Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Gương sáng

Già làng Y Mok Hra - Cột mốc sống nơi biên cương

Hoàng Thùy - 21:03, 15/09/2023

Hơn 40 năm tham gia bảo vệ biên giới, già Y Mosk Hra (SN 1958), buôn Drang Phốk, xã Krông Na, huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk không nhớ nổi đã bao nhiêu lần cùng cán bộ, chiến sĩ Biên phòng đi tuần tra biên giới. Mỗi lần được tự tay mình phát quang cỏ dại, cầm khăn lau bụi bám cột mốc biên cương, già đều cảm thấy trong lòng trào dâng cảm xúc. Với già, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ không chỉ là nhiệm vụ thiêng liêng mà còn là niềm tự hào của mỗi người dân Việt Nam.

Già Y Mosk (thứ 3 hàng bên phải) cùng Bộ độ Biên phòng và cán bộ chính quyền, Nhân dân xã Krông Na tuần tra bảo vệ biên cương
Già Y Mosk (thứ 3 hàng bên phải) cùng Bộ độ Biên phòng và cán bộ chính quyền, Nhân dân xã Krông Na tuần tra bảo vệ biên cương

30 năm bám rừng biên giới

Vườn Quốc gia Yok Đôn có nhiều cánh rừng giáp biên giới Việt Nam - Campuchia, ngoài công tác bảo vệ rừng, cán bộ kiểm lâm của Vườn còn có nhiệm vụ phối hợp với cán bộ, chiến sĩ Bộ đội Biên phòng tuần tra, bảo vệ biên giới.

Già Y Mosk, dân tộc Ê Đê chia sẻ, già làm cán bộ kiểm lâm của Vườn Quốc gia Yok Đôn 30 năm nên thường xuyên phối hợp cùng cán bộ, chiến sĩ Biên phòng đi tuần tra tất cả các ngóc ngách của Vườn. Từng cánh rừng già, những ngọn đồi cao và dòng suối sâu khu vực biên giới này già đều nắm rõ. “Mình thấy việc bảo vệ biên giới góp phần rất lớn trong công tác bảo vệ rừng và ngăn chặn các hành vi xâm phạm đến tài sản của quốc gia. Ngược lại, việc tuần tra bảo vệ rừng cũng góp phần giữ gìn an ninh biên giới”, già Y Mosk nói.

Gắn bó với biên giới nhiều năm, già càng hiểu những vất vả, gian lao của người lính Biên phòng đang ngày đêm canh giữ biên cương của Tổ quốc. Vì vậy, già luôn tuyên truyền cho mọi người hiểu xây dựng, bảo vệ biên giới là trách nhiệm và nghĩa vụ của mỗi người dân.

Mong muốn tiếp tục được đóng góp công sức của mình bảo vệ an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội khu vực biên giới, sau khi nghỉ hưu, già Y Mosk đã tự nguyện đăng ký tham gia tuần tra, bảo vệ biên cương cùng Bộ đội Biên phòng. Định kỳ hằng quý, già Y Mosk lại cùng với chính quyền, Nhân dân các dân tộc xã Krông Na và cán bộ, chiến sĩ Biên phòng băng rừng, lội suối tuần tra biên cương, mốc giới. Mỗi chuyến tuần tra, các thành viên tổ tuần tra cùng nhau phát dọn xung quanh cột mốc, lau chùi làm sạch cột mốc.

Già Y Mosk trực tiếp lau chùi cột mốc (Ảnh: Ngọc Lân)
Già Y Mosk trực tiếp lau chùi cột mốc (Ảnh: Ngọc Lân)

Già Y Mosk bảo: Cột mốc là tài sản vô giá của quốc gia và phân biệt rõ ràng ranh giới của hai nước Việt Nam - Campuchia. Được đặt chân đến cột mốc, ngắm nhìn hai chữ Việt Nam đỏ chót được khắc lên cột mốc, tôi tự nhủ với lòng mình sẽ tham gia giữ gìn chủ quyền lãnh thổ của guốc gia đến khi đôi chân không đi được nữa. Vì thế, mỗi lần đi già đều muốn tự tay lau chùi cột mốc và được chụp hình cùng cột mốc để mang hình ảnh đó về giới thiệu đến bà con trong các buổi tuyên truyền. Từ đó vận động bà con tích cực chung tay cùng Bộ đội Biên phòng và chính quyền bảo vệ biên giới.

