Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Chương trình MTQG 1719 tác động tích cực đến vùng DTTS và miền núi xứ Thanh

Quỳnh Trâm - 18:13, 01/10/2024

Trong những chuyến đi thực tế tới các huyện miền núi Thanh Hóa, chúng tôi cảm nhận rõ sức sống mới hiển hiện ở từng bản làng.Chứng kiến sự đổi thay về cơ sở hạ tầng, đời sống của người dân đã cho thấy, những tác động tích cực từ việc triển khai các Dự án, Tiểu dự án thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719)

Từ nguồn vốn Chương MTQG 1719, hạ tầng vùng DTTS và miền núi xứ Thanh được đầu tư ngày càng hoàn thiện
Từ nguồn vốn Chương MTQG 1719, hạ tầng vùng DTTS và miền núi xứ Thanh được đầu tư ngày càng hoàn thiện

Thực hiện Chương trình MTQG1719, tỉnh Thanh Hóa được ngân sách Trung ương phân bổ cho giai đoạn 2021-2024 là 1.964.112 triệu đồng. Tính đến hiện tại, Thanh Hóa đã giải ngân chi tiết cho các tiểu dự án, với số tiền 1.963.922 triệu đồng, đạt 99,99% kế hoạch. Nguồn lực này đã giúp các địa phương đầu tư vào các công trình hạ tầng, đào tạo nguồn nhân lực và hỗ trợ các hoạt động sản xuất, góp phần cải thiện đáng kể diện mạo của các vùng đồng bào DTTS.

Tại huyện Như Thanh, hiện đang thực hiện 9/10 dự án theo của Chương trình MTQG 1719 , với tổng kinh phí được Trung ương hỗ trợ trên 60 tỷ 309 triệu đồng. Theo đó, trong 3 năm từ năm 2021-2023 trên địa bàn huyện đã thực hiện 42 công trình với tổng kinh phí ngân sách Trung ương hỗ trợ là 37 tỷ 363 triệu đồng, trong đó có 11 công trình đường giao thông, 2 công trình nước sinh hoạt tập trung, 21 nhà văn hóa thôn; 5 trường học, 2 công trình tràn giao thông; 1 công trình đường điện chiếu sáng. Các công trình cơ bản đã hoàn thành, bàn giao đưa vào sử dụng phát huy hiệu quả, tạo thuận lợi cho việc giao thương giữa các địa phương.

Hiện nay, huyện Như Thanh cũng đang triển khai các dự án hỗ trợ phát triển sản xuất cho đồng bào DTTS thuộc Chương trình MTQG 1719. Trong đó, năm 2023, trên địa bàn thực hiện 5 dự án phát triển sản xuất cộng đồng, với tổng kinh phí 2 tỷ 313 triệu đồng cho 181 hộ nghèo, cận nghèo và hộ mới thoát nghèo. Dự án đã phát huy hiệu quả góp phần để các hộ có thêm nguồn thu nhập để vươn lên thoát nghèo bền vững.

Nhiều chính sách ưu tiên của Nhà nước đã phát huy được nội lực, tinh thần vượt khó để vươn lên thoát nghèo của người dân vùng khó ở xứ Thanh
Nhiều chính sách ưu tiên của Nhà nước đã phát huy được nội lực, tinh thần vượt khó để vươn lên thoát nghèo của người dân vùng khó ở xứ Thanh

Bà Lê Ngọc Hoa, Phó Chủ tịch UBND huyện Như Thanh, cho biết, triển khai Chương trình MTQG 1719 đã mang lại những hiệu quả tích cực đối với phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện. Theo bà Hoa, huyện Như Thanh đã đạt được những kết quả ấn tượng, tỷ lệ hộ nghèo giảm mạnh từ 11,8% vào năm 2021 xuống còn 3,7% vào năm 2023.

 Đặc biệt, trong vùng đồng bào DTTS và miền núi, tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 14,08% vào năm 2021 xuống còn 4,17% vào năm 2023. Đây là một trong những thành tựu quan trọng, minh chứng cho hiệu quả của các dự án, tiểu dự án từ Chương trình MTQG 1719. Huyện Như Thanh phấn đấu năm 2024 về đích huyện Nông thôn mới.

