Xã hội -
Hồng Minh -
18:09, 14/04/2020 Không chỉ chuyển tải thông tin và giải trí, văn hóa nghệ thuật còn có vai trò quan trọng trong việc truyền cảm hứng tích cực đến với xã hội. Thực tế đã chứng minh điều đó. Đặc biệt, thời gian qua, khi cả nước đang chung tay chống dịch Covid-19 đã có nhiều bài hát, sáng tác mới được ra đời với nội dung tuyên truyền đến người dân nâng cao ý thức phòng, chống dịch, tạo sức lan tỏa mạnh mẽ trong xã hội.
Diễn biến phức tạp của dịch Covid-19 khiến khán giả ít đến các tụ điểm nghệ thuật - nơi đông người, theo đó, các đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp đã tung ra nhiều chương trình, sản phẩm nghệ thuật, giải trí mới dành cho khán giả tại nhà. Nhiều “nhà đài” đã thêm khung giờ phát sóng chương trình giải trí hoặc tăng thời lượng phát sóng phim truyền hình.
Xòe Thái là loại hình nghệ thuật trình diễn dân gian độc đáo của đồng bào dân tộc Thái vùng Tây Bắc. Với những giá trị tiêu biểu và sức lan tỏa mạnh mẽ trong đời sống văn hóa cộng đồng, xòe Thái đã được triển khai xây dựng hồ sơ “Nghệ thuật xòe Thái” đệ trình UNESCO ghi danh vào danh sách di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Nhưng việc phát huy giá trị của di sản này trong bối cảnh toàn cầu hóa vẫn là vấn đề cần quan tâm...
Xu hướng toàn cầu hóa và sự phát triển mạnh của các ứng dụng công nghệ, đặc biệt là các công nghệ trên nền tảng internet đang tác động đến mọi hoạt động của biểu diễn nghệ thuật sân khấu. Tuy nhiên, sự đổi mới, ứng dụng những thành tựu của cuộc cách mạng 4.0 trong lĩnh vực này còn gặp không ít khó khăn.
Nghệ nhân Ưu tú Phùng Thị Phương Hồng (1952) sinh ra tại Đan Phượng (Hà Nội), một trong những cái nôi của nghệ thuật hát ca trù. Với tình yêu lớn dành cho ca trù, nhiều năm qua, bà vẫn luôn âm thầm “thắp lửa” cho loại hình nghệ thuật dân gian đặc sắc này. Nhờ sự tâm huyết của nghệ nhân, nhiều lớp học ca trù đã được mở ra và không ít ca nương tài năng đã ra đời.
Cùng với các loại hình văn hóa đã được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia, nghệ thuật điêu khắc được xem là một nét độc đáo mang đậm bản sắc của đồng bào Cơ-tu tỉnh Quảng Nam. Bất cứ một ngôi làng nào của đồng bào Cơ-tu cũng có những nghệ nhân điêu khắc đa tài và những bức tượng phù điêu mang đậm hồn cốt văn hóa dân tộc.
Từ sự kiện UNESCO công nhận nghệ thuật Bài chòi là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện nhân loại (tháng 5/2018), di sản này đang dần hồi sinh, lấy lại sức sống. Những nghệ nhân, cán bộ công tác trong ngành văn hóa tại huyện Mộ Đức (Quảng Ngãi) tiếp tục nỗ lực để làm hồi sinh loại hình nghệ thuật này.
Ấn Độ được mệnh danh là chiếc nôi của tinh hoa nghệ thuật truyền thống. Đặc biệt với nghệ thuật thêu tay gắn liền với các trang phục truyền thống của người Ấn Độ luôn là yếu tố quyết định tạo ra sản phẩm lộng lẫy và khác biệt
Cộng đồng người Hoa ở TP. Hồ Chí Minh nói chung, khu vực Chợ Lớn nói riêng có nền văn hóa nghệ thuật phát triển rất phong phú, đa dạng, đặc sắc, mang đậm nét Trung Hoa truyền thống. Trong đó có hát Tiều là thể loại ca kịch độc đáo của người Hoa vẫn được bảo tồn, phát triển và thường được biểu diễn vào dịp lễ hội, Tết Nguyên đán, Tết Nguyên tiêu…
Đã có lúc, những biến cố về vật chất lẫn tinh thần liên tục ập đến khiến Nghệ nhân Ưu tú Trần Rí (sinh năm 1946, thôn Bình Trung 1, xã Vạn Bình, huyện Vạn Ninh, Khánh Hòa) băn khoăn: hay bỏ nghiệp hát nhạc truyền thống, hát Bài Chòi để rẽ sang hướng khác? Nhưng rồi ngừng hát một ngày, lòng ông lại bứt rứt không yên bởi niềm đam mê đã ngấm vào máu từ thuở thiếu thời. Dành trọn đời để truyền dạy, biểu diễn, phát huy, gìn giữ môn nghệ thuật bình dân đặc biệt này nên ông được tỉnh Khánh Hòa đánh giá là “báu vật sống của Bài Chòi”.
Trong số 127 triệu người Nhật Bản, có đến gần 10 triệu người đang tham gia viết thư pháp, bao gồm các nhà thư pháp nổi tiếng và những người đang học viết thư pháp. Đây là một trong những bộ môn nghệ thuật được đánh giá cao nhất ở xứ sở hoa anh đào.
Là giảng viên bộ môn Then của Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật Việt Bắc, nghệ nhân Nguyễn Xuân Bách có điều kiện và tâm huyết gắn bó cuộc đời mình với sự nghiệp gìn giữ và bảo tồn nghệ thuật hát Then của các dân tộc Tày-Nùng vùng miền núi phía Bắc.
Nghệ thuật thêu tay truyền thống của dân tộc Miêu ở Trung Quốc được xem là nét văn hóa đặc trưng không chỉ đối với dân tộc Miêu mà nó còn là nét văn hóa của người Trung Quốc.
Với mong muốn giữ gìn những giá trị văn hóa truyền thống, nhiều nghệ nhân người Vân Kiều, Pa Kô ở huyện Hướng Hóa (Quảng Trị) đang từng ngày nỗ lực truyền dạy cho thế hệ trẻ.
Đã có một thời, vào những đêm trăng thanh gió mát, đình làng Dương Cốc (xã Đồng Quang, huyện Quốc Oai, TP. Hà Nội) lại vang lên rộn rã tiếng trống chầu, tiếng kèn và những câu hát tuồng vừa hùng tráng, mạnh mẽ, dứt khoát, nhưng cũng thấm đẫm chất bi ai. Nhưng đã qua rồi cái thời “vàng son” của tuồng làng Dương Cốc danh bất hư truyền.
Nằm trong chuỗi hoạt động chào mừng Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam (19/4) vừa qua, Đoàn Nghệ thuật Khmer Sóc Trăng đã giới thiệu đến công chúng nghệ thuật sân khấu Dù kê tại “Ngôi nhà chung” Làng Văn hóa, Du lịch các dân tộc Việt Nam.