Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Bảo đảm sự đa dạng bản sắc văn hóa: Hiểu biết, thấu cảm và tôn trọng sự khác biệt (Bài 1)

Uông Thái Biểu - 14:50, 23/11/2021

Bảo đảm ứng xử công bằng, khoa học, trên tinh thần tôn trọng các giá trị văn hóa của các dân tộc là một yêu cầu hết sức cần thiết. Đồng thời, cần nghiêm khắc nhìn nhận, xử lý, ngăn chặn và dẹp bỏ tâm lý dân tộc hẹp hòi dẫn đến những định kiến, kỳ thị không đáng có trong một xã hội văn minh và một quốc gia lấy tinh thần đại đoàn kết toàn dân làm sức mạnh nội sinh.

Các dân tộc thiểu số Tây Nguyên được bảo đảm về quyền tộc người, quyền bảo vệ văn hóa tộc người (Trong ảnh: Vòng xoanh đêm hội)
Vòng xoang đêm hội


Trong Thư gửi Đại hội các dân tộc thiểu số miền Nam, tháng 4/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh căn dặn: “Đồng bào Kinh hay Thổ, Mường hay Mán, Gia Rai hay Ê Đê, Xê Đăng hay Ba Na và các dân tộc thiểu số khác, đều là con cháu Việt Nam, đều là anh em ruột thịt…” Người khẳng định: “Chúng ta phải thương yêu nhau, phải kính trọng nhau, phải giúp đỡ nhau để mưu cầu hạnh phúc chung của chúng ta và con cháu chúng ta”. Đó là cơ sở để xác định xây dựng đất nước ngày càng văn minh, hiện đại, cùng phát triển trên tinh thần bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau là khát vọng chung của 54 dân tộc anh em trong một đại gia đình…


Củng cố niềm tin, cộng cảm và hòa hợp

Với địa bàn cư trú trải rộng trên ba phần tư diện tích đất liền, cộng đồng các dân tộc thiểu số (DTTS) chiếm một phần bảy dân số quốc gia. Thành tựu trong việc đảm bảo quyền phát triển và phát triển văn hóa các DTTS là những minh chứng cụ thể về thúc đẩy quyền tộc người nói riêng và quyền con người nói chung tại Việt Nam. Trong đó, Đảng và Nhà nước ta đã và đang thực thi nhiều chiến lược quan trọng nhằm đẩy mạnh sự nghiệp bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa, coi di sản văn hóa các dân tộc anh em là bộ phận quan trọng trong nền văn hóa Việt Nam thống nhất trong đa dạng.

Bên cạnh đó, cần khẳng định và nhận thức sâu sắc rằng, trong các cuộc chiến tranh, đồng bào các DTTS đã hy sinh biết bao xương máu cho độc lập, tự do của Tổ quốc. Trong thời bình, các bản làng vùng cao, các tộc người anh em lại là những lá chắn thép tạo nên phên dậu vững bền của quốc gia. Trong nhiều năm qua, thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, bộ mặt nông thôn miền núi đã và đang đổi mới không ngừng, đời sống đồng bào có nhiều khởi sắc. Vấn đề dân tộc và chính sách đại đoàn kết các dân tộc là một vấn đề mang tầm chiến lược, cơ bản và lâu dài của toàn bộ sự nghiệp cách mạng. Vẫn biết rằng, do nhiều yếu tố, cuộc sống của một bộ phận đồng bào còn gặp nhiều khó khăn, nhưng khát vọng rút dần khoảng cách giữa miền núi và miền xuôi, tạo cơ hội phát triển bình đẳng các dân tộc là một lộ trình nhất quán. Những di sản, những tinh hoa văn hóa và niềm kiêu hãnh đại ngàn đang từng ngày được khôi phục và phát huy.

