Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Sự kiện: Chào mừng kỷ niệm 75 năm ngày truyền thống của Cơ quan Quản lý Nhà nước về lĩnh vực Công tác Dân tộc (3/5/1946 - 3/5/2021)

Trên những nẻo đường đến với đồng bào

Trên những nẻo đường đến với đồng bào

Công tác Dân tộc - Thu Thảo – Việt Dũng - 18:36, 06/05/2021
Trên hành trình đưa chính sách của Đảng, Nhà nước đến với đồng bào, những cán bộ làm công tác dân tộc xứ Thanh đã in dấu chân mình trên khắp các nẻo đường, góp phần làm thay đổi diện mạo vùng đồng bào DTTS và miền núi của tỉnh. Giờ đây, trường học khang trang, đường giao thông thông suốt đến tất cả các huyện, thậm chí đến tận các xã vùng cao, điện thắp sáng bản làng, phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt, sản xuất, học tập, vui chơi của Nhân dân và các em học sinh. Những mâm cơm của đồng bào đã đầy đặn hơn, chất lượng hơn nhờ kinh tế ngày một phát triển…
Điều ít người biết ở một số tác phẩm nổi tiếng về Tây Bắc

Điều ít người biết ở một số tác phẩm nổi tiếng về Tây Bắc

Sắc màu 54 - Huỳnh Dũng Nhân - 10:44, 04/05/2021
Trong các tác phẩm ca ngợi chiến thắng Điện Biên Phủ, có hai tác phẩm nổi tiếng, đó là bài "Hoan hô chiến sĩ Điện Biên" dài 98 câu của nhà thơ Tố Hữu, được viết sau chiến thắng Điện Biên (5/1954) và tác phẩm "Tượng đài chiến thắng Điện Biên Phủ", do nhà điêu khắc Nguyễn Hải sáng tác năm 1963, hoàn thành năm 1964
75 năm đồng hành cùng sự phát triển vùng đồng bào DTTS và miền núi

75 năm đồng hành cùng sự phát triển vùng đồng bào DTTS và miền núi

Sự kiện - Bình luận - Đồng chí Hầu A Lềnh, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc - 09:00, 04/05/2021
Cách đây 75 năm, ngày 3/5/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số 58/SL thành lập Bộ Nội vụ, trong đó có Nha Dân tộc thiểu số - tổ chức tiền thân của Ủy ban Dân tộc ngày nay. Từ Nha Dân tộc thiểu số đến Ủy ban Dân tộc – một chặng đường 75 năm lịch sử. Trên chặng đường không ít gian lao nhưng cũng rất đỗi tự hào ấy, cơ quan làm công tác dân tộc luôn hoàn thành xuất sắc chức năng, nhiệm vụ là tham mưu cho Đảng và Nhà nước về vấn đề dân tộc, nghiên cứu, đề xuất, xây dựng và tổ chức thực hiện chính sách dân tộc, từ đó đóng góp quan trọng vào sự phát triển toàn diện của vùng DTTS và miền núi.
Tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc; nâng cao đời sống cho đồng bào vùng dân tộc thiểu số và miền núi

Tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc; nâng cao đời sống cho đồng bào vùng dân tộc thiểu số và miền núi

Công tác Dân tộc - Sỹ Hào (thực hiện) - 08:00, 04/05/2021
Qua 35 năm thực hiện đường lối đổi mới toàn diện của Đảng, nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử trên con đường xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Thành quả đó là công sức, trí tuệ của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân, trong đó có sự đóng góp to lớn của 54 dân tộc anh em dưới sự lãnh đạo của Đảng.Nhân dịp kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống của cơ quan công tác dân tộc (3/5/1946 – 3/5/2021), đồng chí Trương Hòa Bình, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS và MN) giai đoạn 2021 – 2030 đã dành thời gian trả lời phỏng vấn Báo Dân tộc và Phát triển xung quanh những quyết sách phát triển vùng đồng bào DTTS và MN; củng cố khối đại đoàn kết dân tộc; đưa đất nước phát triển bền vững trong giai đoạn mới.
Đổi thay ở Pác Nặm

Đổi thay ở Pác Nặm

Kinh tế - Hoàng Quý - 07:52, 04/05/2021
Pác Nặm là một trong những huyện của tỉnh Bắc Kạn còn nhiều khó khăn, với điểm xuất phát thấp, nhất là lĩnh vực kinh tế chậm phát triển. Tuy nhiên, những năm gần đây, từ việc triển khai có hiệu quả các chương trình, dự án, chính sách dân tộc, đặc biệt là tập trung phát triển những mô hình sinh kế, tạo việc làm cho đồng bào,… thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội đạt được nhiều thành tựu trong công tác giảm nghèo bền vững cho địa phương.
Thực hiện tốt chính sách dân tộc, nâng cao đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số là nhân tố quan trọng góp phần củng cố, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc

Thực hiện tốt chính sách dân tộc, nâng cao đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số là nhân tố quan trọng góp phần củng cố, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc

