Tết cầu mùa (Tết nhảy) là lễ hội lớn nhất của người Dao, được tổ chức tại nhà trưởng họ nhằm mong ước một vụ mùa mới bội thu, nhà nhà no ấm, bản làng cuộc sống yên vui. Vừa qua, tại Làng Văn hóa Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội), đồng bào Dao Tiền ở Mộc Châu (Sơn La) đã tái hiện lại Tết cầu mùa của dân tộc mình.
Lừng lững và cô độc giữa nắng gió cao nguyên, cùng với khan, cồng chiêng, tượng gỗ nhà mồ... kơ nia trở thành biểu tượng của đại ngàn Tây Nguyên hùng vĩ. Nhưng giờ đây, họa hoằn lắm mới tìm thấy một vài cây ở típ tắp những làng xa.
Nằm trên nhánh sông Pô Cô huyền thoại, thác Mơ (làng Ếch, xã Ia Khai, huyện Ia Grai, Gia Lai) ngày đêm tuôn chảy giữa đại ngàn hoang sơ, kỳ vĩ đã tạo sức hút ấn tượng, là điểm đến hấp dẫn rất nhiều du khách.
Dưới chân núi Coc Tăng (Cooc La Phăng Xông) gần 80 năm trước, người Pa Cô, Vân Kiều nơi đại ngàn Trường Sơn đã tổ chức Hội thề thiêng liêng. Những người già đã thề với Giàng, với rừng núi trọn đời theo Đảng, theo Bác Hồ; nguyện lấy họ Bác Hồ làm họ chung cho cả hai dân tộc. Với họ, hội thề thiêng liêng ấy đã trở thành niềm tin son sắt, thành mạch nguồn cuộc sống cho hôm nay và mãi mãi mai sau.
Sinh ra ở mảnh đất Tân Uyên (Lai Châu) đầy nắng gió, nhưng hồi đó, chưa một lần tôi được đến Hô Tra mà mới chỉ được nghe qua lời kể của những bậc cao niên. Hô Tra trong hình dung của tôi và rất nhiều người khi đó, là mảnh đất đầy gian khó.
Chương trình điểm tin, đọc báo tuần này thông tin về cuộc họp của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Hầu A Lềnh với Vụ Hợp tác Quốc tế; chuyến công tác của Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Hoàng Thị Hạnh khảo sát, lấy ý kiến, lắng nghe tâm tư của đồng bào các DTTS tại xã Tri Lễ, huyện Quế Phong (Nghệ An) về việc hoàn thiện Đề án “Xác định thành phần, tên gọi một số dân tộc và xây dựng danh mục các dân tộc Việt Nam” và một số tin tức nổi bật khác ở vùng đồng bào DTTS và miền núi. Phần đọc báo sẽ giới thiệu 2 bài viết: “Trên vùng mây trắng Chư Tan Kra” của tác giả Tiêu Dao- Bảo Anh và bài viết “Thổ cẩm kể chuyện” của tác giả Hồng Minh.
Chế độ dinh dưỡng rất quan trọng để trẻ có thể phát triển cân đối về thể chất (chiều cao, cân nặng) và tâm lý. Ở bé gái tuổi dậy thì thường vào khoảng 10 tuổi và 12 tuổi ở bé trai. Trong thời điểm này, bố mẹ cần lưu ý bổ sung chất dinh dưỡng vào thực đơn hàng ngày sao cho đảm bảo đủ chất dinh dưỡng cho con giúp con được phát triển khỏe mạnh.
Dù chưa qua khóa học kinh doanh nào, nhưng cô gái Tày Chẩu Thị Nga sinh ra ở bản Bó Ngoặng, xã Phúc Sơn, huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang lại thong dong chinh phục thị trường du lịch đúng vào đợt bão dịch Covid-19. Dẫu biết đó là cả một chuyến "lội ngược dòng" đầy thử thách, nhưng Nga tâm niệm “Cá lội ngược dòng là cá sống, người vượt nghịch cảnh mới mong thành công”.
Vậy là đã 2 mùa mưa, người Vân Kiều ở khu tái định cư (TĐC) Ra Lỳ- Rào, xã Hướng Sơn, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị đã an cư, không còn nơm nớp lo sợ lở núi, trôi nhà. Cùng với sự hỗ trợ của chính quyền địa phương, đoàn thể tặng giống cây trồng, vật nuôi như dê, gà… để tăng gia, trồng rừng, nhờ đó đời sống của bà con không ngừng được cải thiện.
Ngược lên miền Tây Bắc, hình ảnh những chiếc guồng nước (cọn nước) dọc hai bên suối đã trở thành một nét đẹp trong đời sống văn hóa của người Thái nơi đây. Guồng nước không chỉ đơn thuần là công cụ phục vụ sản xuất nông nghiệp ở vùng cao mà nay còn là một điểm đến đặc biệt cho khách du lịch khi đến với Tây Bắc.
