Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

“Gánh hát” song ngữ: Lưu giữ truyền thống

PV - 17:10, 10/11/2021

“Gánh hát lưu diễn muôn phương”, một artbook song ngữ Việt – Anh được thực hiện bởi những người trẻ, nhằm lưu giữ nghệ thuật truyền thống.

“Gánh hát lưu diễn muôn phương” là một artbook song ngữ Việt – Anh
“Gánh hát lưu diễn muôn phương” là một artbook song ngữ Việt – Anh

Sau một thời gian tìm hiểu trải nghiệm, Hồ Phương Thảo cùng nhóm bạn trẻ như Ngô Mỹ Triều Giang, Nguyễn Hoàng Tấn đã giới thiệu 30 loại hình nghệ thuật diễn xướng và 6 lễ hội dân gian Việt Nam.

Nhằm lưu giữ các giá trị truyền thống, nhóm tác giả trẻ còn giới thiệu một số loại hình nghệ thuật được liệt vào danh sách cần bảo vệ khẩn cấp vì không được thực hành thường xuyên, và ít được khán giả đại chúng quan tâm như: Ca trù, hát dô, hát đúm, hát then…

Nhật ký cá nhân thành dự án văn hoá

Hồ Phương Thảo – tác giả nội dung cho biết, mỗi lần được thưởng thức một vở diễn, một loại hình nghệ thuật diễn xướng hoặc lễ hội dân gian, cô cảm nhận được nhiệt huyết của từng diễn viên với vai diễn, cảm thấy được cùng sống, cùng yêu - ghét với chính nhân vật được hóa thân.

Đó chính là lý do mà Thảo cùng các bạn trẻ bắt tay vào thực hiện dự án để cho ra mắt cuốn sách song ngữ “Gánh hát lưu diễn muôn phương”. Nhóm tác giả trẻ mong góp một chút công sức để giới thiệu đến nhiều người hơn, về những loại hình nghệ thuật diễn xướng và lễ hội dân gian đầy màu sắc, mang đậm văn hóa Việt Nam.

Hồ Phương Thảo nói rằng, ý tưởng ban đầu chỉ đơn giản là cuốn nhật ký cá nhân ghi chép về những diễn xướng nghệ thuật truyền thống. Tuy nhiên, sau khi cô gái sinh năm 1992 này kết nối với hoạ sĩ Nguyễn Hoàng Tấn (sinh năm 1997) thì đã nảy ý định phát triển thành một dự án.

“Từ khi bắt đầu dự án, nhóm đã chọn dịp giỗ tổ Sân khấu (12/8 âm lịch) làm ngày ra mắt cũng như bật mí những thông tin đặc biệt. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, nên mọi việc không theo dự liệu”, Hồ Phương Thảo cho biết.

Nghệ thuật diễn xướng và lễ hội dân gian truyền thống ở Việt Nam vô cùng đa dạng, được duy trì và phát triển bởi các dân tộc ở các vùng đất trải dài từ Bắc vào Nam. Mỗi loại hình đều mang những giá trị văn hóa và tinh thần to lớn trong đời sống sinh hoạt của người Việt.

Các bạn trẻ đã liên hệ trực tiếp với các chuyên gia, nghệ sĩ nhờ tư vấn về loại hình nghệ thuật diễn xướng dân gian đặc trưng vùng miền. Đồng thời, nhóm cũng tìm hiểu qua sách, các trang web về di sản văn hóa phi vật thể và thưởng thức trực tiếp từng loại hình nghệ thuật, lễ hội.

Nhóm cũng khẳng định sản phẩm này không có tính nghiên cứu khoa học. Đơn giản đây chỉ là kết quả của hành trình tìm về cội nguồn, để tự khám phá và cảm nhận. Tuy vậy, từ ý thức và đam mê lưu giữ giá trị truyền thống dân tộc, những người trẻ đã tạo và truyền cảm hứng đến đông đảo công chúng yêu mến văn hoá.

Một số loại hình nghệ thuật được liệt vào danh sách cần bảo vệ khẩn cấp cũng được nhóm các bạn trẻ tìm hiểu và nhắc tới.
Một số loại hình nghệ thuật được liệt vào danh sách cần bảo vệ khẩn cấp cũng được nhóm các bạn trẻ tìm hiểu và nhắc tới.

