Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Ấn Độ: Chiếc nôi của nghệ thuật truyền thống

PV - 15:52, 12/11/2018

Ấn Độ được mệnh danh là chiếc nôi của tinh hoa nghệ thuật truyền thống. Đặc biệt với nghệ thuật thêu tay gắn liền với các trang phục truyền thống của người Ấn Độ luôn là yếu tố quyết định tạo ra sản phẩm lộng lẫy và khác biệt

Phong cách nghệ thuật thêu của Ấn Độ được lấy cảm hứng từ tự nhiên tái thể hiện những sắc màu của cây cối và động vật trên các sản phẩm thêu ở nhiều vùng miền khác nhau trên đất nước Ấn Độ. Phong cách thêu Ấn Độ rất dễ nhận diện từ cách bố cục, bài trí, đường kim mũi chỉ. Những dấu chấm, hình tròn, hình vuông, hình tam giác luân phiên liên tục tạo nên kiểu dáng riêng cho sản phẩm. Những mô típ tôn giáo như hình ảnh đền, chùa cũng được mô phỏng phổ biến trên các tác phẩm thêu.

Hầu như tất cả các chất liệu đều sử dụng trong việc sáng tạo sản phẩm thêu, từ các chất liệu da, nhung, lưới, lụa… và gần đây sản phẩm thêu còn được làm trên nền lá cọ. Kỹ thuật thêu ở mỗi vùng miền đều có những nét độc đáo, dễ nhận biết, nhất là một số kỹ thuật thêu cổ xưa.

Ấn Độ Nghệ thuật thêu Ấn Độ tạo ra những kiệt tác.

Zari là phương pháp thêu cổ của người Ba Tư được người Ấn Độ ruyền từ đời này sang đời khác, chủ yếu do nam giới đảm nhiệm. Người thợ thêu Zari cần phải có con mắt thẩm mỹ, đôi tay khéo léo và óc sáng tạo. Điểm khác biệt lớn nhất là, thợ thêu phải se những sợi kim loại như vàng, bạc, đồng... Các thỏi kim loại được nấu chảy, đổ vào các khuôn thành các thanh dài. Sau đó, những thanh kim loại còn mềm dẻo, chúng sẽ được kéo qua tấm thép đục lỗ thành những dây nhỏ. Tiếp theo là quá trình gia công cán mỏng với khuôn rập làm bằng cao su và kim cương. Công đoạn cuối là xoắn những dây kim loại đã cán mỏng với tơ tằm hoặc sợi bông để trở thành sợi Zari, hoặc tạo hình đính vào trong quá trình thêu. Sợi Zari được chọn lọc kỹ càng trước khi thêu tùy theo từng mẫu với các chủ đề khác nhau.

Karchobi là kỹ thuật thêu rất phức tạp sử dụng nhiều sợi vàng hoặc bạc khác nhau kết hợp với các loại hạt đính, ngọc trai, đá quý trên nền chất liệu nhung, thổ cẩm hoặc satin dày. Người Ấn Độ sử dụng hình thức thêu Karchobi để trang trí lễ phục, áo cưới, túi xách, ví, thắt lưng, giày dép... Còn Kamdani là cách thêu tinh tế và kỹ thuật hơn bằng chỉ kim loại trên nền chất liệu nhẹ nhàng hơn như lụa, ren, muslin. Sản phẩm của Kamdani thường là khăn quàng cổ, mạng che mặt và mũ.

Đặc biệt, nghệ thuật thêu Kasooti là nghề truyền thống của bộ tộc Lambani. Các sản phẩm thêu thường là các trang phục truyền thống của người Lambani. Kasooti là loại hình văn hóa nghệ thuật thân thiện với môi trường sinh thái, được phát triển độc lập ở các tiểu bang của đất nước Ấn Độ.

Những mẫu thêu của người Kashmiri bộc lộ sắc màu đa dạng và tài nghệ khéo léo của nghệ nhân. Tổng thể tác phẩm thêu hài hòa, miêu tả đặc điểm cây cỏ và động vật nơi đây. Hình ảnh chiếc lá, các loại quả: nho, dâu, mận, quả hạnh và các loại hoa: hoa táo, loa kèn, sen, nghệ tây cùng với hình ảnh sinh động của các loài chim như vẹt, hoàng yến… đều được miêu tả với sắc màu hết sức tự nhiên, sinh động.

Những tác phẩm thêu Chamba với những đường nét thêu đơn giản đã phản ánh những điệu múa cung đình Krishna-leela và Räs, những điệu múa huyền thoại Raga và nhiều hình ảnh tôn giáo khác. Đầu tiên là thêu lược các hình khối theo nét vẽ phác thảo, rồi sau đó những đường thêu sẽ lấp đầy khoảng trống còn lại.

Trang phục thêu Sindhi ảnh hưởng kỹ thuật thêu của vùng Baluchistan và Punjab trong từng đường kim, mũi chỉ, kiểu dáng và màu sắc, điểm khác biệt ở kỹ thuật thêu này là nhiều chiếc cúc nhỏ được đính kèm vào trang phục thêu tạo nên phong cách riêng.

Tác phẩm thêu Kutch sử dụng những chiếc cúc nhỏ với số lượng lớn nhưng không giống tác phẩm thêu Sindh vì đường thêu cơ bản là thêu mắt xích.

Nghệ thuật thêu Chikan hay Chikankari thường thêu trên chất liệu cotton trắng hay chất liệu vải mỏng trắng khác, gần giống như vải lanh của phương Tây. Tác phẩm thêu Chikan chủ yếu được làm từ các vùng Lucknow ở Uttar Pradesh và Gaya ở Bihar. Một tác phẩm thêu Chikan độc đáo có tên gọi Jali, tác phẩm thêu này được thêu và trang trí giống như một tấm lưới.

Với những giá trị độc nhất vô nhị trên thế giới, các sản phẩm từ nhiều ngành thủ công mỹ nghệ, trong đó có ngành thêu thủ công truyền thống, đang đóng góp quan trọng đối với nền kinh tế của Ấn Độ trong nhiều năm qua; trong đó, giải quyết việc làm cho lực lượng lao động ở vùng nông thôn, là lợi ích không thể phủ nhận, làm nên những giá trị truyền thống của đất nước vùng Đông Á này.

PV

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin nổi bật trang chủ
Quảng Nam: Sạt lở làm sập tường một điểm trường ở Nam Trà My

Quảng Nam: Sạt lở làm sập tường một điểm trường ở Nam Trà My

Tin tức - T.Nhân-H.Trường - 21:57, 24/11/2024
Tối 24/11, thông tin từ UBND xã Trà Tập, huyện Nam Trà My, Quảng Nam cho hay, chiều cùng ngày, một vụ sạt lở đất xảy ra tại điểm trường Răng Chuỗi (thuộc thôn 1).
Gia Lai: Đặc sắc Lễ hội cỏ hồng huyện Đak Đoa

Gia Lai: Đặc sắc Lễ hội cỏ hồng huyện Đak Đoa

Tin tức - Ngọc Thu - 21:53, 24/11/2024
Từ ngày 23 - 25/11, tại đồi thông xã Glar, UBND huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai tổ chức Lễ hội cỏ hồng, Ngày hội Văn hóa các dân tộc và Phiên chợ hàng nông sản của địa phương.
Quảng Ngãi: Mưa lớn khiến nhiều nhà ngập nước, đường giao thông sạt lở

Quảng Ngãi: Mưa lớn khiến nhiều nhà ngập nước, đường giao thông sạt lở

Tin tức - T.Nhân-H.Trường - 21:47, 24/11/2024
Tính đến chiều 24/11, mưa lớn kéo dài nhiều ngày qua đã khiến cho hàng chục hộ dân bị ngập nước, tình trạng sạt lở diễn ra trên nhiều tuyến đường ở Quảng Ngãi.
Ban Dân tộc tỉnh Cao Bằng: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống cho đồng bào DTTS

Ban Dân tộc tỉnh Cao Bằng: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống cho đồng bào DTTS