Đồng bào Dao thanh y (Quảng Ninh) trẩy hội (Ảnh TL)
Đồng bào Dao Thanh Y (Quảng Ninh) trẩy hội- (Ảnh TL)

Một lần nữa, chúng ta cần khẳng định, không có nền văn hóa lớn và nền văn hóa nhỏ, chỉ có các nền văn hóa khác nhau. Không có một chủ thể văn hóa nào có thể dùng sức mạnh để áp đặt các giá trị văn hóa của cộng đồng mình lên một chủ thể văn hóa khác. Đó là một mệnh đề cần được nhận thức đầy đủ và sâu sắc. Chúng ta hiểu rằng, sự khác biệt trong văn hóa giữa các dân tộc anh em đã tạo nên các giá trị bản sắc. Bản sắc là những nét độc đáo riêng có, là sự khẳng định lịch sử sinh tồn, phát triển và định danh mỗi tộc người trên bản đồ văn hóa của một quốc gia gồm nhiều dân tộc. Sự góp mặt của các tộc người trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam đã tạo nên một đất nước có nền văn hóa thống nhất trong đa dạng, với những giá trị vô cùng quý báu và hấp dẫn.

 “Tấm thổ cẩm Tổ quốc” dệt bằng một bức tranh đa sắc mà những nét hoa văn sinh động là văn hóa các vùng, miền và các tộc người. Nền văn hóa Việt Nam giàu có chính là tấm “hộ chiếu” giới thiệu hình ảnh đất nước với cộng đồng văn hóa nhân loại. Chính vì vậy, sự khác biệt, bản sắc văn hóa của mỗi tộc người đều được khẳng định và cần phải được ứng xử một cách bình đẳng trên tinh thần tôn trọng.

Nếu chúng ta biết ghi nhận, đối thoại và lắng nghe thì các dân tộc anh em sẽ có cơ hội hiểu biết nhau hơn. Qua đó, củng cố niềm tin, sự cộng cảm, hòa hợp và đoàn kết cùng nhau phát triển trong tình đất nước, nghĩa đồng bào sâu nặng và rộng lớn.

Hạn chế các “cú sốc” văn hóa

Đã có hàng trăm định nghĩa, khái niệm về văn hóa, nhưng chúng tôi đồng tình với cách cắt nghĩa của nhà nghiên cứu Phan Ngọc do nhà văn Nguyên Ngọc dẫn lại: Văn hóa không phải là một “cái” mà là một “cách”. Cũng nghiêng về hướng lý giải đó, triết học gia người Pháp Jean Paul Sartre từng đưa ra mệnh đề “sống là lựa chọn”, lựa chọn và chịu trách nhiệm với sự lựa chọn ấy. Từ hệ quy chiếu này, chúng ta nhận thấy, các DTTS Việt Nam đã làm nên văn hóa bằng quá trình sống trong môi trường địa hình cảnh quan, không gian sinh tồn mà họ đã lựa chọn. Với quá trình cư trú lâu đời giữa miền thượng du, đại ngàn với tất cả những gì thuộc về nó đã quy định việc hình thành nên các giá trị văn hóa của các tộc người. Nói rõ hơn, cũng như cư dân đồng bằng làm lúa nước, cư dân duyên hải làm ngư nghiệp, các dân tộc anh em trên miền rừng núi đã liên tục trả lời cho các câu hỏi một cách có trách nhiệm về sự lựa chọn của mình bằng những đặc điểm, tập quán pháp riêng biệt.

Đồng bào Cơ Ho hòa tấu cồng chiêng
Đồng bào Cơ Ho hòa tấu cồng chiêng

Hầu hết đồng bào các DTTS cư trú ở vùng rừng núi. Rừng đã chi phối toàn bộ cuộc sống, cách sống, lối sống, kiểu sống của cư dân. Trong không gian của rừng (gồm năm loại: rừng cư trú, rừng làm rẫy, rừng sinh hoạt, rừng nghĩa địa, rừng thiêng), thì thiết chế xã hội cổ truyền, hệ thống tri thức bản địa, các tập tục, nghi lễ, kiến trúc, trang phục, nghệ thuật…hình thành. Những điều đó đã làm nên nét riêng, dấu ấn riêng, bản sắc riêng của mỗi tộc người. Nếu chúng ta tiếp cận hệ thống nhân sinh quan và thế giới quan của đồng bào với sự hiểu biết, thấu cảm sẽ ghi nhận được những hệ giá trị cực kỳ quý giá; nếu cảm quan hời hợt sẽ chỉ thấy vỏ hiện tượng bên ngoài về những sự “khác biệt”. Tâm lý định kiến, kỳ thị, lối nhìn áp đặt, lập luận phản bác và cách làm sai thường xuất phát từ yếu tố thứ hai…