Công tác Dân tộc - Đồng chí Đỗ Văn Chiến, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam - 06:30, 04/05/2021
Nước ta có 54 dân tộc anh em, trong đó có 53 dân tộc thiểu số (DTTS) với gần 14,2 triệu người, sinh sống chủ yếu ở vùng miền núi, biên giới, địa hình hiểm trở, kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn, nhưng có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng về chính trị, kinh tế, quốc phòng, an ninh, môi trường sinh thái và đa dạng sinh học.
Trạm Tấu chốn thiên đường giữa đại ngàn Tây Bắc

Trạm Tấu chốn thiên đường giữa đại ngàn Tây Bắc

Sắc màu 54 - Nguyễn Thế Lượng - 14:01, 03/05/2021
Trạm Tấu, tên vùng đất mới nghe qua đã gợi lên trong tâm hồn chúng ta sự xa xôi, hùng vĩ và bí hiểm. Thật vậy, nếu ai đó chinh phục được vẻ đẹp vùng đất này chắc hẳn đã khám phá được chốn “tiên cảnh” giữa đại ngàn Tây Bắc...
“Đô thị vàng” trên quê hương người Pa Cô, Vân Kiều

“Đô thị vàng” trên quê hương người Pa Cô, Vân Kiều

Kinh tế - K.Ngân – Thành An - 10:56, 03/05/2021
Lần đầu được đi qua dốc làng Vây trên cung đường 9 huyền thoại, tôi lại nghĩ đến mấy câu thơ trong Trường ca Hòa Bình của Ngô Kha: “Ta sẽ thấy và nhất định thấy/ Một đô thị vàng trên đồi Lao Bảo/ Một thị trấn yêu kiều qua nẻo làng Vây”. Đó là dự cảm mà nhà thơ Ngô Kha đã dành cho Hướng Hóa từ nhiều chục năm về trước, với khát vọng nơi đây sẽ hồi sinh mạnh mẽ sau chiến tranh.
Trên cung đường xuyên Á, xuyên Việt

Trên cung đường xuyên Á, xuyên Việt

Kinh tế - Thanh Nguyễn - 10:38, 03/05/2021
Nếu có dịp đi qua các tỉnh Bắc Trung Bộ, chúng ta cảm nhận rất rõ sự đổi thay đến không ngờ. Trên các cung đường chiến lược xuyên Việt, xuyên Á đã mọc lên những đô thị, bản làng sầm uất; những mô hình kinh tế với đồi sắn, nương chè và cả những nhà máy, công xưởng rộn rã ngày đêm. Nhưng, bấy nhiêu vẫn chưa thể xứng với tiềm năng, lợi thế của vùng đất này.
Tây Nguyên vùng đất huyền thoại

Tây Nguyên vùng đất huyền thoại

Sắc màu 54 - Ảnh: Thái Bana - Nguyễn Sơn Tùng (Lời dẫn: Sông Lam) - 16:00, 02/05/2021
Vùng đất Tây Nguyên với các sắc thái văn hóa vô cùng phong phú và đa dạng, được biểu hiện qua kho tàng văn học truyền miệng, nghệ thuật cồng chiêng, hệ thống lễ hội và các di sản văn hóa vật thể vô cùng đặc sắc, phong phú.
Phát huy nội lực của người dân trong công tác giảm nghèo: Nhìn từ Lào Cai

Phát huy nội lực của người dân trong công tác giảm nghèo: Nhìn từ Lào Cai

Kinh tế - Trọng Bảo - 11:25, 02/05/2021
Trong giai đoạn 2016 - 2020, cùng với các chương trình, chính sách của Trung ương, tỉnh Lào Cai đã chủ động ban hành và triển khai thực hiện một số chính sách đặc thù về giảm nghèo bền vững. Với phương châm giảm thiểu việc cho không, chuyển sang hỗ trợ có điều kiện, công tác giảm nghèo của tỉnh đã và đang đi vào thực chất. Qua đó, góp phần nâng cao ý thức trách nhiệm, tính tự giác của người dân trong việc nỗ lực vươn lên phát triển kinh tế, thoát nghèo bền vững.
Đào tạo đại học gắn với phát triển kinh tế - xã hội vùng DTTS và miền núi

Đào tạo đại học gắn với phát triển kinh tế - xã hội vùng DTTS và miền núi

Giáo dục - GS.TS Nguyễn Thế Hùng, Bí thư Đảng uỷ, Chủ tịch Hội đồng trường, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên - 08:56, 02/05/2021
Giáo dục đại học có vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế -xã hội của đất nước. Đặc biệt, đối với vùng đồng bào DTTS và miền núi - nơi có điều kiện khó khăn hơn thì càng phải đầu tư, hỗ trợ bằng nhiều chính sách đặc thù để nâng cao chất lượng giáo dục đại học, góp phần phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho khu vực này.
Chương trình 135 Nhìn lại một chặng đường

Chương trình 135 Nhìn lại một chặng đường

Kinh tế - Ngọc Ánh - 07:30, 02/05/2021
Với những thành tựu to lớn đạt được sau hơn 20 năm triển khai thực hiện, Chương trình 135 (CT135) đã được cả hệ thống chính trị từ Trung ương đến địa phương, các tổ chức quốc tế và Nhân dân cả nước ghi nhận như một “thương hiệu xóa đói giảm nghèo”, góp phần làm thay đổi diện mạo địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào DTTS đặc biệt khó khăn (ĐBKK).
Tre nứa Ba Tơ rộn tiếng rừng

