa phương xác định vai trò của những Người có uy tín là rất quan trọng. Hiện nay, huyện Quan Hóa có 107 Người có uy tín ở 107 bản, khu phố. Đây là lực lượng không ngại khó, trực tiếp đến từng hộ gia đình trong thôn, bản để tuyên truyền, vận động Nhân dân thực hiện tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thực hiện các cuộc vận động , các phong trào thi đua yêu nước. Họ không chỉ là cầu nối giữa chính quyền và người dân, mà còn là những nhân tố thúc đẩy sự thành công của các dự án và chính sách, đặc biệt góp phần vào sự thành công của Chương trình MTQG 1719.

Đội ngũ Người có uy tín ở các thôn bản của huyện Quan Hóa đã phát huy vai trò trong công tác tuyên truyền vận động người dân tham gia phát triển kinh tế, góp sức xây dựng quê hương
Đội ngũ Người có uy tín ở các thôn bản của huyện Quan Hóa đã phát huy vai trò trong công tác tuyên truyền vận động người dân tham gia phát triển kinh tế, góp sức xây dựng quê hương

Bà Hà Thị Thuận, Trưởng Ban Dân vận Huyện ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ huyện Quan Hóa nhìn nhận: “Những Người có uy tín là những cầu nối quan trọng giúp chuyển tải các chính sách, pháp luật đến từng hộ gia đình, đồng thời khuyến khích người dân tham gia tích cực vào các phong trào phát triển kinh tế, xây dựng nông thôn mới và bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc. Nhờ đó, các chương trình, dự án như Chương trình MTQG 1719 đã đạt được hiệu quả tích cực, góp phần thay đổi diện mạo đời sống của đồng bào DTTS tại huyện."

Ngoài các dự án kể trên, huyện Quan Hóa cũng đang tiếp tục triển khai các dự án khác trên địa bàn như: Dự án 5: Phát triển giáo dục đào tạo năng cao chất lượng nguồn nhân lực.; Dự án 6: Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thong tốt đẹp của các dân tộc thiểu so gắn với phát triển du lịch; dự án 7: Chăm sóc sức khỏe nhân dẫn, nâng cao thể trạng, tầm vóc người dân tộc thiểu số; phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em...; Chương trình MTQG 1719 được kỳ vọng không chỉ thay đổi diện mạo vùng đồng bào DTTS mà còn giúp xây dựng nền tảng vững chắc cho sự phát triển toàn diện, bền vững tại huyện Quan Hóa.

Ông Phạm Anh Toàn, Phó Chủ tịch UBND huyện Quan Hóa chia sẻ: Quá trình thực hiện Chương trình MTQG 1719 gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là trong năm thứ hai triển khai, các chương trình có nhiều nội dung và dự án khác nhau (10 dự án, 14 tiểu dự án, 36 nội dung hỗ trợ đầu tư), dẫn đến việc quản lý và điều phối có phần phức tạp. Mặc dù có nhiều văn bản hướng dẫn từ Trung ương và các bộ ngành, nhưng việc ban hành văn bản chưa kịp thời và một số nội dung vẫn chưa rõ ràng, dẫn đến khó khăn trong việc triển khai thực tế.

Để khắc phục các khó khăn trên, huyện Quan Hóa cũng đã tập trung vào việc rà soát, hoàn thiện các văn bản hướng dẫn, đồng thời tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, và đánh giá định kỳ để kịp thời phát hiện và xử lý các vướng mắc phát sinh. Mặt khác, việc kiện toàn bộ máy chỉ đạo, tăng cường sự phối hợp giữa các cấp sẽ giúp triển khai Chương trình MTQG một cách hiệu quả.

Với hàng loạt dự án, tiểu dự án từ Chương trình MTQG 1719 đang góp phần cải thiện, nâng cao chất lượng sống cho Nhân dân vùng thụ hưởng
Với hàng loạt dự án, tiểu dự án từ Chương trình MTQG 1719 đang góp phần cải thiện, nâng cao chất lượng sống cho Nhân dân vùng thụ hưởng

"Chương trình MTQG 1719 thực sự đã góp phần quan trọng vào việc nâng cao chất lượng đời sống người dân, tạo nền tảng phát triển kinh tế - xã hội. Các dự án không chỉ tăng cường cơ sở hạ tầng mà còn nâng cao khả năng tiếp cận dịch vụ xã hội cơ bản, củng cố quốc phòng - an ninh và tạo niềm tin mạnh mẽ trong nhân dân”, ông Toàn khẳng định.