Đầu tàu trong công tác bảo vệ biên cương

Buôn Drang Phốk nằm giữa vùng lõi của Vườn Quốc gia Yok Đôn. Đồng bào dân tộc Ê Đê, Mnông đã bám rừng sinh sống ổn định ở vùng đất này qua nhiều thế hệ. Hiểu được việc người dân tham gia bảo vệ biên cương, mốc giới, giữ gìn an ninh trật tự là đóng vai trò quan trọng, già Y Mosk không ngừng tuyên truyền, vận động bà con trong buôn tích cực chung tay bảo vệ từng đường biên, cột mốc của quốc gia. Nhờ đó đến nay, nhiều hộ gia đình, cá nhân buôn Drang Phôk đã đăng ký tham gia các mô hình bảo vệ đường biên, mốc giới, tham gia tuần tra cùng Bộ đội Biên phòng.

Theo già Y Mosk, đường tuần tra biên giới không phải ai cũng có thể đến và tự do đi lại. Già luôn nhắc nhở bà con khi đến cách cột mốc khoảng 150m thì tuyệt đối không được đến đường tuần tra biên giới khi chưa có sự đồng ý của cơ quan chức năng. Đồng thời, già tận tình chỉ rõ những đặc điểm nhận dạng khu vực biên giới để người dân biết. Nhờ đó, từ trước đến nay, buôn Drang Pốk không có người dân nào vi phạm pháp luật liên quan đến biên giới.

Sự nhiệt tình, năng nổ tham gia công tác bảo vệ an ninh khu vực biên giới của già Y Mok đã "truyền lửa" đến các thế hệ người dân trong buôn. Ngày càng có nhiều người dân trong buôn đăng ký tham gia đi tuần tra bảo vệ đường biên, mốc giới. Đến nay, buôn Drang Pốk có 29 hộ đăng ký tham gia đi tuần tra bảo vệ chủ quyền biên giới quốc gia.


Không những tích cực tham gia các phong trào của địa phương, già Y Mosk còn tích cực chuyển đổi cây trồng, phát triển kinh tế
Không những tích cực tham gia các phong trào của địa phương, già Y Mosk còn tích cực chuyển đổi cây trồng, phát triển kinh tế

Ông Lê Tiến Dũng, Phó Chủ tịch UBND xã Krông Na cho biết: Xã Krông Na, huyện Buôn Đôn có hơn 46km đường biên giới tiếp giáp với tỉnh Mondulkuri (Campuchia). Toàn xã có 13 dân tộc cùng sinh sống ở 7 buôn, 1 thôn với 1.660 hộ, trong đó đồng bào DTTS chiếm 78% dân số của xã. Thực hiện Chỉ thị 01/CT-TTg, ngày 9/1/2015 của Thủ tướng Chính phủ về “Tổ chức phong trào toàn dân tham gia bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia trong tình hình mới”, xã đã thành lập Ban Chỉ đạo với nhiệm vụ tuyên truyền đến mọi tầng lấp Nhân dân hiểu rõ hơn về công tác biên phòng toàn dân, ý nghĩa thiêng liêng của chủ quyền lãnh thổ quốc gia. Đặc biệt là phát huy vai trò của già làng, Người có uy tín để tập hợp, vận động Nhân dân tham gia bảo vệ biên cương nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp toàn dân trong việc tham gia bảo vệ đường biên, cột mốc.

Đến nay, toàn xã có 11 tập thể, 212 hộ gia đình, 308 cá nhân đăng ký tham gia cùng Bộ đội Biên phòng tuần tra bảo vệ đường biên mốc giới, giữ gìn an ninh trật tự thôn, buôn.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
“Dị Nhân” làm giàu trong thung lũng Tà Vờn

“Dị Nhân” làm giàu trong thung lũng Tà Vờn

Mặc cho dân bản buông lời dị nghị: “khùng”; “dị nhân”, trong thung lũng Tà Vờn vợ chồng ông Tình, bà Minh vẫn âm thầm trồng trọt, nuôi bò…Thời gian thấm thoắt trôi, vợ chồng ông bà đã có gần chục con bò và cơ man là lạc, tiêu, bưởi, đu đủ….Từ hộ khó, gia đình ông Tình đã trở thành hộ giàu ở xã vùng cao Hóa Phúc, huyện Minh Hóa (Quảng Bình)
Tin nổi bật trang chủ
Ngày hội Văn hóa các dân tộc có số dân dưới 10.000 người lần thứ Nhất tỉnh Lai Châu sẽ diễn ra vào đầu tháng 11

