Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Thể thao - Giải trí

Điểm sáng từ Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 22

PV - 10:05, 08/11/2021

Liên hoan phim (LHP) Việt Nam lần thứ 22 được tổ chức từ ngày 18 đến 20/11 tại thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế với khẩu hiệu: “Xây dựng nền công nghiệp điện ảnh Việt Nam giàu bản sắc dân tộc, hiện đại và nhân văn”. LHP là sự kiện văn hóa nghệ thuật quốc gia chào mừng Hội nghị Văn hóa toàn quốc, góp phần triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng với định hướng phát triển đất nước giai đoạn 2021 - 2030.

Một cảnh trong phim Khúc mưa của Điện ảnh Quân đội nhân dân tham dự Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 22
Một cảnh trong phim Khúc mưa của Điện ảnh Quân đội nhân dân tham dự Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 22

Do tình hình của đại dịch Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp, LHP được tổ chức theo hình thức trực tuyến, trong đó các chương trình, sự kiện, hoạt động sẽ rút gọn, hình thức giản dị, tiết kiệm, nhưng vẫn bảo đảm trang trọng và an toàn phòng, chống dịch. Từ 141 bộ phim gửi hồ sơ tham dự, Ban Tổ chức chọn được 127 phim của 41 đơn vị tham dự LHP Việt Nam lần thứ 22 ở chương trình phim dự thi và chương trình toàn cảnh, gồm: 25 phim truyện, 56 phim tài liệu, 15 phim khoa học, 31 phim hoạt hình. Trong đó, chương trình phim dự thi có 92 bộ phim, bao gồm 17 phim truyện, 37 phim tài liệu, 15 phim khoa học, 23 phim hoạt hình; chương trình toàn cảnh có 35 bộ phim bao gồm 8 phim truyện, 19 phim tài liệu, 8 phim hoạt hình.

Tại LHP năm nay, thể loại phim tài liệu chiếm số lượng lớn (56 phim). Công ty TNHH MTV Hãng phim Tài liệu và Khoa học Trung ương là đơn vị gửi nhiều phim tài liệu tham gia LHP nhất (24 phim). Bên cạnh đề tài chiến tranh cách mạng, nhân vật lịch sử... phim tài liệu năm nay còn nổi bật ở đề tài phòng, chống dịch bệnh với các bộ phim tạo ấn tượng mạnh cho khán giả, trong đó có phim “Ranh giới” (đạo diễn Tạ Quỳnh Tư, Trung tâm Phim Tài liệu và Phóng sự, Đài Truyền hình Việt Nam sản xuất). 

Phim truyện vẫn là một trong những mảng được quan tâm nhất LHP. So với kỳ trước, phim truyện năm nay giảm về số lượng (25 phim so với 30 phim tham dự năm 2019). Bên cạnh 5 phim Nhà nước đặt hàng sản xuất, trong đó có phim của Điện ảnh Quân đội nhân dân thì 20 phim do các đơn vị tư nhân sản xuất, chủ yếu gồm các thể loại: Tâm lý, kinh dị, hành động... Một số phim ra rạp đã đạt doanh thu cao, như: “Bố già”, “Gái già lắm chiêu V”, “Mắt biếc”, “Tiệc trăng máu”. Các phim đề tài chiến tranh, hậu chiến… chưa có cơ hội ra rạp cũng tham dự LHP lần này, như các bộ phim “mới tinh” do Nhà nước đặt hàng là “Cơn giông” (đạo diễn Trần Ngọc Phong) và “Bình minh đỏ” (đạo diễn Nguyễn Thanh Vân), “Khúc mưa” (đạo diễn Bùi Tuấn Dũng), “Lính chiến” (đạo diễn Nguyễn Mạnh Hà).

Một cảnh trong phim “Bố già” tham dự Liên hoan phim lần thứ 22
Một cảnh trong phim “Bố già” tham dự Liên hoan phim lần thứ 22

Theo quy định của Ban Tổ chức, phim tham dự LHP năm nay là những bộ phim được cấp phép phổ biến và phân loại phim trong khoảng thời gian từ ngày 11/9/2019 đến 15/8/2021. Như vậy, hầu hết các phim đều được sản xuất, phát hành trong giai đoạn xảy ra đại dịch Covid-19. Đây là thời điểm ngành điện ảnh gặp nhiều khó khăn, khủng hoảng. Tuy nhiên, ở những thời điểm thích hợp, một số đơn vị vẫn nắm bắt cơ hội, phát hành tốt. Bộ phim “Bố già” (đạo diễn Vũ Ngọc Đãng và Trấn Thành) đạt mức doanh thu khoảng 400 tỷ đồng sau một tháng công chiếu. 

Ngoài thị trường trong nước, phim còn được phát hành ở Malaysia (Ma-lai-xi-a), Singapore (Xin-ga-po), Mỹ… Một số phim khác cũng đạt doanh thu cao như “Mắt biếc” của đạo diễn Victor Vũ (172 tỷ đồng sau hơn một tháng công chiếu), “Tiệc trăng máu” của đạo diễn Nguyễn Quang Dũng (177 tỷ đồng sau hơn một tháng công chiếu). Đáng chú ý ở LHP Việt Nam lần thứ 22 là sự góp mặt của các nhà làm phim độc lập với những tác phẩm: “Ròm”, “Miền ký ức”.

