Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Gương sáng

Những “cột mốc sống” ở vùng biên Thanh Hóa

Quỳnh Trâm - 12 giờ trước

Ở vùng biên cương của tỉnh Thanh Hóa, có những con người bình thường nhưng mang trong mình lòng yêu nước và trách nhiệm thiêng liêng với Tổ quốc. Họ chính là những “cột mốc sống” nơi biên giới, góp phần quan trọng vào việc giữ gìn chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia.

Anh Giàng A Chìa (thứ 3 từ bên phải) là một trong số những tấm gương tự nguyện cùng Bộ đội Biên phòng ngày đêm bảo vệ từng cột mốc biên giới.
Anh Giàng A Chìa (thứ 3 từ bên phải) là một trong số những tấm gương tự nguyện cùng Bộ đội Biên phòng ngày đêm bảo vệ từng cột mốc biên giới.

Giữ gìn mốc giới biên cương

Anh Giàng A Chìa, dân tộc Mông, ở bản Ón, xã Tam Chung, huyện Mường Lát là một trong số những tấm gương tự nguyện cùng Bộ đội Biên phòng bảo vệ từng cột mốc biên giới. Dù tuổi đời còn trẻ, nhưng Giàng A Chìa đã có thời gian hơn 20 năm tham gia bảo vệ đường biên, cột mốc.

Tỉnh Thanh Hóa có 213,6km đường biên giới tiếp giáp nước bạn Lào, có 5 huyện biên giới gồm: Mường Lát, Quan Hóa, Quan Sơn, Lang Chánh, Thường Xuân. 16 xã biên giới của tỉnh giáp với 3 huyện Xốp Bâu, Viêng Xay, Sầm Tớ của tỉnh Hủa Phăn, Lào.


Hành trang tuần tra bảo vệ đường biên, mốc giới, ngoài những vật dụng đi rừng cần thiết, Giàng A Chìa còn mang theo một can nước sạch để lau chùi cột mốc, đảm bảo cột mốc luôn sạch sẽ. Dù thời tiết nắng nóng hay mưa rét, cứ mỗi tháng một lần anh lại lên thăm, kiểm tra cột mốc. Dấu chân của anh đã quá đỗi thân quen, in đậm trên cung đường rừng hơn 10km này.

Nói về tinh thần tự nguyện bảo vệ cột mốc, anh chia sẻ rằng, đó là một niềm vinh dự và tự hào lớn đối với bản thân anh và gia đình. Anh Chìa luôn coi việc bảo vệ cột mốc không chỉ là trách nhiệm mà còn là cách anh thể hiện lòng biết ơn với đất nước đã cho gia đình anh cuộc sống bình yên và cơ hội phát triển.

Anh Chìa bộc bạch: “Là người sinh ra và lớn lên ở biên giới, tôi hiểu rõ giá trị của từng tấc đất biên cương. Việc bảo vệ cột mốc quốc gia là một nhiệm vụ thiêng liêng. Được tham gia vào công việc này, tôi thấy tự hào vì đã góp phần giữ gìn chủ quyền của đất nước, đảm bảo an ninh, trật tự cho bản làng. Với tôi, đó không chỉ là nghĩa vụ mà còn là niềm vui, vì được sống và cống hiến cho quê hương”.

Anh Giàng A Chìa cùng với cán bộ Đồn Biên phòng tại cột mốc 270.
Anh Giàng A Chìa cùng với cán bộ Đồn Biên phòng tại cột mốc 270.

Tinh thần của anh Giàng A Chìa đã truyền cảm hứng cho nhiều người dân trong bản, giúp lan tỏa thông điệp về trách nhiệm và lòng yêu nước đối với quê hương, góp phần xây dựng biên giới vững chắc.

Trung tá Ngô Minh Quang, Đồn trưởng Đồn Biên phòng Tam Chung, Bộ đội Biên phòng tỉnh Thanh Hóa cho biết: Đơn vị được giao nhiệm vụ quản lý và bảo vệ 8km đường biên giới, 4 cột mốc (từ mốc 270 đến mốc 273). Trong hệ thống cột mốc mà đơn vị quản lý, Giàng A Chìa là người biết rất rõ cả 4 cột mốc, anh còn thường xuyên tuyên truyền, vận động người dân trong bản cùng tham gia bảo vệ đường biên, cột mốc, khi có người lạ xâm nhập hoặc có dấu hiệu khả nghi trên biên giới thì người dân trong bản kịp thời báo cáo cho đơn vị biết để xử lý.

