Tại Diễn đàn Tác động của đại dịch Covid-19: Hành động quyết liệt của ngành Văn hóa Thể thao và Du lịch (VHTTDL) mới đây, Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng ghi nhận sự chuyển hướng của nghệ thuật biểu diễn đã phát huy sức mạnh của “vắc xin tinh thần” xoa dịu nỗi đau, cổ vũ nhân dân vượt qua đại dịch. Tuy nhiên, làm thế nào để các đơn vị nghệ thuật chuyển hướng vừa phục vụ nhiệm vụ chính trị, vừa có thể kiếm được tiền trên các nền tảng mạng là một thách thức.
Nhà hát Tuồng Việt Nam là đơn vị đầu tiên được lựa chọn để triển khai biểu diễn hình thức Nhà hát truyền hình trong Kế hoạch tổ chức các chương trình nghệ thuật cổ vũ, nâng cao sức mạnh tinh thần nhân dân vượt qua đại dịch của Bộ VHTTDL. Theo kế hoạch, Nhà hát đã ghi hình hai tác phẩm Trung thần, Võ Tam Tư trảm Cáo và hiện đang tập vở Triệu Đình Long cứu chúa...
Vượt qua ý nghĩa của một đêm nhạc, tinh thần đại đoàn kết toàn dân tộc Việt Nam tiếp tục tỏa sáng, mọi người dân mang dòng máu Lạc Hồng đều hướng về Tổ quốc, chung sức quyết chiến thắng dịch bệnh.
Liên hoan Kịch nói toàn quốc năm 2021 dự kiến diễn ra vào tháng 10 tại Hải Phòng đang nhận được nhiều ý kiến khác nhau. Cụ thể là, sau đợt bùng phát kéo dài nhiều tháng, đại dịch Covid-19 vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phức tạp thì việc tổ chức một liên hoan nghệ thuật quy mô toàn quốc vào thời điểm này đã phù hợp hay chưa?
Chưa bao giờ những tác phẩm nghệ thuật mang đề tài tuyên truyền cổ động về công tác phòng, chống dịch Covid-19 lại xuất hiện nhiều như thời gian qua. Xong, cũng từ đấy người ta nhìn thấy một tinh thần quyết tâm, đồng lòng vốn là truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt càng được phát huy.
Các đơn vị nghệ thuật biểu diễn đã chuẩn bị sẵn sàng cho ngày sân khấu được sáng đèn trở lại, song họ vẫn cần sự hỗ trợ về cơ chế, ngân sách từ phía cơ quan quản lý Nhà nước.
Sở Văn hoá và Thể thao TP Hồ Chí Minh vừa mở cuộc vận động sáng tác, dàn dựng và phổ biến các tác phẩm văn học, nghệ thuật với chủ đề “Chung một niềm tin chiến thắng”, bắt đầu nhận bài dự thi từ ngày 1/8.
Ngày 14/7, "Không gian Dó" (Dó - Space) của họa sĩ Vũ Thái Bình chính thức mở cửa tại Hà Nội, mang đến thêm một nơi thưởng thức nghệ thuật và sáng tạo cho công chúng yêu chất liệu dó nói riêng và mỹ thuật nói chung.
Trước những tác động của dịch Covid-19, hoạt động nghệ thuật biểu diễn đang dần phải thích nghi với điều kiện và hoàn cảnh mới. Việc áp dụng hình thức sân khấu trực tuyến đã phần nào đáp ứng nhu cầu thưởng thức nghệ thuật của đông đảo công chúng.
Cư ngụ dưới chân dãy Trường Sơn hùng vĩ, đồng bào dân tộc Cơ Tu ở huyện Đông Giang (tỉnh Quảng Nam) sở hữu kho tàng di sản văn hóa đa dạng và phong phú gồm: Không gian văn hóa làng, các phong tục tập quán, múa Tâng tung za zá, kiến trúc Gươl, dệt thổ cẩm…
Dù kê là một loại hình nghệ thuật rất đặc biệt của đồng bào Khmer. Tuy nhiên, trong thời kỳ văn hoá, giải trí mở như hiện nay, việc tìm “đất diễn” cho bộ môn này luôn gặp gian nan.