Ngày hội Văn hóa các dân tộc có số dân dưới 10.000 người lần thứ Nhất tỉnh Lai Châu sẽ diễn ra vào đầu tháng 11

Tin tức - Thanh Nguyên - 1 giờ trước
Từ ngày 3 - 5/11, tại Lai Châu sẽ diễn ra Ngày hội Văn hóa các dân tộc có số dân dưới 10.000 người lần thứ Nhất và Tuần Du lịch - Văn hóa tỉnh Lai Châu năm 2023.
Đầu tư ứng trước cho đồng bào DTTS - Cách làm hay ở Bình Thuận

Đầu tư ứng trước cho đồng bào DTTS - Cách làm hay ở Bình Thuận

Công tác Dân tộc - T.Nhân - 1 giờ trước
Thông qua Trung tâm Dịch vụ miền núi, Ban Dân tộc tỉnh Bình Thuận đã triển khai chính sách đầu tư ứng trước, trợ cước vận chuyển giống, vật tư..., đồng thời thu mua nông sản cho bà con đồng bào DTTS với giá ổn định hơn so với thị trường. Chính sách này không chỉ giúp bà con có điều kiện để sản xuất, hạn chế tình trạng vay mượn vốn từ bên ngoài với lãi suất cao mà quan trọng hơn là đã khơi dậy ý chí vươn lên thoát nghèo của người dân, góp phần thúc đẩy phát triển toàn diện kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Người có uy tín tỉnh Hòa Bình: Tích cực trao truyền văn hóa dân tộc cho thế hệ sau

Người có uy tín tỉnh Hòa Bình: Tích cực trao truyền văn hóa dân tộc cho thế hệ sau

Người có uy tín - Văn Hoa - 1 giờ trước
Thời gian qua, đội ngũ Người có uy tín trên địa bàn tỉnh Hòa Bình luôn phát huy vai trò của mình trong công tác tuyên truyền, vận động Nhân dân thực hiện tốt các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; các phong trào, cuộc vận động phát động tại địa phương...Trong đó phải kể đến vai trò của Người có uy tín trong nỗ lực gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc và trao truyền lại cho các thế hệ sau.
Tin trong ngày - 2/10/2023

Tin trong ngày - 2/10/2023

Media - BDT - 1 giờ trước
Bản tin hôm nay, 02/10 có những thông tin đáng chú ý sau: Khai mạc Hội nghị Trung ương 8 khóa XIII. Bộ Y tế phát động Tuần lễ làm mẹ an toàn năm 2023. Bám làng tận tâm “gieo chữ”. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Già làng Thông Minh Tìm tận tuỵ với làng Chăm Palei Mali

Già làng Thông Minh Tìm tận tuỵ với làng Chăm Palei Mali

Người có uy tín - Hà Thanh Tú - 2 giờ trước
Không lâu nữa, ngày 13-14 tháng 10 năm 2023, Lễ hội Pô Sah Inư truyền thống hàng năm của đồng bào Chăm Bình Thuận sẽ diễn ra tại tháp Pô Sah Inư (phường Phú Hài, TP Phan Thiết). Để chuẩn bị cho lễ hội truyền thống của dân tộc, thời gian này, ông Thông Minh Tìm, Người có uy tín của làng Chăm Palei Mưli lại càng bận rộn, tất bật.
Mường Lò - Tinh hoa miền di sản

Mường Lò - Tinh hoa miền di sản

Bất cứ ai đến với Nghĩa Lộ - Mường Lò thời điểm này sẽ được thăng hoa cảm xúc trước vẻ đẹp của cảnh sắc thiên nhiên và những thảm vàng lúa chín; được chiêm ngưỡng vẻ đẹp duyên dáng yêu kiều của các cô gái Thái; được hòa mình trong vòng những Xòe bất tận để cảm nhận tự trái tim những giá trị văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc, với bao cung bậc cảm xúc đắm say và giá trị nhân văn sâu sắc đã và đang trường tồn, lan tỏa của Nghệ thuật Xòe Thái - tinh hoa miền di sản Mường Lò, Nghĩa Lộ.
“Dị Nhân” làm giàu trong thung lũng Tà Vờn