Già làng Lang Minh Huyến ở bản Khẹo, xã Bát Mọt, huyện Thường Xuân tham gia bảo vệ đường biên cột mốc cùng các cán bộ, chiến sĩ biên phòng từ năm 2014 đến nay.
Già làng Lang Minh Huyến ở bản Khẹo, xã Bát Mọt, huyện Thường Xuân tham gia bảo vệ đường biên cột mốc cùng các cán bộ, chiến sĩ biên phòng từ năm 2014 đến nay.

Vì cuộc sống bình yên

Tại vùng biên giới xã Bát Mọt, huyện Thường Xuân, già làng Lang Minh Huyến ở bản Khẹo, là một trong những tấm gương sáng trong phong trào toàn dân tham gia bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia. 

Trên dọc tuyến biên giới khu vực Mát Mọt có 9 cột mốc quốc gia, tiếp giáp với cụm bản Thà Láu, huyện Sầm Tớ, tỉnh Hủa Phăn, Lào. Nơi đây có địa hình hiểm trở, giao thông đi lại vô cùng khó khăn, kinh tế chậm phát triển, tình hình an ninh trật tự tiềm ẩn nhiều diễn biến phức tạp. Nhưng không vì vậy, mà lòng yêu nước và tinh thần bảo vệ quê hương của người dân ở đây bị lung lay. 

Sinh ra và lớn lên nơi biên cương, già làng Lang Minh Huyến luôn nhận thức sâu sắc về tầm quan trọng của việc bảo vệ đường biên, cột mốc, mà với ông, đó còn là việc bảo vệ ngôi nhà và cuộc sống của chính bản thân, gia đình và cả cộng đồng. Trong nhiều năm qua, già làng Lang Minh Huyến đã phát huy vai trò của mình, cùng với chính quyền địa phương và lực lượng Biên phòng giữ vững an ninh biên giới và phát triển kinh tế - xã hội.

Hiện Thanh Hóa đã có 1 tập thể, 19 hộ gia đình, 90 cá nhân đăng ký bảo vệ đường biên và mốc quốc giới góp phần xây dựng một biên giới vững chắc.
Hiện Thanh Hóa đã có 1 tập thể, 19 hộ gia đình, 90 cá nhân đăng ký bảo vệ đường biên và mốc quốc giới góp phần xây dựng một biên giới vững chắc.

Già làng Huyến chia sẻ, để làm tốt công việc, ông luôn coi trọng việc tuyên truyền, vận động bà con trong bản thực hiện đúng chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, giữ gìn luật pháp, bảo vệ biên giới. Ông thường xuyên gặp gỡ, chia sẻ với bà con về tầm quan trọng của việc bảo vệ từng tấc đất biên cương, giúp người dân hiểu rằng, an ninh biên giới ổn định, chính là tiền đề để phát triển đời sống và kinh tế.

Từ thực tế cho thấy, những cột mốc khẳng định chủ quyền biên giới, đất nước không chỉ đang được bảo vệ bởi lực lượng Bộ đội Biên phòng, mà còn có những “cột mốc sống” như anh Chìa, ông Luyến và còn rất nhiều người dân khác..., bằng ltình yêu quê hương, đất nước, mong muốn cuộc sống ngày càng phát triển, họ luôn tự nguyện, sẵn sàng ngày đêm tham gia góp sức cùng các lực lượng chức năng giữ gìn biên giới bình yên.


Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Những phụ nữ “tuổi cao, gương sáng” trong cộng đồng DTTS Gia Lai

Những phụ nữ “tuổi cao, gương sáng” trong cộng đồng DTTS Gia Lai

Với mong muốn phát huy những nét đẹp bản sắc văn hóa của dân tộc đang dần bị mai một trong cuộc sống hiện đại, phụ nữ cao tuổi trong cộng đồng DTTS ở tỉnh Gia Lai đã nêu cao tinh thần “tuổi cao, gương sáng”, không chỉ cống hiến, gìn giữ, mà còn trao truyền cho thế hệ sau các giá văn hóa quý báu của dân tộc mình.
Tin nổi bật trang chủ
Đại tướng Lương Cường giữ chức Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Đại tướng Lương Cường giữ chức Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Chiều 21/10, trong chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết bầu Đại tướng Lương Cường - Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Đại biểu Quốc hội khóa XV, giữ chức Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nhiệm kỳ 2021 - 2026.
Hà Giang: Huyện Mèo Vạc phát huy vai trò Người có uy tín

Hà Giang: Huyện Mèo Vạc phát huy vai trò Người có uy tín

Công tác Dân tộc - Vũ Mừng - 5 giờ trước
Những năm qua, cấp ủy, chính quyền huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang luôn quan tâm xây dựng, bồi dưỡng, phát huy vai trò của Người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số, qua đó góp phần củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc, tạo sự đồng thuận trong phát triển kinh tế, giảm nghèo; bài trừ hủ tục; giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa tốt đẹp.
Thúc đẩy bình đẳng giới vùng DTTS và miền núi - Những vấn đề đặt ra từ Dự án 8: Tăng cường kiểm tra, giám sát (Bài 3)

Thúc đẩy bình đẳng giới vùng DTTS và miền núi - Những vấn đề đặt ra từ Dự án 8: Tăng cường kiểm tra, giám sát (Bài 3)

Công tác Dân tộc - Thúy Hồng - 5 giờ trước
Song song với việc triển khai thực hiện hiệu quả các mô hình nhằm thúc đẩy bình đẳng giới vùng DTTS và miền núi, thời gian qua Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam (LHPN ) và Hội LHPN các tỉnh đã tăng cường công tác kiểm tra, giám sát tại các địa phương triển khai dự án. Qua giám sát đã kịp thời tháo gỡ vướng mắc, khó khăn trong quá trình thực hiện Dự án.
Văn Quan: Chú trọng triển khai hiệu quả Chương trình MTQG chăm lo đời sống cho đồng bào DTTS

Văn Quan: Chú trọng triển khai hiệu quả Chương trình MTQG chăm lo đời sống cho đồng bào DTTS

Công tác Dân tộc - Kiến Văn - 6 giờ trước
Thời gian qua, huyện Văn Quan (Lạng Sơn) luôn quan tâm, hỗ trợ đất sản xuất, nhà ở, nước sinh hoạt cho đồng bào DTTS nghèo trên địa bàn. Đây là những nội dung thuộc Dự án 1 của Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: Từ năm 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719). Qua đó, giúp đồng bào phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống vật chất, tinh thần.
Khai trương Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Smart City

Khai trương Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Smart City

Sức khỏe - PV - 6 giờ trước
Ngày 21/10/2024, Tập đoàn Vingroup đã chính thức khai trương Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Smart City (Nam Từ Liêm, Hà Nội) với tổng vốn đầu tư 1.500 tỷ đồng. Đây là bệnh viện thứ 8 của Hệ thống y tế Vinmec, với trang thiết bị hiện đại hàng đầu thế giới cùng đội ngũ chuyên gia, bác sĩ uy tín, Vinmec Smart City kỳ vọng sẽ mở ra lựa chọn mới về dịch vụ y tế chất lượng cao và trở thành bệnh viện tốt nhất khu vực phía Tây Hà Nội.
Quy hoạch và sắp xếp dân cư theo Chương trình MTQG 1719 ở Nghệ An: Nỗ lực đẩy nhanh tiến độ

Quy hoạch và sắp xếp dân cư theo Chương trình MTQG 1719 ở Nghệ An: Nỗ lực đẩy nhanh tiến độ

Công tác Dân tộc - An Yên - 6 giờ trước
Thực hiện Dự án 2 "Quy hoạch, sắp xếp, bố trí, ổn định dân cư ở những nơi cần thiết" thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn I: Từ 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719), tại Nghệ An có 4 dự án định canh, định cư được thực hiện tại 3 huyện Kỳ Sơn, Tương Dương và Quế Phong. Hiện nay cả 4 dự án còn gặp những khó khăn nhất định. Tuy nhiên, để người dân sớm có cuộc sống ổn định, các địa phương cũng đang nỗ lực đẩy nhanh tiến độ để sớm bàn giao mặt bằng cho người dân đến ở.
Vấn đề - Sự kiện ( Tuần 42): Khủng hoảng nước đe dọa sự phát triển của vùng đồng bào DTTS và miền núi?

Vấn đề - Sự kiện ( Tuần 42): Khủng hoảng nước đe dọa sự phát triển của vùng đồng bào DTTS và miền núi?