Nghệ thuật thị giác như điêu khắc, hội họa từ lâu trong suy nghĩ của công chúng được mặc định là phải trưng bày ở bảo tàng hoặc các không gian thường thức đặc trưng. Nhưng gần đây, nhiều nghệ sĩ đã đưa những loại hình nghệ thuật này hòa mình vào cuộc sống muôn màu, thậm chí biến bãi rác thành không gian nghệ thuật, tạo ra một không gian nghệ thuật giàu tính tương tác với môi trường…
Xã hội -
Hồng Minh -
18:09, 14/04/2020 Không chỉ chuyển tải thông tin và giải trí, văn hóa nghệ thuật còn có vai trò quan trọng trong việc truyền cảm hứng tích cực đến với xã hội. Thực tế đã chứng minh điều đó. Đặc biệt, thời gian qua, khi cả nước đang chung tay chống dịch Covid-19 đã có nhiều bài hát, sáng tác mới được ra đời với nội dung tuyên truyền đến người dân nâng cao ý thức phòng, chống dịch, tạo sức lan tỏa mạnh mẽ trong xã hội.
Diễn biến phức tạp của dịch Covid-19 khiến khán giả ít đến các tụ điểm nghệ thuật - nơi đông người, theo đó, các đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp đã tung ra nhiều chương trình, sản phẩm nghệ thuật, giải trí mới dành cho khán giả tại nhà. Nhiều “nhà đài” đã thêm khung giờ phát sóng chương trình giải trí hoặc tăng thời lượng phát sóng phim truyền hình.
Xòe Thái là loại hình nghệ thuật trình diễn dân gian độc đáo của đồng bào dân tộc Thái vùng Tây Bắc. Với những giá trị tiêu biểu và sức lan tỏa mạnh mẽ trong đời sống văn hóa cộng đồng, xòe Thái đã được triển khai xây dựng hồ sơ “Nghệ thuật xòe Thái” đệ trình UNESCO ghi danh vào danh sách di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Nhưng việc phát huy giá trị của di sản này trong bối cảnh toàn cầu hóa vẫn là vấn đề cần quan tâm...
Xu hướng toàn cầu hóa và sự phát triển mạnh của các ứng dụng công nghệ, đặc biệt là các công nghệ trên nền tảng internet đang tác động đến mọi hoạt động của biểu diễn nghệ thuật sân khấu. Tuy nhiên, sự đổi mới, ứng dụng những thành tựu của cuộc cách mạng 4.0 trong lĩnh vực này còn gặp không ít khó khăn.
Nghệ nhân Ưu tú Phùng Thị Phương Hồng (1952) sinh ra tại Đan Phượng (Hà Nội), một trong những cái nôi của nghệ thuật hát ca trù. Với tình yêu lớn dành cho ca trù, nhiều năm qua, bà vẫn luôn âm thầm “thắp lửa” cho loại hình nghệ thuật dân gian đặc sắc này. Nhờ sự tâm huyết của nghệ nhân, nhiều lớp học ca trù đã được mở ra và không ít ca nương tài năng đã ra đời.
Cùng với các loại hình văn hóa đã được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia, nghệ thuật điêu khắc được xem là một nét độc đáo mang đậm bản sắc của đồng bào Cơ-tu tỉnh Quảng Nam. Bất cứ một ngôi làng nào của đồng bào Cơ-tu cũng có những nghệ nhân điêu khắc đa tài và những bức tượng phù điêu mang đậm hồn cốt văn hóa dân tộc.
Từ sự kiện UNESCO công nhận nghệ thuật Bài chòi là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện nhân loại (tháng 5/2018), di sản này đang dần hồi sinh, lấy lại sức sống. Những nghệ nhân, cán bộ công tác trong ngành văn hóa tại huyện Mộ Đức (Quảng Ngãi) tiếp tục nỗ lực để làm hồi sinh loại hình nghệ thuật này.
Ấn Độ được mệnh danh là chiếc nôi của tinh hoa nghệ thuật truyền thống. Đặc biệt với nghệ thuật thêu tay gắn liền với các trang phục truyền thống của người Ấn Độ luôn là yếu tố quyết định tạo ra sản phẩm lộng lẫy và khác biệt