Lan tỏa giá trị nguồn cội

“Tìm hiểu, thưởng thức các loại hình nghệ thuật dân gian truyền thống là một hành trình tìm về nguồn cội mà mỗi người sẽ có những suy nghĩ, cảm nhận riêng. Trong tương lai, nhóm mong muốn sẽ lan tỏa được giá trị nhân văn của cuốn sách tới nhiều người và đưa dự án lên nhiều nền tảng khác nhau”. Hồ Phương Thảo

Họa sĩ Nguyễn Hoàng Tấn chia sẻ, quá trình nghiên cứu để chắt lọc thông tin về các loại hình nghệ thuật dân gian gặp khá nhiều khó khăn. Đặc biệt là tính xác thực của từng loại hình nghệ thuật đối với hoa văn họa tiết của các phục trang truyền thống.

Với vai trò là hoạ sĩ thiết kế, Hoàng Tấn phải chọn phong cách phù hợp để tiếp cận với người trẻ. Khi đã chọn lọc qua nhiều lớp tạo hình để có diện mạo cuối cùng, việc cân chỉnh và hài hòa bố cục cũng rất quan trọng sao cho nhịp nhàng các yếu tố, từ nhạc cụ, trang phục, động tác hay tín ngưỡng…

Để lan toả giá trị truyền thống, Triều Giang bắt tay vào việc biên dịch nội dung sang tiếng Anh. Các thuật ngữ dân gian như “đào”, “kép”, “trống chầu” hoặc tên loại nhạc cụ chỉ có ở Việt Nam đòi hỏi cô phải dành nhiều thời gian, công sức tìm từ phù hợp để người bạn bè nước ngoài dễ hình dung.

Quá trình biên dịch, Giang đã phát hiện và hiệu chỉnh những từ tiếng Anh bị hiểu sai nhưng lại được dùng khá phổ biến hiện nay. Điển hình như “Đờn ca tài tử” được Google dịch thành “southern amateur music”, trong khi phải hiểu đúng “tài tử” chỉ “những người có tài năng, tài nghệ” nên phải thay bằng “music of talents” (âm nhạc của người tài năng) thì sẽ gần nghĩa hơn.

Tuy nhiên, nhóm vẫn ưu tiên dùng nguyên từ “Đờn ca tài tử” là tên riêng như cách UNESCO đã dùng, để tạo dấu ấn Việt Nam giống như bánh mì hay phở.

Bằng những dòng thông tin gắn gọn, dễ hiểu và dễ nhớ kết hợp với hình minh hoạ sinh động, nhóm bạn trẻ đã tạo ra “Gánh hát lưu diễn muôn phương” đậm đặc tính văn hoá.

Như Sân khấu Dù kê, nhóm Hồ Phương Thảo ghi chú: Nghệ thuật Sân khấu Dù kê (L’khôn Ba Sắc) là một loại hình biểu diễn sân khấu của người Khmer có sự tổng hòa các loại hình nghệ thuật, như: Ca, múa, nhạc, ca kịch, phục trang, hóa trang, lễ hội, vũ thuật, hội họa và ẩm thực.

Sân khấu Dù kê là sự kế thừa nền nghệ thuật sân khấu Khmer trước đó (nghệ thuật Rô băm), đồng thời tiếp thu một cách có chọn lọc và sáng tạo những thành tựu của nghệ thuật sân khấu của người Kinh, Hoa, phương Tây. Nghệ thuật sân khấu Dù kê của Tỉnh Sóc Trăng được công nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia năm 2014.

Hay như phần “Hội Gióng”, nhóm đề “là một lễ hội dân gian truyền thống hằng năm tồn tại đã hơn 1.000 năm, diễn ra ở khoảng hơn 10 địa phương tại Hà Nội để tưởng niệm và ca ngợi chiến công của người anh hùng truyền thuyết Thánh Gióng, một trong tứ bất tử của tín ngưỡng dân gian Việt Nam”.