Ví như, nhiều người với nhận định chủ quan và phiến diện, đã phê phán tục “ăn trâu” của một số dân tộc ở Tây Nguyên là dã man với động vật, là hành vi triệt tiêu sức kéo. Họ quên rằng, nếu không chỉ nhìn vào hiện tượng thì tập tục hiến sinh lâu đời này gắn liền với những giá trị thiêng liêng và nhân văn. Thông điệp chuyển tải tới thần linh trong nghi lễ “ăn trâu” là sự gửi gắm những khát vọng về mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi, mong cầu sức khỏe và ý thức cố kết cộng đồng.

Ví như, do áp đặt chủ quan mà nhiều đặc trưng kiến trúc của đồng bào bị phá vỡ để thay bằng những dãy nhà bê tông đồng phục vô hồn, nhiều bến nước thiêng với “giọt nước” đầu nguồn trong lành đã bị chặn dòng. Cũng bởi lẽ khảo sát không thấu đáo mà rất nhiều nhà sinh hoạt cộng đồng được xây dựng nên hết sức tốn kém nhưng vắng bóng người dân đến sinh hoạt, vì họ cảm thấy lạnh lẽo, xa lạ. Rất nhiều lễ hội “của đồng bào” nhưng ít có sự tham gia của đồng bào, vì hầu hết là lễ hội “diễn”, không còn mang tính bản nguyên thiêng liêng và sắc màu truyền thống của nó.

Trẻ em dân tộc Mông trong trang phục truyền thống của dân tộc (Ảnh Thanh Hà)
Trẻ em dân tộc Mông trong trang phục truyền thống của dân tộc (Ảnh Thanh Hà)

Chúng tôi đã từng dự khán một số lễ hội cổ truyền được ngành văn hóa các cấp phục dựng với những kịch bản sơ sài, sai sót về kiến thức dân tộc học, chắp nối và lẫn lộn văn hóa các sắc tộc. Tại các sự kiện này, nhiều già làng, trí thức và đồng bào DTTS có ý kiến phản biện nhưng hầu hết không được ghi nhận. Việc của những người tổ chức hình như chỉ là giải ngân và ghi hình tư liệu báo cáo. Chúng tôi cũng thắc mắc về một lễ hội lớn hằng năm ở Lâm Đồng là lễ hội thác Pongour vốn có từ xa xưa của đồng bào Cơ Ho bản địa, không hiểu sao nhiều năm gần đây, ngành văn hóa địa phương lại trao vai trò chủ thể cho đồng bào Thái vốn là tộc người mới di cư từ phía Bắc vào !?...

Nhân đây, nhớ lại hồi đầu năm 2018, lãnh đạo xã Pà Cò (huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình) đã “nhiệt tình” ban hành một văn bản thông báo cộng đồng người Mông bỏ tết riêng mà sẽ cùng ăn Tết Nguyên Đán chung với người Kinh. Lý do được xã này đưa ra là để giảm thiểu thời gian nghỉ ngơi và hạn chế tệ nạn. Xét về yếu tố hành chính, việc làm này ít nhiều có ý nghĩa tích cực, nhưng từ góc độ văn hóa thì đó là một ứng xử chưa thực sự khoa học, phù hợp. Chúng ta biết rằng, tết của người Mông (và nhiều tộc người khác) là di sản văn hóa, có nguồn gốc lịch sử và giá trị riêng của nó. Đồng thời, tết cổ truyền của đồng bào là một cơ hội thực hành văn hóa lớn nhất trong năm. Cái tết ấy là không gian thể hiện bản sắc tộc người với những lễ thức, trò chơi dân gian, giao lưu dân ca, dân nhạc, dân vũ. Gộp tết, có nghĩa là mất tết, cũng là dấu hiệu làm phai nhạt, dẫn đến triệt tiêu nhiều giá trị văn hóa tinh thần…