Tại huyện Quan Sơn, việc thực hiện Chương trình MTQG 1719 cũng đã mang lại những kết quả rõ rệt. Nổi bật trong số đó, huyện đã hoàn thành khu tái định cư Co Hương tại bản Ngàm, xã Tam Thanh để di dời khẩn cấp 36 hộ dân khỏi khu vực có nguy cơ cao xảy ra lũ ống, lũ quét và sạt lở đất. Huyện cũng đang tiến hành các thủ tục đầu tư xây dựng thêm nhiều khu tái định cư nhằm bảo vệ người dân sống trong vùng có nguy cơ cao trước thiên tai.

Ngoài ra, huyện Quan Sơn đã ưu tiên dành nguồn lực cho phát triển giáo dục và đào tạo. Nhiều công trình trường học xuống cấp đã được sửa chữa và trang bị thêm thiết bị dạy học hiện đại, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.

Ông Chu Đình Trọng, Phó Chủ tịch UBND huyện Quan Sơn, khẳng định: với quyết tâm cao và thực hiện quyết liệt, đồng bộ các giải pháp, huyện Quan Sơn đã đạt được những thành quả đáng khích lệ trong thực hiện Chương trình MTQG 1719. Năm 2023, tỷ lệ hộ nghèo vùng đồng bào DTTS và miền núi giảm xuống còn 29,6% (tương đương 2.745 hộ), và thu nhập bình quân của người dân đạt 29,6 triệu đồng/người/năm.

Từ nguồn kinh phí của Chương trình MTQG 1719, các địa phương tổ chức nhiều Hội nghị tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật và trợ giúp pháp lý ở vùng DTTS và miền núi
Từ nguồn kinh phí của Chương trình MTQG 1719, các địa phương tổ chức nhiều Hội nghị tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật và trợ giúp pháp lý ở vùng DTTS và miền núi

Theo báo cáo của Ban Dân tộc tỉnh Thanh Hóa, đến nay Chương trình MTQG 1719 trên toàn tỉnh đã hoàn thành 18 công trình nước sinh hoạt tập trung, 256 công trình trạm y tế xã, đường bê tông, các công trình mạng lưới chợ; 16 công trình trường học; 66 công trình thiết chế văn hóa; 02 trung tâm y tế huyện… 

Tổ chức 594 hội nghị và lớp tập huấn đào tạo nghề; 224 hội nghị truyền thông, hướng nghiệp, học nghề, việc làm và các dịch vụ việc làm, đi làm việc ở nước ngoài; mở 339 lớp đào tạo nghề sơ cấp và dưới 3 tháng cho các đối tượng là người DTTS, người dân tộc Kinh thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo sinh sống tại vùng DTTS và miền núi; tổ chức 72 lớp tập huấn nâng cao năng lực cho cộng đồng và cán bộ triển khai chương trình; 22 lớp bồi dưỡng kiến thức dân tộc, đào tạo dự bị đại học, đại học và sau đại học; tổ chức 241 sự kiện truyền thông về bình đẳng giới, định kiến giới, phòng chống bạo lực gia đình, xóa bỏ định kiến giới; 196 hội nghị tuyên truyền giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống,… Hỗ trợ khoán bảo vệ, quản lý bảo vệ hơn 200 nghìn ha rừng. 