Tre nứa Ba Tơ rộn tiếng rừng

Sắc màu 54 - Minh Ngọc - Phạm Tiệp - 07:19, 02/05/2021
Mang tiếng lòng thổi vào tre nứa, cho tre nứa chở hồn dân tộc đi muôn nơi, già làng ở Ba Tơ đã làm được điều ít người có thể làm.
Ông Ksor Phước, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc: Thành tựu quan trọng của công tác dân tộc là bình đẳng dân tộc ngày càng được tăng cường, đại đoàn kết dân tộc ngày càng được nâng cao

Ông Ksor Phước, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc: Thành tựu quan trọng của công tác dân tộc là bình đẳng dân tộc ngày càng được tăng cường, đại đoàn kết dân tộc ngày càng được nâng cao

Sự kiện - Bình luận - Lê Hường - 07:12, 02/05/2021
Từng giữ cương vị là Bộ trưởng, Chủ nhiệm UBDT; Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội, ông Ksor Phước đã có nhiều đóng góp quan trọng trong lĩnh vực công tác dân tộc. Nhân Kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống của cơ quan quản lý nhà nước về lĩnh vực công tác dân tộc, vị lãnh đạo lão thành này đã có cuộc trao đổi với Báo Dân tộc và Phát triển những cảm nhận về thành tựu trong công tác dân tộc; gửi gắm niềm tin, hy vọng đến đội ngũ những người làm công tác dân tộc hôm nay...
Người Lô Lô đầu tiên trở thành Tiến sĩ, Nhà dân tộc học

Người Lô Lô đầu tiên trở thành Tiến sĩ, Nhà dân tộc học

Sắc màu 54 - Lương Định - 18:40, 01/05/2021
Với 40 năm tâm huyết sưu tầm, biên dịch, nghiên cứu bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc ít người, Tiến sĩ Lò Giàng Páo, nguyên Phó Viện trưởng Viện Dân tộc học (Ủy ban Dân tộc) đã có nhiều công trình được công bố, xuất bản, tạo được dấu ấn, tiếng vang trong nước và quốc tế. Ông cũng là vị Tiến sĩ, Nhà dân tộc học đầu tiên của người Lô Lô.
Vận hội mới, tầm vóc mới

Vận hội mới, tầm vóc mới

Sự kiện - Bình luận - Thanh Huyền - 18:36, 01/05/2021
Nhiệm kỳ 2016 - 2020 khép lại với những dấu ấn lịch sử của công tác dân tộc. Trong giai đoạn mới, công tác dân tộc đứng trước những cơ hội mới, nhiệm vụ mới, tầm vóc mới. Theo chia sẻ của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh, các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước đối với đồng bào DTTS đã khá đầy đủ, vấn đề còn lại là ở việc thực thi. Do đó, khi nhận nhiệm vụ Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc, điều ông quan tâm nhất là triển khai các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước bảo đảm đúng đối tượng, đúng địa bàn, chính xác và khách quan.
Ý nghĩa thiết thực trong công tác bảo tồn ngôn ngữ Khmer

Ý nghĩa thiết thực trong công tác bảo tồn ngôn ngữ Khmer

Giáo dục - Hạnh Nguyên - 16:40, 01/05/2021
Đồng bằng sông Cửu Long là khu vực có đông đồng bào dân tộc Khmer sinh sống, với số dân trên 1,3 triệu người. Với đặc thù đời sống sinh hoạt của đồng bào Khmer gắn bó với bản sắc văn hoá, nghi lễ Phật giáo Nam tông và chùa, do đó việc bảo tồn, giữ gìn và sử dụng tiếng Khmer có ý nghĩa đặc biệt quan trọng…
Kỳ tích nơi “cánh cửa thép” Xuân Lộc

Kỳ tích nơi “cánh cửa thép” Xuân Lộc

Kinh tế - Lê Thuận - 15:07, 01/05/2021
Chiến dịch giải phóng Xuân Lộc (Đồng Nai) ngày 21/4/1975 giúp quân ta mở toang “cánh cửa thép”, phá vỡ tuyến phòng thủ vững chắc nhất của địch để tiến vào giải phóng Sài Gòn. 46 năm sau ngày giải phóng, từ vùng đất chằng chịt hố bom, xác pháo, Xuân Lộc nay đã tạo ra nhiều kỳ tích về nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới.
Kinh tế tập thể:Tín hiệu lạc quan từ Tây Bắc

Kinh tế tập thể:Tín hiệu lạc quan từ Tây Bắc

Kinh tế - Thúy Hồng - 10:15, 01/05/2021
Những năm qua, khu vực kinh tế tập thể (KTTT) trong đó nòng cốt là hợp tác xã (HTX) đang phát triển mạnh mẽ, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, tạo việc làm, tăng thu nhập, xóa đói, giảm nghèo khu vực nông thôn, vùng đồng bào DTTS và miền núi.