Theo đó, Quan Hoá phấn đấu đến năm 2025, tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân hằng năm theo tiêu chí mới của giai đoạn 2024 - 2025 từ 4-5% trở lên. Tỷ lệ hộ nghèo đồng bào dân tộc thiểu số giảm bình quân hằng năm từ 3% trở lên.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Sa Thầy (Kon Tum): Người có uy tín, kênh truyền thông hữu hiệu Chương trình MTQG 1719

Sa Thầy (Kon Tum): Người có uy tín, kênh truyền thông hữu hiệu Chương trình MTQG 1719

Những năm qua, đội ngũ Người có uy tín trên địa bàn huyện biên giới Sa Thầy (Kon Tum) đã phát huy vai trò của mình, chung tay, góp sức cùng với cấp ủy đảng, chính quyền địa phương thực hiện tốt công tác tuyên truyền, vận động Nhân dân chấp hành tốt đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và chăm lo phát triển kinh tế, nâng cao chất lượng cuộc sống. Đặc biệt, Người có uy tín là một “kênh truyền thông” hữu hiệu Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 đến năm 2025 (Chương trình MTQG 1719) đến với Nhân dân.
Tin nổi bật trang chủ
Cán bộ, chiến sĩ Biên phòng cần tham mưu đúng, trúng, xử lý chính xác các tình huống

Cán bộ, chiến sĩ Biên phòng cần tham mưu đúng, trúng, xử lý chính xác các tình huống

Thời sự - PV - 23:20, 04/12/2024
Thăm, động viên và tặng quà cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Bát Mọt, huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa, chiều 4/12, Chủ tịch nước Lương Cường nhấn mạnh, với vai trò là lực lượng tiền tiêu biên giới Tổ quốc, cán bộ, chiến sĩ của Đồn cần thường xuyên nắm chắc tình hình, kịp thời tham mưu đúng, trúng, xử lý chính xác các tình huống, không để bị động bất ngờ.
Thủ tướng: Thể chế là

Thủ tướng: Thể chế là "đột phá của đột phá" để khơi thông mọi nguồn lực phát triển

Thời sự - PV - 22:15, 04/12/2024
Ngày 4/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 11/2024, cho ý kiến về nhiều nội dung quan trọng.
Huyện Văn Lãng (Lạng Sơn): Tuyên truyền giảm thiểu tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong nhà trường

Huyện Văn Lãng (Lạng Sơn): Tuyên truyền giảm thiểu tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong nhà trường

Tin tức - Văn Hoa - 18:29, 04/12/2024
Ngày 4/12, Phòng Lao động, Thương binh, Xã hội - Dân tộc huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn đã tổ chức Hội nghị truyền thông tuyên truyền “Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống (TH-HNCHT) trong vùng đồng bào DTTS và miền núi năm 2024 tại Trường Phổ thông Dân tộc Bán trú, Trung học cơ sở xã Bắc La.
Vượt Hyundai, Toyota, VinFast chính thức là hãng xe có mạng lưới xưởng dịch vụ số 1 tại Việt Nam

Vượt Hyundai, Toyota, VinFast chính thức là hãng xe có mạng lưới xưởng dịch vụ số 1 tại Việt Nam

Kinh tế - PV - 16:14, 04/12/2024
Sau khi chính thức vượt qua các hãng xe trên thị trường Việt Nam để chiếm “ngôi vương” về thị phần, hãng xe điện Việt Nam tiếp tục ghi thêm dấu mốc lịch sử khi trở thành thương hiệu có mạng lưới xưởng dịch vụ số 1 thị trường.
Sa Thầy (Kon Tum): Người có uy tín, kênh truyền thông hữu hiệu Chương trình MTQG 1719

Sa Thầy (Kon Tum): Người có uy tín, kênh truyền thông hữu hiệu Chương trình MTQG 1719

Công tác Dân tộc - Ngọc Chí - 14:18, 04/12/2024
Những năm qua, đội ngũ Người có uy tín trên địa bàn huyện biên giới Sa Thầy (Kon Tum) đã phát huy vai trò của mình, chung tay, góp sức cùng với cấp ủy đảng, chính quyền địa phương thực hiện tốt công tác tuyên truyền, vận động Nhân dân chấp hành tốt đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và chăm lo phát triển kinh tế, nâng cao chất lượng cuộc sống. Đặc biệt, Người có uy tín là một “kênh truyền thông” hữu hiệu Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 đến năm 2025 (Chương trình MTQG 1719) đến với Nhân dân.
Mong ước ở Ra Nhong