Các nội dung còn lại đang triển khai như: Sắp xếp ổn định dân cư tập trung trên địa bàn các huyện: Mường Lát, Quan Hóa, Quan Sơn; hỗ trợ di dời cho các hộ dân trên địa bàn huyện Quan Sơn; hỗ trợ sản xuất theo chuỗi giá trị,…

Một trong những thành tựu nổi bật nhất của Chương trình MTQG 1719, chính là giúp người dân giảm nghèo bền vững. Theo thống kê, tỷ lệ hộ nghèo trong đồng bào DTTS đã giảm còn 14,75% vào năm 2023, đạt mục tiêu giảm bình quân hơn 3% mỗi năm. Điều này cho thấy các chính sách, dự án của Chương trình đã tác động hiệu quả đến cuộc sống của người dân, giúp họ thoát nghèo và vươn lên làm chủ cuộc sống.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Tin nổi bật trang chủ
Tôn vinh cây chè tổ ở Suối Giàng

Tôn vinh cây chè tổ ở Suối Giàng

Media - BDT - 2 giờ trước
Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 28/10, có những thông tin đáng chú ý sau: Sau bão số 6, từ Hà Tĩnh đến Quảng Ngãi mưa to, ngập lụt diện rộng và nguy cơ sạt lở đất. Chắp cách ước mơ" cho nhiều học sinh DTTS đến được bến bờ tri thức. “Tiếp lửa” truyền thống múa sư tử mèo cho thế hệ trẻ. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Tết “Sử Giề Pà” của người Bố Y

Tết “Sử Giề Pà” của người Bố Y

Media - BDT - 3 giờ trước
Tết “Sử Giề Pà” hay còn có các tên gọi “Tết 8/4”, “Lễ Tạ ơn trâu thần”, được tổ chức vào ngày mồng 8 tháng 4 âm lịch. Đây là một trong những lễ hội lớn trong năm của người Bố Y, huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai, hình thành qua câu chuyện truyền thuyết của người Bố Y về ngày trâu thần đã dẫn họ tìm được nguồn nước.
UAE trở thành Đối tác Toàn diện đầu tiên của Việt Nam tại Trung Đông

UAE trở thành Đối tác Toàn diện đầu tiên của Việt Nam tại Trung Đông

Thời sự - PV - 3 giờ trước
Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Các Tiểu vương quốc Ả-rập thống nhất (UAE), ngày 28/10, tại Abu Dhabi, sau lễ đón chính thức, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã hội đàm hẹp với Tổng thống UAE Sheikh Mohammed bin Zayed Al Nahyan. Nhân dịp này, hai Nhà lãnh đạo đã nhất trí nâng cấp quan hệ song phương lên Đối tác Toàn diện.
Yên Sơn (Tuyên Quang): Nữ Tổ trưởng tổ Tiết kiệm và vay vốn tận tâm, trách nhiệm với công việc

Yên Sơn (Tuyên Quang): Nữ Tổ trưởng tổ Tiết kiệm và vay vốn tận tâm, trách nhiệm với công việc

Gương sáng - Phương Linh - 4 giờ trước
Được ví như “cánh tay nối dài” của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), hơn 20 năm gắn bó với vai trò là Tổ trưởng Tổ Tiết kiệm và vay vốn (TK&VV) thuộc Đoàn Thanh niên quản lý, bà Trần Thị Tầm là người Tổ trưởng cần cù, tâm huyết với công việc, là cầu nối chuyển tải nguồn vốn tín dụng chính sách đến với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn thôn Tân Lập. Qua đó góp phần quan trọng trong công cuộc giảm nghèo bền vững trên địa bàn xã Chiêu Yên, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang.
Yên Bái: Quyết tâm vượt qua khó khăn thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững

Yên Bái: Quyết tâm vượt qua khó khăn thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững

Xã hội - Vân Khánh - 4 giờ trước
Tỉnh Yên Bái đang tích cực thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) giảm nghèo bền vững năm 2024, nhằm giúp người nghèo có điều kiện và cơ hội được học nghề, có việc làm, phát triển sản xuất, ổn định cuộc sống và vươn lên thoát nghèo.
Vấn đề - Sự kiện (Tuần 43): Cấp bách bảo về tiếng nói và chữ viết của đồng bào DTTS?

Vấn đề - Sự kiện (Tuần 43): Cấp bách bảo về tiếng nói và chữ viết của đồng bào DTTS?