Ủy ban Kinh tế Nước toàn cầu vừa công bố báo cáo “Kinh tế của nước: Đánh giá chu trình thủy văn như một tài sản chung toàn cầu”, đưa ra những cảnh báo nghiêm trọng về cuộc khủng hoảng nước hiện nay. Dưới tác động của biến đổi khí hậu, tình trạng khủng hoảng nước ngày càng trầm trọng. Điều này không chỉ làm gia tăng rủi ro thiên tai mà còn tạo áp lực vô cùng lớn đến mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước nói chung, vùng đồng bào DTTS và miền núi nói riêng. Chương trình Vấn đề - Sự kiện tuần này của Báo Dân tộc và Phát triển bàn về vấn đề: Khủng hoảng nước đe dọa sự phát triển của vùng đồng bào DTTS và miền núi?
Cao Bằng: Gặp mặt đoàn đại biểu dân tộc thiểu số tiêu biểu năm 2024

Cao Bằng: Gặp mặt đoàn đại biểu dân tộc thiểu số tiêu biểu năm 2024

Tin tức - Duy Khánh - 7 giờ trước
Ngày 21/10, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ tỉnh Cao Bằng tổ chức gặp mặt Đoàn đại biểu dân tộc thiểu số (DTTS) tiêu biểu năm 2024, gồm 26 đại biểu DTTS tiêu biểu của các huyện, Thành phố, sau chuyến đi tham quan và học tập của đoàn tại một số tỉnh, thành phố. Tham dự buổi gặp mặt có các đồng chí: Hà Ngọc Giáp, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy; Hoàng Văn Thạch, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; đại diện lãnh đạo Ủy ban MTTQ tỉnh, Ban Dân tộc tỉnh...
Quảng Ninh đón khách du lịch quốc tế thứ 3 triệu

Quảng Ninh đón khách du lịch quốc tế thứ 3 triệu

Du lịch - Minh Nhật - 7 giờ trước
Ngày 21/10, tại Cảng tàu khách quốc tế Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh tổ chức đón vị khách du lịch quốc tế thứ 3 triệu đến Quảng Ninh trong năm 2024.
Quản Bạ (Hà Giang): Hiệu quả trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng tại xã biên giới Nghĩa Thuận

Quản Bạ (Hà Giang): Hiệu quả trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng tại xã biên giới Nghĩa Thuận

Kinh tế - Hoàng Chính - Vũ Mừng - 7 giờ trước
Chuyển đổi cơ cấu cây trồng là một trong những giải pháp quan trọng để nâng cao giá trị và thu nhập cho đồng bào DTTS tại xã biên giới Nghĩa Thuận, huyện Quản Bạ. Để công tác này đạt hiệu quả tốt, chính quyền địa phương luôn chú trọng định hướng cây trồng phù hợp thực tiễn tập quán, thổ nhưỡng, các ngành chức năng tranh thủ triển khai kịp thời nguồn hỗ trợ cây giống, phân bón từ các chương trình, đề án...đến người dân, từng bước hình thành vùng sản xuất hàng hóa.
Bình Phước: Tập huấn nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường vùng DTTS và miền núi

Bình Phước: Tập huấn nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường vùng DTTS và miền núi

Công tác Dân tộc - Ngọc Thu - 8 giờ trước
Ngày 21/10, tại TP. Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước, Ủy ban Dân tộc phối hợp với Ban Dân tộc tỉnh Bình Phước tổ chức Tập huấn nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường ở vùng DTTS và miền núi năm 2024.
Phước Sơn (Quảng Nam): Mỗi già làng, Người có uy tín là hạt nhân tuyên truyền pháp luật

Phước Sơn (Quảng Nam): Mỗi già làng, Người có uy tín là hạt nhân tuyên truyền pháp luật

Pháp luật - T.NHÂN-H.TRƯỜNG - 8 giờ trước
Phước Sơn là một huyện miền núi của tỉnh Quảng Nam, có 22 thành phần DTTS sinh sống, trong đó chủ yếu là dân tộc Gié Triêng. Trong những năm qua, lực lượng Người có uy tín ở địa phương đã phát huy tốt vai trò của mình về công tác tuyên truyền pháp luật xóa bỏ các tập tục lạc hậu, xóa bỏ tảo hôn và tích trong công tác phổ biến đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước đến cộng đồng và người dân.