Công tác Dân tộc - Lê Hằng - Như Anh - 18:57, 24/11/2024
Thực hiện Tiểu Dự án 2, Dự án 9, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: từ 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719), từ đầu năm đến nay, Ban Dân tộc tỉnh Cao Bằng phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo cùng với chính quyền địa phương trên địa bàn đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền trong đồng bào DTTS bằng nhiều hình thức phong phú và đa dạng.
Quảng Ngãi: Phát hiện hộp chứa hơn 1.500 viên ma túy dạt vào bờ biển

Quảng Ngãi: Phát hiện hộp chứa hơn 1.500 viên ma túy dạt vào bờ biển

Tin tức - T.Nhân-H.Trường - 17:58, 24/11/2024
Chiều 24/1, Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Ngãi cho biết, đơn vị đã kiểm tra và xác định 1.517 viên nén đã thu gom trong đêm 23/11 tại bờ biển gành Đám Nhím (thôn Phú Quý, xã Bình Châu, huyện Bình Sơn) có chứa chất ma tuý.
Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm UBDT Y Thông dự Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV tỉnh Phú Thọ

Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm UBDT Y Thông dự Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV tỉnh Phú Thọ

Ngày 21/11, tại Trung tâm hội nghị tỉnh Phú Thọ đã diễn ra Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Phú Thọ lần thứ IV, năm 2024 với chủ đề: "Nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào các DTTS, góp phần xây dựng tỉnh Phú Thọ phát triển bền vững”.
Bình Định: Hỗ trợ đất ở, đất sản xuất cho đồng bào DTTS

Bình Định: Hỗ trợ đất ở, đất sản xuất cho đồng bào DTTS

Công tác Dân tộc - T.Nhân-H.Trường - 17:55, 24/11/2024
HĐND tỉnh Bình Định vừa thông qua Nghị quyết về Chính sách đất đai đối với đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh. Qua đó, giúp đồng bào DTTS an cư, lạc nghiệp, vươn lên thoát nghèo bền vững.
Bình Định: Triển khai hiệu quả Dự án 1 thuộc Chương trình MTQG 1719

Bình Định: Triển khai hiệu quả Dự án 1 thuộc Chương trình MTQG 1719

Công tác Dân tộc - T.Nhân-H.Trường - 17:46, 24/11/2024
Thời gian qua, tỉnh Bình Định đã tập trung chỉ đạo các ngành chức năng nỗ lực khắc phục những khó khăn, vướng mắc để thực hiện hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719). Trong đó có việc tập trung triển khai Dự án 1, giúp nhiều hộ đồng bào DTTS nghèo có chỗ ở ổn định.
Quảng Nam xuất hiện nhiều điểm sạt lở do mưa lớn

Quảng Nam xuất hiện nhiều điểm sạt lở do mưa lớn

Tin tức - T.Nhân - H.Trường - 17:39, 24/11/2024
Ngày 24/11, theo thông tin từ Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai – Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Quảng Nam cho biết, mưa lớn kéo dài đã làm sạt lở một số điểm trên các tuyến đường thuộc địa bàn huyện Nam Trà My và Bắc Trà My khiến cho việc đi lại của người dân gặp khó khăn.
Bình Định: Mưa lớn gây ngập, sạt lở một số tuyến đường giao thông ở An Lão

Bình Định: Mưa lớn gây ngập, sạt lở một số tuyến đường giao thông ở An Lão

Tin tức - T.Nhân-H.Trường - 17:35, 24/11/2024
Sáng 24/11, ông Đỗ Văn Biểu – Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện An Lão cho biết, do mưa lớn từ đêm 23 đến trưa 24/11, trên địa bàn huyện có mưa to đến rất to. Mưa lớn khiến một số tuyến đường bị ngập, sạt lở.
Quảng Ngãi khẩn trương triển khai các biện pháp ứng phó mưa, lũ

Quảng Ngãi khẩn trương triển khai các biện pháp ứng phó mưa, lũ

Tin tức - T.Nhân - H.Trường - 17:31, 24/11/2024
UBND tỉnh Quảng Ngãi vừa có công văn yêu cầu các cơ quan, đơn vị liên quan khẩn trương triển khai ứng phó mưa, lũ và khắc phục các thiệt hại do mưa, lũ gây ra trên địa bàn tỉnh.