“Dị Nhân” làm giàu trong thung lũng Tà Vờn

Phóng sự - Phạm Tiến - 2 giờ trước
Mặc cho dân bản buông lời dị nghị: “khùng”; “dị nhân”, trong thung lũng Tà Vờn vợ chồng ông Tình, bà Minh vẫn âm thầm trồng trọt, nuôi bò…Thời gian thấm thoắt trôi, vợ chồng ông bà đã có gần chục con bò và cơ man là lạc, tiêu, bưởi, đu đủ….Từ hộ khó, gia đình ông Tình đã trở thành hộ giàu ở xã vùng cao Hóa Phúc, huyện Minh Hóa (Quảng Bình)
Bắc Ninh: Phát hiện, xử lý gần 230 vụ vi phạm trong lĩnh vực kinh doanh

Bắc Ninh: Phát hiện, xử lý gần 230 vụ vi phạm trong lĩnh vực kinh doanh

Trang địa phương - Xuân Hải - 3 giờ trước
Theo báo cáo của Cục Quản lý thị trường (QLTT) tỉnh Bắc Ninh, trong 9 tháng năm 2023, đơn vị đã phối hợp với các lực lượng chức năng kiểm tra, phát hiện gần 230 vụ vi phạm các quy định trong lĩnh vực kinh doanh. Trong đó, có 103 vụ vận chuyển, buôn bán hàng lậu; 51 vụ về hàng giả và quyền sở hữu trí tuệ; 16 vụ hàng hoá không rõ nguồn gốc xuất xứ; 13 vụ về lĩnh vực giá đầu cơ, găm hàng; 07 vụ về lĩnh vực an toàn thực phẩm…
Khánh Hòa: Người có uy tín phát huy vai trò trên các lĩnh vực

Khánh Hòa: Người có uy tín phát huy vai trò trên các lĩnh vực

Công tác Dân tộc - Mạnh Cường - 3 giờ trước
Những năm gần đây, nhờ đẩy mạnh thực hiện các chính sách dân tộc, đời sống kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS tỉnh Khánh Hòa đã và đang có nhiều chuyển biến tích cực. Tỷ lệ hộ nghèo vùng đồng bào DTTS của tỉnh giảm còn 28,9% (cuối năm 2022). Thành quả đó là sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị và Nhân dân toàn tỉnh Khánh Hòa, trong đó có vai trò quan trọng của đội ngũ Người có uy tín trong đồng bào DTTS.
Hoàng Su Phì (Hà Giang): Ưu tiên các nguồn lực phát triển KT – XH vùng đồng bào DTTS

Hoàng Su Phì (Hà Giang): Ưu tiên các nguồn lực phát triển KT – XH vùng đồng bào DTTS

Công tác Dân tộc - Nguyễn Kiều - 3 giờ trước
Những năm qua, huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang đã ưu tiên, tập trung lồng ghép các nguồn lực từ các chương trình, dự án chính sách dân tộc để đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, phát triển sản xuất, nâng cao chất lượng cuộc sống Nhân dân vùng đặc biệt khó khăn. Đặc biệt, nguồn lực từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030 (Chương trình MTQG 1719) đang triển khai gần đây, được kỳ vọng sẽ giải quyết những khó khăn căn bản, thúc đẩy địa phương phát triển toàn diện, bền vững.
Lang Chánh (Thanh Hóa): Tập trung

Lang Chánh (Thanh Hóa): Tập trung "lấp đầy vùng trũng" pháp luật

Công tác Dân tộc - Quỳnh Trâm - 3 giờ trước
Lang Chánh là huyện miền núi biên giới của tỉnh Thanh Hóa với dân số khoảng hơn 52.600 người. Trong đó, đồng bào DTTS chiếm gần 90%, sinh sống ở 78 thôn, bản, khu phố thuộc 10 xã, thị trấn. Trong nhiều năm qua, để đảm bảo an ninh trật tự khu vực biên giới, huyện Lang Chánh rất chú trọng công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật (PBGDPL) đến với đồng bào DTTS, qua đó góp phần tăng cường tình đoàn kết trong cộng đồng dân cư, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển.