Gié Triêng là tên gọi chung của các nhóm địa phương khác nhau, Gié (Giẻ), Triêng (T’riêng), Ve, Bnoong (Mnoong). Dân tộc Gié Triêng ở Việt Nam có hơn 50.000 người, chủ yếu sinh sống ở miền núi, Bắc Tây Nguyên, trong đó cư trú tập trung ở tỉnh Kon Tum. Trong xã hội truyền thống người Gié Triêng cư trú thành từng làng. Làng thường được lập ở những sườn đồi thấp, men theo các con suối.
Không gian văn hóa của người Tày có rất nhiều các loại nhạc cụ; trong đó, cây kèn Pí Lè được bà con nâng niu, gìn giữ. Điệu kèn là lời tâm tình của lòng người với trời đất, núi rừng, lời của con cái với cha mẹ, lời tâm tình của nam nữ lứa đôi…
Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, xã Hà Đông (huyện Đak Đoa, Gia Lai) là vùng căn cứ cách mạng vững chắc, giữ vai trò quan trọng trong công cuộc giải phóng tỉnh Gia Lai. Sau chiến tranh, kế thừa truyền thống anh hùng, Nhân dân xã Hà Đông lại tiếp tục vươn lên xây dựng quê hương ngày càng phát triển.
Hiện nay đang bước vào mùa mưa với nhiều đợt mưa, bão, lũ lớn xảy ra ở nhiều tỉnh, thành phố trên cả nước gây ra lũ lụt trên diện rộng, ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của người dân. Mưa và ngập lụt là điều kiện thuận lợi để các loại vi khuẩn, virus và trung gian truyền bệnh sinh sôi phát triển và gây bệnh cho con người, đe dọa đến sức khỏe của cả cộng đồng.
Gần 3 thập kỷ làm cán bộ thôn bản, bà Hà Thị Mỵ đã làm thơ, sáng tác các bài hát Then để lồng ghép chính sách, pháp luật, đặc biệt là các nội dung liên quan đến công tác dân tộc, chính sách dân tộc để tuyên truyền cho người dân. Ca từ dân giã, hóm hỉnh “dễ cuốn hút” khiến người nghe thích thú truyền tai nhau, nhờ đó hiệu quả công tác tuyên truyền được nhân lên nhiều lần.
Vụ Pháp chế (Ủy ban Dân tộc) phối hợp với Ban Dân tộc tỉnh và UBND huyện Bá Thước (tỉnh Thanh Hóa) tổ chức Hội nghị phổ biến, giáo dục pháp luật cho đồng bào DTTS năm 2022, tại huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa.
Thực hiện chủ trương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, đặc biệt là chính sách bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc, cùng với tâm huyết, tình yêu đối với văn hóa truyền thống của dân tộc Gia Rai, chị Ksor H’Nhi đã thành lập Câu lạc bộ “Truyền dạy cồng chiêng dân tộc Gia Rai” của xã Ia Rbol (thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) cho thế hệ trẻ. CLB truyền dạy cồng chiêng đã góp phần bảo tồn, lan tỏa và phát huy di sản văn hóa truyền thống của đồng bào Gia Rai trong quá trình hội nhập và phát triển.
Với việc triển khai hiệu quả phong trào “Kết nghĩa cụm dân cư hai bên biên giới” Việt Nam – Lào trong suốt gần 10 năm qua, lực lượng Bộ đội Biên phòng tỉnh Điện Biên đã từng bước giúp đỡ người dân 2 bên biên giới Việt – Lào cải thiện, ổn định đời sống kinh tế, thắt chặt thêm tình đoàn kết Quân – Dân, mối quan hệ hữu nghị hợp tác đặc biệt giữa 2 nước và giữ vững chủ quyền an ninh biên giới quốc gia.
Hiện nay ở nước ta đang tồn tại 2 bộ tiêu chí phân định vùng DTTS và miền núi: Phân định miền núi, vùng cao và phân định theo trình độ phát triển. Việc áp dụng các bộ tiêu chí này đã gây ra nhiều hệ lụy chồng chéo, lộn xộn, rất bất cập trong quá trình triển khai các chương trình, chính sách ở vùng dân tộc, miền núi.
Hàng trăm nghìn hộ đồng bào DTTS sinh sống trên lâm phần của các nông, lâm trường quốc doanh (NLTQD) đang thiếu đất sản xuất; trong khi hàng triệu ha đất sử dụng không đúng mục đích, hoặc kém hiệu quả, hoặc bỏ không…
Dân tộc Kháng là một trong những dân tộc thiểu số sinh sống lâu đời ở khu vực Tây Bắc. Người Kháng còn có tên gọi khác là: Xá Khao, Xá Tú, Xá Dón, Xá Dầng… Người Kháng chủ yếu sinh sống trên địa bàn chạy dọc từ Mường Tè (Lai Châu), Mường Lay, Tuần Giáo (Điện Biên), cho tới Thuận Châu, Mường La, Mai Sơn, Sông Mã (Sơn La)... Hiện nay, tại Lai Châu, người Kháng có khoảng hơn 200 người, họ sinh sống ở bản Nà Khuy, xã Bản Bo, huyện Tam Đường.