Mong ước ở Ra Nhong

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng nay, ngày 4/12, có những thông tin đáng chú ý sau: Công nhận nghề làm đường thốt nốt là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Mong ước ở Ra Nhong. Mường Tè - Hội tụ sắc màu truyền thống. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi. Sau đây là thông tin chi tiết.
Sơn La: Vận hành hiệu quả và nhân rộng các mô hình thay đổi “nếp nghĩ, cách làm”

Sơn La: Vận hành hiệu quả và nhân rộng các mô hình thay đổi “nếp nghĩ, cách làm”

Công tác Dân tộc - Khánh Thư - 14:18, 04/12/2024
Để thúc đẩy bình đẳng giới, giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em gái, từ nguồn vốn Chương trình MTQG 1719, Sơn La đã xây dựng, vận hành hiệu quả và đang nhân rộng các mô hình thay đổi “nếp nghĩ, cách làm” ở vùng đồng bào DTTS của tỉnh. Các mô hình “thay đổi nếp nghĩ, cách làm” trên địa bàn tỉnh đang hướng tới mục tiêu nâng cao nhận thức về bình đẳng giới; hỗ trợ chăm lo đời sống vật chất, tinh thần, bảo vệ, chăm sóc phụ nữ và trẻ em DTTS.
Nhận diện thực trạng kinh tế - xã hội theo điều tra phiếu xã: Tạo xung lực phát triển vùng khó khăn (Bài 8)

Nhận diện thực trạng kinh tế - xã hội theo điều tra phiếu xã: Tạo xung lực phát triển vùng khó khăn (Bài 8)

Công tác Dân tộc - Sỹ Hào - 14:09, 04/12/2024
Cuộc điều tra thực trạng kinh tế - xã hội của 53 DTTS lần thứ IV tiếp tục thu thập thông tin về thực trạng tiếp cận điện lưới quốc gia ở vùng đồng bào DTTS và miền núi, tính đến ngày 01/7/2024. Thông tin từ cuộc điều tra, sau khi được phân tích sẽ giúp nhận diện được “vùng trũng” trong công cuộc điện khí hóa nông thôn, miền núi; từ đó có những quyết sách mạnh hơn trong việc “phủ sóng” điện lưới quốc gia, tạo xung lực phát triển vùng khó khăn.
Xây dựng nông thôn mới ở Trà Vinh: Tạo “bệ đỡ” cho sản phẩm du lịch xanh

Xây dựng nông thôn mới ở Trà Vinh: Tạo “bệ đỡ” cho sản phẩm du lịch xanh

Xã hội - Tào Đạt - Như Tâm - 14:07, 04/12/2024
Với quan điểm “nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân thông minh”, Ban Chỉ đạo Nông thôn mới (NTM) tỉnh Trà Vinh đã chủ động tham mưu xây dựng và trình Tỉnh ủy phê duyệt Nghị quyết về xây dựng lộ trình để tỉnh Trà Vinh đạt chuẩn NTM trước năm 2025. Là cơ quan tham mưu, chủ trì phối hợp các Sở, ban ngành và địa phương xây dựng kế hoạch trình Ban chỉ đạo, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (PTNT) đã linh hoạt chọn ưu thế, tiềm năng về nông nghiệp để phát triển du lịch gắn với xây dựng NTM, đặc biệt là du lịch cộng đồng gắn với bản sắc văn hóa dân tộc của địa phương.
Tổng Bí thư Tô Lâm: Hội Cựu chiến binh nêu cao tinh thần cách mạng, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Tổng Bí thư Tô Lâm: Hội Cựu chiến binh nêu cao tinh thần cách mạng, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Thời sự - PV - 14:05, 04/12/2024
Sáng 4/12, tại Hà Nội, Hội Cựu Chiến binh Việt Nam tổ chức Đại hội thi đua yêu nước Hội Cựu chiến binh Việt Nam lần thứ VII, giai đoạn 2024-2029; kỷ niệm 35 năm Ngày truyền thống Hội Cựu chiến binh Việt Nam (06/12/1989-06/12/2024) và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất.
Ban Dân tộc Lạng Sơn: Bồi dưỡng kiến thức dân tộc cho lãnh đạo phòng và cán bộ, công chức, viên chức

Ban Dân tộc Lạng Sơn: Bồi dưỡng kiến thức dân tộc cho lãnh đạo phòng và cán bộ, công chức, viên chức

Tin tức - Thúy Hồng - 13:53, 04/12/2024
Từ ngày 3-7/12, Ban Dân tộc tỉnh Lạng Sợn tổ chức hai lớp bồi dưỡng kiến thức dân tộc cho đối tượng 3 và đối tượng 4 (mỗi đối tượng một lớp), thuộc nội dung số 1, Tiểu dự án 2, Dự án 5 trong Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi.