Hàng vạn chàng trai, cô gái đôi mươi năm xưa, trước khi vượt vĩ tuyến 17 vào tiền tuyến, đều đã dừng chân nghỉ lại một đêm nơi làng binh trạm Cự Nẫm (xã Cự Nẫm, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình). Cũng địa danh này hôm nay, trong câu chuyện trên đồng, trên bãi của người dân không chỉ là khí thế hào hùng đánh giặc năm xưa, mà còn là câu chuyện bà con làm giàu bằng du lịch cộng đồng.
Chào mừng ngày Giải phóng miền Nam 30/4 và Quốc tế Lao động 1/5, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội) đã diễn ra hoạt động “Chợ phiên vùng cao - Sơn La điểm hẹn”. Đây là dịp để du khách gần xa đến đây khám phá, trải nghiệm nét đặc sắc của chợ phiên vùng cao.
Trong 2 ngày (29, 30/4), tại bản Huổi Chát, xã Nậm Manh đã diễn ra Lễ hội khèn Mông lần thứ I, năm 2022 do UBND huyện Nậm Nhùn (Lai Châu) tổ chức.
Chương trình điểm tin, đọc báo tuần này thông tin về chuyến thăm của Thủ tướng Phạm Minh Chính tại Trường THPT Dân tộc Nội trú Huỳnh Cương, tỉnh Sóc Trăng; các hoạt động trong khuôn khổ chuyến công tác tại Tây Nguyên của Bộ trưởng, Chủ nhiệm UBDT Hầu A Lềnh; các hoạt động của lãnh đạo Ủy ban Dân tộc và một số vấn đề nổi bật khác ở vùng đồng bào DTTS và miền núi. Phần đọc báo sẽ giới thiệu bài: “Viết ở nơi con đèo lịch sử” của tác giả Trọng Bảo
Chư Tan Kra từng là một cao điểm chiến đấu trong những năm 1968, nơi ấy có những người lính quê Hà Nội đã chiến đấu cùng đồng bào và ngã xuống nơi đây, để bây giờ vùng chiến địa ấy ngày càng trù phú hơn.
25 tuổi, cô xã đội phó Nguyễn Thị Dậu trên “đất lửa” Vĩnh Giang (Vĩnh Linh, Quảng Trị) thành nữ Đại biểu Quốc hội của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Ký ức về những ngày làm nghị sĩ, dẫu đã hơn nửa thế kỉ, vẫn vẹn nguyên trong bà, rõ ràng như những ngày cùng dân quân, du kích gùi đạn, tải thương trên bến đò B của dòng Bến Hải.
Chuyến đi thực tế vào tháng 4 lần này, tôi không xuất phát từ xứ Tuyên, mà theo con đường ngày xưa Bác đã đi. Đó là từ đầu nguồn Pác Bó, Cao Bằng về với Tân Trào, Tuyên Quang.
Gọi là chợ, nhưng mục đích ban đầu không phải để bán mua. Tất cả bắt đầu từ câu chuyện hơn trăm năm về trước kể về mối tình ngang trái giữa chàng Ba và nàng Út.
Thức khuya là một thói quen xấu đem lại tác hại cho cơ thể của chúng ta. Vì vậy, nếu bạn là người có công việc đặc thù phải thức khuya thì hãy cân nhắc chế độ dinh dưỡng hợp lí bằng cách bổ sung một số thực phẩm tốt có thể làm giảm tác hại của việc thức khuya. Sau đây là một số loại trái cây có lợi cho sức khỏe những người hay thức khuya mời các bạn tham khảo.
“Cách một con sông mà đó thương đây nhớ. Chung một nhịp cầu mà duyên nợ cách xa”. Chẳng thế mà nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường khi đặt chân đến bên bờ Nam con sông Bến Hải trong thời kháng chiến chống đế quốc Mỹ, đã từng thốt lên: “… một con sông kỳ lạ của Vĩnh Linh. Sông gì mà chỉ có “một bờ”, tồn tại như một nỗi đoạn tuyệt của lịch sử, ròng rã mấy mươi năm…”.
Ngoài công việc trên rẫy, bà con người Ba Na (huyện Kông Chro, Gia Lai) lại tranh thủ vào rừng thu hoạch rượu đoak. Dòng nước chảy từ thân cây đã cho ra loại rượu ngon, có hương thơm dịu đã trở thành đặc sản của người Ba Na ở vùng Trường Sơn - Tây Nguyên này.
LTS: Hiệp định Giơ-ne-vơ 1954 đã lấy vĩ tuyến 17 chạy dọc sông Bến Hải (Quảng Trị) làm ranh giới phân định tạm thời hai miền Nam - Bắc Việt Nam. Hai năm hẹn ngày đoàn tụ đã biến thành hơn 20 năm mịt mù khói lửa chiến tranh chỉ bởi, chính quyền Ngô Đình Diệm phá bỏ Hiệp định… Sau gần nửa thế kỉ non sông thống nhất, đất nước trọn niềm vui; người dân “đất lửa” đang viết tiếp câu chuyện anh dũng, kiên cường năm xưa để làm nên những kì tích trong thời đại mới.
Tối ngày 24/4, UBND huyện Tu Mơ Rông ( Kon Tum) tổ chức Phiên chợ sâm Ngọc Linh gần với quảng bá du lịch và các sản phẩm đặc hữu của huyện trong năm 2022.
Vừa qua, tại Hà Nội, Ủy ban Dân tộc và Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh đã tổ chức Hội nghị Ký kết Chương trình hợp tác giai đoạn 2021 -2025.
Chương trình điểm tin, đọc báo tuần này thông tin về Chương trình ký kết phối hợp công tác giữa Ủy ban Dân tộc với Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh; Bộ Tư Pháp giai đoạn 2021-2025; các hoạt động của lãnh đạo Ủy ban Dân tộc và một số vấn đề nổi bật khác. Phần đọc báo sẽ giới thiệu bài viết: “Nghệ nhân chạm bạc cuối cùng ở Nà Sảm” của tác giả Giang Lam.
Những ngày đầu tháng 4, tôi có dịp trở lại Mã Yên Sơn, con đèo lịch sử trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Mã Yên Sơn như chiếc yên ngựa, vắt qua dãy núi Con Voi hiểm trở, xưa in dấu bước chân những đoàn dân công trùng điệp thồ gạo, tải đạn làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ lừng lẫy năm châu, nay đang xanh rừng và sáng bừng ánh điện xây dựng nông thôn mới.
Ngày 20/4, Ủy ban Dân tộc và Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả hoạt động phối hợp công tác giai đoạn 2014 - 2021, ký Chương trình phối hợp công tác giai đoạn 2022 - 2026.
Lễ mừng lúa mới là phong tục lâu đời của các dân tộc sinh sống tại Tây Nguyên, thường được tổ chức vào tháng 11 dương lịch hằng năm để cầu cho mưa thuận, gió hòa, mùa màng bội thu và gia đình sung túc.
Hưởng ứng Ngày sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm 2022, hướng tới Kỷ niệm 76 năm Ngày truyền thống cơ quan Công tác dân tộc (03/5/1946 – 03/5/2022), sáng 20/4, tại Hà Nội, Ủy ban Dân tộc (UBDT) đã trang trọng tổ chức Ngày sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ nhất với chủ đề “Kết nối tri thức để phát triển”.
Ngộ độc thực phẩm hay còn gọi là ngộ độc thức ăn hoặc trúng thực không phải là tình trạng hiếm gặp. Ngộ độc thực phẩm có thể do hóa chất hoặc do vi sinh vật gây bệnh gây ra. Khi hè sang, thời tiết nắng nóng là điều kiện thuận lợi cho các vi sinh vật gây bệnh sinh trưởng, phát triển, trong khi việc dùng hóa chất bảo vệ thực vật, bảo quản và chế biến thực phẩm ngày càng phổ biến. Các triệu chứng thường xuất hiện nhanh trong thời gian ngắn (cấp tính) và khá nghiêm trọng, có thể gây đe dọa tính mạng, cần được cấp cứu can thiệp kịp thời.