Không chỉ nổi tiếng với giai thoại về công tử Bạc Liêu và bài ca Dạ Cổ Hoài Lang mà Bạc Liêu còn nổi tiếng bởi những điểm du lịch hấp dẫn như chùa Xiêm Cán, cánh đồng quạt gió, vườn chim Bạc Liêu… cùng những giá trị văn hóa đặc sắc của đồng bào các dân tộc Hoa, Khmer, Chăm… Nếu có cơ hội, bạn hãy đến với miền Tây sông nước Bạc Liêu để khám phá thêm nhiều điều thú vị mà vùng đất này mang lại nhé.
Trên hành trình thực hiện giảm nghèo bền vững trong vùng đồng bào Tà Ôi ở A Roàng, huyện A Lưới (Thừa Thiên - Huế), cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương đã kiên trì thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp cụ thể và lồng ghép các nguồn kinh phí từ các chương trình, dự án chính sách dân tộc.., đã mang lại hiệu quả tích cực. Theo đó, bộ mặt nông thôn ở xã A Roàng, đã có nhiều khởi sắc, tỷ lệ hộ nghèo liên tục giảm, đời sống của người Tà Ôi không ngừng được nâng lên.
Cùng với hoạt động kinh doanh kém hiệu quả, thì việc thực hiện nhiệm vụ quản lý tài nguyên đất đai, nhất là rừng và đất rừng ở các nông, lâm trường quốc doanh (NLTQD) rất lỏng lẻo. Điều này khiến tài nguyên bị xâm hại, tình trạng tranh chấp đất đai có nguồn gốc từ các NLTQD đến nay vẫn chưa “hạ nhiệt”.
Chương trình điểm tin, đọc báo tuần này thông tin về hoạt động của lãnh đạo Ủy ban Dân tộc và Ban dân tộc các địa phương triển khai Chương trình MTQG phát triển KT- XH vùng đồng bào DTTS và miền núi, chính sách cho người có uy tín; Cùng một số thông tin nổi bật khác về hoạt động tôn giáo, văn hoá xã hội tại các địa phương. Phần đọc báo sẽ giới thiệu bài viết: “Hai ngôi chùa bên dòng sông Sê Pôn” của tác giả Nguyễn Thanh
Trong không khí thắm tình đoàn kết hữu nghị đặc biệt Việt Nam - Lào, nhân Kỷ niệm 60 năm Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao, 45 năm Ngày ký Hiệp ước Hữu nghị và hợp tác Việt Nam - Lào, UBND tỉnh Điện Biên phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch long trọng tổ chức Khai mạc “Ngày hội giao lưu văn hóa, thể thao & du lịch vùng biên giới Việt Nam - Lào, lần thứ III, năm 2022”.
Foley Artist (người tái tạo âm thanh) chính là những nghệ sĩ thầm lặng phía sau màn ảnh nhỏ. Với những đạo cụ khá đơn giản như pít tông để mô phỏng âm thanh của tiếng vó ngựa, cần tây mô phỏng tiếng gãy xương, hay dẫm chân lên cát mô phỏng việc đi trên con đường đầy tuyết..., họ đã giúp mỗi thước phim, mỗi khung hình trở nên chân thực và sống động nhất. Hãy tìm hiểu cách tạo ra âm thanh đầy thú vị này cùng Báo Dân tộc và Phát triển nhé!
LTS: Các nông, lâm trường quốc doanh (nay là các công ty nông, lâm nghiệp) đang quản lý hàng triệu ha đất, nhưng hiệu quả sử dụng đất không cao. Trong khi đó, mục tiêu giải quyết đất sản xuất cho đồng bào DTTS đã triển khai hàng chục năm nay nhưng vẫn không thể thực hiện triệt để do thiếu quỹ đất. Giải phóng nguồn lực đất đai từ các nông, lâm trường quốc doanh sẽ là lời giải để thực hiện mục tiêu hỗ trợ đất sản xuất cho Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Trong những năm qua, công tác xây dựng nông thôn mới tại huyện vùng cao Nam Trà My (Quảng Nam) luôn có sự đồng hành, hỗ trợ tích cực từ các cấp, các ngành, đặc biệt là Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH). Cùng với nguồn vốn vay chính sách cũng như ý thức tự vươn lên của đồng bào mà nhiều hộ gia đình nghèo nay đã thoát nghèo, hộ trung bình trở nên khá giả, góp phần cùng địa phương sớm hoàn thành các tiêu chí xây dựng nông thôn mới.
Ở Ra Manh, xã Sơn Long, huyện Sơn Tây, tỉnh Quảng Ngãi bây giờ, không còn là “điểm nóng”, nhiều gia đình Ca Dong đã phát triển kinh tế, gương mẫu tích cực tham gia các phong trào xây dựng nông thôn mới, xây dựng mô hình nhà sạch, vườn đẹp, phong trào “5 không 3 sạch”…tại địa phương.