Trong bài viết này, chúng tôi không có ý liệt kê các vụ việc hay vấn đề thể hiện các “cú sốc” văn hóa. Ở đây, chỉ dẫn lại vài sự ứng xử chưa thật sự thấu đáo. Những ứng xử đó ít nhiều đã làm tổn thương đến một bộ phận đồng bào, họ cảm thấy bị phân biệt, đối xử và thiếu sự tôn trọng. Từ đó, sẽ dẫn đến tâm lý bị lấn át, mặc cảm, tự ti. Chuyện gộp tết Mông vào tết Kinh hay thay đổi chủ thể lễ hội cổ truyền không đúng bản nguyên là những ví dụ rõ nét. Thử đứng ở vị trí chủ thể văn hóa, sẽ cảm nhận sâu sắc rằng, những việc làm nói trên thật khó nhận được sự đồng thuận thực chất - như lý giải của những người có trách nhiệm…  (Còn tiếp)

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Kết nối di sản văn hóa phi vật thể - “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên”

Kết nối di sản văn hóa phi vật thể - “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên”

Trong 2 ngày 21, 22/11, Cục Di sản văn hóa, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk tổ chức Tập huấn triển khai mô hình kết nối di sản văn hóa phi vật thể “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên” trong hành trình du lịch di sản Buôn Ma Thuột - Đắk Lắk.
Tin nổi bật trang chủ
Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Malaysia

Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Malaysia

Trưa 23/11 (theo giờ địa phương), Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã rời Sân bay Quốc tế Kuala Lumpur, Thủ đô Kuala Lumpur, Malaysia lên đường về nước kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Malaysia từ ngày 21-23/11/2024, theo lời mời của Thủ tướng Malaysia Dato’ Seri Anwar Ibrahim và Phu nhân.
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tiếp Chủ tịch Hội Hữu nghị Campuchia-Việt Nam

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tiếp Chủ tịch Hội Hữu nghị Campuchia-Việt Nam

Thời sự - PV - 21 phút trước
Trong khuôn khổ chuyến công tác tại Campuchia, sáng 23/11, tại thủ đô Phnom Penh, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã tiếp Cố vấn tối cao của Quốc vương Campuchia, Phó Chủ tịch Đảng Nhân dân Campuchia (CPP), Chủ tịch Nhóm Nghị sĩ hữu nghị Campuchia-Việt Nam, Chủ tịch Hội hữu nghị Campuchia-Việt Nam Samdech Men Sam An.
“Nâng cao năng lực thanh tra, kiểm tra thực hiện chính sách dân tộc cho công chức trong các cơ quan quản lý nhà nước về công tác dân tộc giai đoạn 2025-2030”.

“Nâng cao năng lực thanh tra, kiểm tra thực hiện chính sách dân tộc cho công chức trong các cơ quan quản lý nhà nước về công tác dân tộc giai đoạn 2025-2030”.

Tin tức - An Yên - 1 giờ trước
Đó là nội dung chính của Hội thảo tọa đàm triển khai Quyết định 1220/QĐ-TTg ngày 18/10/2024 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án “Nâng cao năng lực thanh tra, kiểm tra thực hiện chính sách dân tộc cho công chức trong các cơ quan quản lý nhà nước về công tác dân tộc giai đoạn 2025-2030” do cơ quan Thanh tra UBDT tổ chức sáng ngày 23/11 tại Nghệ An. Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm UBDT Y Thông chủ trì hội thảo. Tham dự hội thảo, có đại diện Thanh tra chính phủ, Bộ Nội vụ, các vụ thuộc UBDT. Ở các địa phương, có lãnh đạo Ban Dân tộc cùng thanh tra các tỉnh, thành Lào Cai, Điện Biên, Sơn La, Thanh Hóa, Tuyên Quang, Nghệ An. Về phía tỉnh Nghệ An có Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bùi Đình Long.
Luật Công nghiệp công nghệ số tạo môi trường thuận lợi để phát triển doanh nghiệp công nghệ số

Luật Công nghiệp công nghệ số tạo môi trường thuận lợi để phát triển doanh nghiệp công nghệ số

Thời sự - Hoàng Quý - 2 giờ trước
Sáng 23/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Quốc hội họp phiên toàn thể tại hội trường để nghe Chính phủ và cơ quan thẩm tra báo cáo về dự án Luật Công nghiệp công nghệ số.
Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân thăm Đại sứ quán, gặp gỡ cộng đồng người Việt Nam tại Malaysia

Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân thăm Đại sứ quán, gặp gỡ cộng đồng người Việt Nam tại Malaysia

Thời sự - PV - 3 giờ trước
Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Malaysia, trưa 23/11, Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã đến thăm Đại sứ quán, gặp gỡ cộng đồng người Việt Nam tại Malaysia.
Bình Phước có tân Bí thư Tỉnh ủy

Bình Phước có tân Bí thư Tỉnh ủy

Tin tức - Tào Đạt - 7 giờ trước
Bà Tôn Ngọc Hạnh - Phó Chủ tịch Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam được Bộ Chính trị điều động, chỉ định giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Bình Phước nhiệm kỳ 2020 - 2025.
Đêm nghệ thuật “Cùng nhau giữ nước”

Đêm nghệ thuật “Cùng nhau giữ nước”

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 21/11, có những thông tin đáng chú ý sau: Đêm nghệ thuật “Cùng nhau giữ nước”. Yên bình nơi non cao Kỳ Thượng. Cô giáo Tày của bản làng vùng cao . Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Bình Định và Thái Lan tăng cường hợp tác đầu tư

Bình Định và Thái Lan tăng cường hợp tác đầu tư

Tin tức - T.Nhân-H.Trường - 7 giờ trước
Ngày 22/11, tại Tp. Quy Nhơn, UBND tỉnh Bình Định và Tổng Lãnh sự quán Thái Lan tại TP. Hồ Chí Minh tổ chức Hội nghị gặp gỡ các doanh nghiệp Thái Lan tại tỉnh Bình Định.
Phân bổ số tiền 948 tỷ đồng đối với các địa phương bị thiệt hại do cơn bão số 3 gây ra

Phân bổ số tiền 948 tỷ đồng đối với các địa phương bị thiệt hại do cơn bão số 3 gây ra

Xã hội - Văn Hoa - Hương Diệp - 7 giờ trước
Chiều 22/11, tại Hà Nội, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam - Ban Vận động Cứu trợ Trung ương tổ chức Hội nghị triển khai công tác hỗ trợ đợt 3, đối với các địa phương bị thiệt hại do cơn bão số 3 (Yagi) gây ra.
Phú Yên tổ chức trưng bày chuyên đề “Bến Vũng Rô và hoạt động tiếp nhận chi viện từ những chuyến Tàu Không số”

Phú Yên tổ chức trưng bày chuyên đề “Bến Vũng Rô và hoạt động tiếp nhận chi viện từ những chuyến Tàu Không số”

Tin tức - T.Nhân - N.Triều - 7 giờ trước
Tối 22/11, tại Bảo tàng tỉnh Phú Yên, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh đã tổ chức khai mạc trưng bày chuyên đề “Bến Vũng Rô và hoạt động tiếp nhận chi viện từ những chuyến Tàu Không số”. Hoạt động nhằm hướng đến kỷ niệm 60 năm Bến Vũng Rô tiếp nhận chuyến hàng đầu tiên của Tàu Không số (28/11/1964 - 28/11/2024).
“Đắk Lắk đã chuyển mình, vươn lên mạnh mẽ, kinh tế - xã hội phát triển, đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào các dân tộc được nâng lên”

“Đắk Lắk đã chuyển mình, vươn lên mạnh mẽ, kinh tế - xã hội phát triển, đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào các dân tộc được nâng lên”

Thời sự - Lê Hường - 7 giờ trước
Đó là phát biểu của Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình tại Lễ kỷ niệm 120 năm Ngày thành lập tỉnh Đắk Lắk (22/11/1904 - 22/11/2024), diễn ra tối 22/11. Tham dự Lễ kỷ niệm có Mẹ Việt Nam Anh hùng Thái Thị Tài; Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Y Vinh Tơr và lãnh đạo các bộ, ngành, các tỉnh bạn, lãnh đạo tỉnh qua các thời kỳ.
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh dự Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Bạc Liêu lần thứ IV, năm 2024

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh dự Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Bạc Liêu lần thứ IV, năm 2024

Tin tức - Tào Đạt - Như Tâm - 7 giờ trước
Sáng 23/11, tại Trung Tâm văn hóa tỉnh Bạc Liêu, Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Bạc Liêu lần thứ IV, năm 2024 đã chính thức khai mạc. Đại hội vinh dự đón ông Hầu A Lềnh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc tham dự và chỉ đạo Đại hội.