Gần đây, ngoài nhóm của Hồ Phương Thảo đã xuất hiện khá nhiều các bạn trẻ yêu mến truyền thống tìm về nguồn cội bằng các dự án văn hoá. Như ba sinh viên Trường ĐH FPT Cần Thơ phỏng dựng trang phục của 54 dân tộc bằng dự án sách và công nghệ thực tế ảo. Hay như sinh viên Nguyễn Phương Vy (ĐH Mỹ thuật TP Hồ Chí Minh) phỏng dựng hát Bội trên bảng chữ cái.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin nổi bật trang chủ
Viết từ nơi địa đầu Đông Bắc của Tổ quốc: Bảo vệ vững chắc vùng “phên giậu” (Bài 1)

Viết từ nơi địa đầu Đông Bắc của Tổ quốc: Bảo vệ vững chắc vùng “phên giậu” (Bài 1)

Mới đây, có dịp rong ruổi trên tuyến biên giới Cao Bằng, vùng đất biên cương địa đầu Đông Bắc của Tổ quốc. Đi trên những cung đường ngắm nhìn bức tranh đồi núi trập trùng, những bản làng với những ngôi nhà mái ngói đỏ tươi, trường học kiên cố, chứng kiến về sự thay đổi trong đời sống kinh tế, tinh thần của Nhân dân ở các bản làng vùng cao... chúng tôi càng cảm nhận nhiều hơn về sự quan tâm của Đảng, Nhà nước đối với vùng đồng bào DTTS và miền núi, sự chung tay, góp sức của các cấp chính quyền, lực lượng chức năng để đồng bào an tâm bám bản, bám làng xây dựng cuộc sống, bảo vệ vững chắc an ninh biên giới quốc gia.
Thanh Hoá: Tạo dấu ấn trong dịch vụ môi trường rừng

Thanh Hoá: Tạo dấu ấn trong dịch vụ môi trường rừng

Kinh tế - Cam Phúc - 2 giờ trước
Quỹ bảo vệ, phát triển rừng và phòng chống thiên tai Thanh Hoá cho biết, từ năm 2012 đến nay toàn tỉnh đã thu được trên 148 tỷ đồng từ dịch vụ phát triển rừng và phòng chống thiên tai. Từ nguồn kinh phí này, hàng năm đã tiến hành chi trả cho 22 chủ rừng tổ chức, 516 cộng đồng dân cư thôn bản và trên 2.500 hộ gia đình cá nhân.
Nỗi lo thú cưng hóa thú dữ

Nỗi lo thú cưng hóa thú dữ

Xã hội - Tiêu Dao - 9 giờ trước
Rất nhiều sự việc đau lòng xảy ra khi chó nuôi làm thú cưng bỗng dưng hóa “thú dữ” tấn công người khác. Những quy định về việc nuôi thú cưng đã có, tuy nhiên việc người dân không tuân thủ cũng như chế tài xử phạt chưa mạnh tay đã khiến nhiều hệ lụy xảy ra.
Khâu Vai rộn ràng mùa lễ hội

Khâu Vai rộn ràng mùa lễ hội

Sắc màu 54 - Quỳnh Lưu - 9 giờ trước
Phiên chợ Phong Lưu huyền thoại, nổi tiếng ở Khâu Vai hằng năm cứ vào dịp tháng Ba âm lịch, nơi đây lại rộn ràng không khí lễ hội.
Gỡ khó cho Quỹ phát triển đất

Gỡ khó cho Quỹ phát triển đất

Sự kiện - Bình luận - Sỹ Hào - 9 giờ trước
Quỹ phát triển đất là chính sách sử dụng nguồn tiền từ sử dụng đất và huy động những nguồn khác, phục vụ quá trình đầu tư hạ tầng phát triển kinh tế - xã hội của mỗi địa phương. Tuy nhiên, ở các địa phương miền núi, việc khai thác nguồn quỹ này khá khó khăn.
Bình Phước đẩy mạnh giảm nghèo vùng DTTS