Thu nhập tiền tỷ từ mô hình trồng cau lấy quả và sản xuất cau giống để bán, anh Hà Văn Dũng, dân tộc Mường ở làng Trô, xã Giao An, huyện Lang Chánh, tỉnh Thanh Hóa đã vươn lên làm giàu.
Những gốc cây pơ mu, sa mu nơi miền biên viễn xứ Nghệ đang ngày một dày thêm theo năm tháng. Từ những hộ tiên phong, đến nay đã có hàng trăm ha cây sa mu, pơ mu được người Mông trồng trên rẻo cao huyện Kỳ Sơn. Góp một cây là có rừng, trồng một cây là có rừng, nhưng với người Mông hôm nay, trồng cây không chỉ để gây rừng.
Lễ hội cầu mưa được tổ chức vào ngày 15/2 âm lịch hàng năm là một trong những lễ hội quan trọng nhất trong năm đối với đồng bào dân tộc Thái. Lễ cầu mưa tổ chức với ý nghĩa cầu cho dân bản một năm mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, đồng thời giáo dục các thế hệ con cháu biết bảo vệ và tôn trọng môi trường sống.
Mỗi tối, ánh đèn, ánh đuốc bập bùng giữa rừng già. Ấy là cảnh các mẹ, các chị vượt dốc, xuyên rừng đêm đi tìm con chữ. Nơi đại ngàn Trường Sơn, hành trình đi tìm chữ cũng nhọc nhằn như tìm kế sinh nhai trên nương, trên rẫy mỗi ngày. Nhưng dẫu thế thì, mong muốn có con chữ để biết đọc sách báo , xem điện thoại, biết viết tên của chính mình của các chị, các mẹ chưa bao giờ lụi tắt...
Chương trình điểm tin, đọc báo tuần này thông tin về chuyến công tác khảo sát, lấy ý kiến của Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm UBDT Hoàng Thị Hạnh tại cơ sở để hoàn thiện Đề án “Xác định thành phần, tên gọi một số dân tộc và xây dựng danh mục các dân tộc Việt Nam”; các hoạt động kỷ niệm 76 năm ngày thành lập Cơ quan quản lý nhà nước về công tác dân tộc và một số tin tức nổi bật khác.
Sáng 7/5, tại đập chính công trình Thủy lợi Ngàn Trươi, UBND huyện Vũ Quang (Hà Tĩnh) đã tổ chức trình diễn bay khinh khí cầu “Cuộc dạo chơi của Sao la - Kỳ lân châu Á” chào mừng Đại hội thể thao Đông Nam Á - SEA Games 31.
Sau 68 năm chiến thắng ”lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, chiến trường Điện Biên Phủ từ bãi hoang tàn, khốc liệt nay đã vươn mình, phát triển mạnh mẽ. Trên nền các điểm di tích thành phần thuộc chiến trường Điện Biên Phủ mỗi ngày được tô điểm thêm bởi những bản làng trù phú, những những khu đô thị sầm uất mọc lên.
Chăm sóc răng miệng là việc làm cần thiết của mỗi người. Chăm sóc sức khỏe răng miệng đúng cách sẽ ngăn ngừa các bệnh về nướu, giúp bảo vệ sức khoẻ và mang lại sự tự tin. Dưới đây là cách chăm sóc răng miệng bằng những bí quyết đơn giản để bảo vệ sức khỏe cho chính mình và người thân mời các bạn tham khảo.
Rảo bước trên miền giới tuyến, lòng tôi cứ phơi phới, hân hoan lạ kì. Chẳng vui sướng sao đặng khi những hố bom, trận địa pháo, hầm hào và cả “vành đai trắng”… năm xưa nay đã được lấp đầy bằng màu xanh của nương ngô, màu vàng của đồng lúa chín. Một Quảng Trị đang vươn mình.
Chúng tôi đi trên cầu Hiền Lương với hai màu vàng-xanh. Nắng tháng 4 vàng như mật ong. Trời Quảng Trị xanh ngăn ngắt. Gió biển từ cửa Tùng thổi lên mát rượi. Cảm xúc hân hoan ngập tràn khi đón nhận tin vui: tháng 7 năm nay, lễ hội “Vì Hòa bình” lần đầu tiên có quy mô quốc gia và quốc tế sẽ được tổ chức tại đây. Chắc hẳn, đó sẽ là một thông điệp hòa bình từ mảnh đất từng bị hủy diệt bởi chiến tranh, và đó cũng sẽ là điểm hẹn của hòa bình và điểm đến của du lịch hòa bình.