Tiếng nói và chữ viết là một trong những yếu tố quan trọng làm nên bản sắc văn hóa của mỗi tộc người. Tuy nhiên, trong giai đoạn hội nhập và phát triển hiện nay, nhiều tiếng nói, chữ viết của các DTTS đang có nguy cơ bị mai một, bởi vậy việc bảo tồn, gìn giữ sự đa dạng về tiếng nói, chữ viết trong đời sống cộng đồng là vấn đề cấp thiết.
Phước Sơn (Quảng Nam) nỗ lực kéo giảm tình trạng tảo hôn: Tay ẵm tay bồng ru con bên cánh nôi buồn…(Bài 1)

Phước Sơn (Quảng Nam) nỗ lực kéo giảm tình trạng tảo hôn: Tay ẵm tay bồng ru con bên cánh nôi buồn…(Bài 1)

Công tác Dân tộc - T.Nhân – H.Trường - 4 giờ trước
Mặc dù được kéo giảm, song tình trạng tảo hôn vẫn đang là bài toán nan giải ở huyện nghèo Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam. Thay vì được đến trường như những bạn bè cùng trang lứa, nhiều em đang ở cái tuổi ăn chưa no, lo chưa tới, nhưng phải tay ẵm tay bồng ru con bên cánh nôi buồn…
Vấn nạn hướng nghiệp lệch lạc trên mạng xã hội

Vấn nạn hướng nghiệp lệch lạc trên mạng xã hội

Giáo dục - Hồng Phúc - 5 giờ trước
Lựa chọn ngành học, nghề nghiệp hiện nay đang là mối quan tâm hàng đầu của thanh niên, bởi họ là những người đang đứng trước ngưỡng cửa tự lập, đương đầu với cuộc sống, gây dựng tương lai cho chính mình. Tuy nhiên, hiện nay trên mạng xã hội xuất hiện một trào lưu cực kỳ tai hại, review (đánh giá), tư vấn lệch lạc, sai sự thật về các ngành học, khiến cho người trẻ và phụ huynh học sinh hoang mang, lo lắng.
Bình Gia (Lạng Sơn): Tập huấn nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ làm công tác giảm nghèo

Bình Gia (Lạng Sơn): Tập huấn nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ làm công tác giảm nghèo

Giảm nghèo bền vững - Minh Anh - 5 giờ trước
Từ đầu năm 2024 đến nay, UBND huyện Bình Gia (Lạng Sơn) đã tổ chức 12 lớp tập huấn cho đội ngũ cán bộ làm công tác giảm nghèo, với khoảng 800 người tham gia. Hoàn thành 100% kế hoạch đề ra.
Ia H’Drai (Kon Tum): Hỗ trợ sinh kế theo nhu cầu, phù hợp với điều kiện hộ nghèo

Ia H’Drai (Kon Tum): Hỗ trợ sinh kế theo nhu cầu, phù hợp với điều kiện hộ nghèo

Chương trình 1719 - Ngọc Chí - 5 giờ trước
Với phương châm hỗ trợ sinh kế cho người dân theo nhu cầu, những năm qua, huyện Ia H’Drai (Kon Tum) đã triển khai hiệu quả nguồn vốn đầu tư từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719). Với cách làm thiết thực đã tạo được sự đồng thuận cao trong Nhân dân và các mô hình đang từng bước phát huy hiệu quả.
Kiên Giang: Nhiều thành quả quan trọng từ thực hiện Quyết tâm thư Đại hội các DTTS lần thứ III

Kiên Giang: Nhiều thành quả quan trọng từ thực hiện Quyết tâm thư Đại hội các DTTS lần thứ III

Công tác Dân tộc - Tào Đạt - Như Tâm - 5 giờ trước
Thực hiện Quyết tâm thư Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Kiên Giang lần thứ III năm 2019, trong 5 năm qua, các cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể các cấp đã tập trung chỉ đạo và tổ chức thực hiện hiệu quả các chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác dân tộc. Nhờ đó đến nay, diện mạo nông thôn, đô thị của Kiên Giang đã có nhiều đổi thay, chất lượng cuộc sống của Nhân dân được nâng lên.