Bình Phước đẩy mạnh giảm nghèo vùng DTTS

Kinh tế - Minh Thu - 9 giờ trước
Với sự vào cuộc có trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, sự chung tay góp sức của cộng đồng doanh nghiệp, sự nỗ lực vươn lên của hộ nghèo, trong thời gian qua, công tác giảm nghèo tại tỉnh Bình Phước đã đạt được những kết quả tích cực. Năm 2023, toàn tỉnh có 2.200 hộ thoát nghèo, không có hộ tái nghèo, vượt chỉ tiêu Nghị quyết Đảng bộ tỉnh đã đề ra.
Tin trong ngày - 23/4/2024

Tin trong ngày - 23/4/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 23/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Tập trung khắc phục hậu quả mưa dông, lốc. Đại hội Đại biểu các DTTS huyện Thường Xuân lần thứ IV năm 2024. Khởi công Dự án "Bảo tồn văn hoá truyền thống dân tộc Tày tại xã Mường Lai". Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Khánh Hòa: Thực hiện chính sách giao khoán bảo vệ rừng – “Lợi cả đôi đường”

Khánh Hòa: Thực hiện chính sách giao khoán bảo vệ rừng – “Lợi cả đôi đường”

Chính sách dân tộc - T.Nhân-H.Trường - 10 giờ trước
Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, giai đoạn 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Khánh Hòa đang tích cực triển khai Tiểu dự án 1 của Dự án 3 (Phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp bền vững, phát huy tiềm năng, thế mạnh của các vùng miền để sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị). Tỉnh Khánh Hoà tích cực chỉ đạo các ngành chức năng, địa phương triển khai Dự án. Việc giao khoán bảo vệ rừng mang lại “lợi ích kép” khi các đơn vị có thêm nhân lực để giữ rừng, còn người dân nhận khoán có thêm thu nhập.
U23 châu Á: Thái Lan bị loại theo kịch bản bất ngờ

U23 châu Á: Thái Lan bị loại theo kịch bản bất ngờ

Thể thao - Hoàng Minh - 10 giờ trước
U23 Thái Lan vừa để thua U23 Tajikistan trong lượt trận cuối cùng bảng C U23 châu Á với tỷ số 0-1. Theo đó, U23 Thái Lan chính thức rời U23 châu Á 2024 ngay từ vòng bảng.
U23 châu Á: Đánh bại Nhật Bản, Hàn Quốc chiếm ngôi đầu bảng B

U23 châu Á: Đánh bại Nhật Bản, Hàn Quốc chiếm ngôi đầu bảng B

Thể thao - Hoàng Minh - 10 giờ trước
Trong trận tranh ngôi đầu bảng B giải U23 châu Á, U23 Hàn Quốc đã giành chiến thắng tối thiểu 1-0 trước đội tuyển U23 Nhật Bản.
U23 châu Á: Xác định 8 cái tên mạnh nhất vào vòng Tứ kết - U23 Việt Nam rơi vào nhánh đấu giống kỳ tích Thường Châu

U23 châu Á: Xác định 8 cái tên mạnh nhất vào vòng Tứ kết - U23 Việt Nam rơi vào nhánh đấu giống kỳ tích Thường Châu

Thể thao - Hoàng Minh - 10 giờ trước
Vòng bảng giải U23 châu Á đang dần đi đến hồi kết. Dù còn vài cặp đấu chưa diễn ra, nhưng người hâm mộ đã xác định được 8 cái tên bước vào vòng tiếp theo. Các đội tuyển mạnh nhất bao gồm: Việt Nam, Iraq, Indonesia, Qatar, Hàn Quốc, Nhật Bản, Uzbekistan, Saudi Arabia.
Vinamilk tiếp tục có nhà máy trung hòa Carbon, thêm

Vinamilk tiếp tục có nhà máy trung hòa Carbon, thêm "mảnh ghép xanh" cho tiến trình Net Zero

Kinh tế - PV - 10 giờ trước
Trước thềm Đại hội đồng cổ đông thường niên 2024, Vinamilk công bố Nhà máy Nước giải khát Việt Nam đạt trung hòa carbon theo tiêu chuẩn quốc tế PAS 2060:2014. Như vậy, Vinamilk đang sở hữu tới 3 đơn vị (gồm 2 nhà máy và 1 trang trại) đạt chứng nhận về trung hòa Carbon, cho thấy những bước tiến quyết liệt của doanh nghiệp trên con đường tiến đến mục tiêu Net Zero vào năm 2050.