Năm nay, bên cạnh hệ thống giải thưởng như thông lệ, lần đầu tiên LHP có thêm hai giải thưởng: Đạo diễn phim truyện đầu tay xuất sắc và Kỹ xảo phim truyện điện ảnh xuất sắc. Theo thống kê từ Ban Tổ chức, LHP có ba đạo diễn phim truyện đầu tay, gồm: Mai Thu Huyền phim “Kiều”, Nguyễn Mạnh Hà phim “Lính chiến”, Trần Thanh Huy phim “Ròm”. Cục trưởng Cục Điện ảnh Vi Kiến Thành chia sẻ, đây là điểm mới góp phần ghi nhận và khẳng định sự phát triển công nghệ của điện ảnh Việt Nam, đồng thời khích lệ các tài năng mới./.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Liverpool khẳng định sức mạnh tuyệt đối khi vô địch Ngoại hạng Anh sớm 4 vòng đấu

Liverpool khẳng định sức mạnh tuyệt đối khi vô địch Ngoại hạng Anh sớm 4 vòng đấu

Liverpool đã chính thức đăng quang ngôi vô địch Ngoại hạng Anh 2024/25 trước nhiều vòng đấu sau chiến thắng ấn tượng 5-1 trước Tottenham tại sân nhà Anfield. Đây cũng là lần thứ 20 trong lịch sử đội bóng vùng Merseyside giành chức vô địch quốc gia, qua đó trở thành đội bóng giàu thành tích bậc nhất xứ sở sương mù.
Tin nổi bật trang chủ
Kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh: Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Bác

Kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh: Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Bác

Nhân dịp kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890-19/5/2025), sáng 19/5, Đoàn đại biểu Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch nước, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã đặt vòng hoa, vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và dâng hương, tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ tại Đài Tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ (đường Bắc Sơn, Hà Nội).
Khắc ghi lời Bác dạy, thanh niên các DTTS nỗ lực dựng xây tương lai

Khắc ghi lời Bác dạy, thanh niên các DTTS nỗ lực dựng xây tương lai

Sự kiện - Bình luận - Hồng Phúc - 8 phút trước
Những lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn là kim chỉ nam, là nguồn cảm hứng bất tận cho thế hệ trẻ hôm nay, đặc biệt là thanh niên các dân tộc thiểu số (DTTS). Được sinh ra và lớn lên trong hòa bình, mang trong mình niềm tự hào dân tộc và lý tưởng cống hiến, nhiều bạn trẻ đã không ngừng học tập, rèn luyện để viết tiếp khát vọng mà Bác Hồ từng gửi gắm: "Non sông Việt Nam có trở nên vẻ vang... chính là nhờ công học tập của các cháu".
Du lịch tâm linh về Ninh Thuận

Du lịch tâm linh về Ninh Thuận

Dân tộc - Tôn giáo - Thái Sơn Ngọc - 1 giờ trước
Ninh Thuận sở hữu tiềm năng du lịch đa dạng, đang được đầu tư khai thác hiệu quả, thu hút đông đảo du khách. Hệ thống chùa, thiền viện mang kiến trúc cổ xen hiện đại, hòa quyện thiên nhiên, mở ra triển vọng phát triển du lịch tâm linh. Nhân Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc 2025, Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo tỉnh tổ chức nhiều hoạt động thiết thực, quảng bá hình ảnh du lịch tâm linh Ninh Thuận.
“Báu vật sống” của làng Chăm Phú Nhuận

“Báu vật sống” của làng Chăm Phú Nhuận

Sắc màu 54 - Thái Sơn Ngọc - 3 giờ trước
Nghệ nhân Châu Thị Đông được cộng đồng dân cư làng Chăm Phú Nhuận (xã Phước Thuận, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận) trân trọng gọi là “báu vật sống”. Bà vượt qua định kiến giới, nỗ lực tự học chữ Chăm, học ngâm diễn Ariya và trình diễn dân ca Chăm, trở thành người truyền cảm hứng trong hành trình gìn giữ di sản văn hóa phi vật thể của dân tộc mình.
Tái hiện Lễ hội Cúng thần núi, cúng thần rừng của đồng bào dân tộc Cơ Tu tại “Ngôi nhà chung”

Tái hiện Lễ hội Cúng thần núi, cúng thần rừng của đồng bào dân tộc Cơ Tu tại “Ngôi nhà chung”

Sắc màu 54 - Minh Anh - 11 giờ trước
Về tham gia hoạt động tháng 5 “Bác Hồ với cộng đồng các dân tộc Việt Nam”, sáng 18/5, tại Làng Văn hóa Du lịch các dân tộc Việt Nam, Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội, đồng bào dân tộc Cơ Tu huyện A Lưới, TP. Huế đã tổ chức tái hiện Lễ hội Tác Giảng Ka Coong, Tấc Giàng Xứ (cúng thần núi, cúng thần rừng).
Linh Trường (Quảng Trị): Nơi toàn dân lập bàn thờ Bác Hồ

Linh Trường (Quảng Trị): Nơi toàn dân lập bàn thờ Bác Hồ

Vấn đề - Sự kiện - Đức Việt - 23:56, 18/05/2025
Với lòng tôn kính và biết ơn, suốt hàng chục năm qua, hàng trăm gia đình người đồng bào dân tộc Vân Kiều ở xã Linh Trường, huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị, đã lập bàn thờ Bác Hồ một cách trang trọng. Vào mỗi dịp Tết, lễ kỷ niệm của quê hương, đất nước, hay những sự kiện quan trọng trong gia đình, người dân nơi đây luôn chăm sóc, thắp hương trên bàn thờ Bác với tấm lòng thành kính.
Đánh thức tiềm năng du lịch từ sản vật quê Bác

Đánh thức tiềm năng du lịch từ sản vật quê Bác

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 17/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Đặc sắc Lễ hội Điện Trường Bà. Chùa Tây Thiên Tam Đảo. Đánh thức tiềm năng du lịch từ sản vật quê Bác. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Hội thảo khoa học quốc tế: Triển khai mô hình kết hợp y học hiện đại và y học cổ truyền trong đào tạo và thực hành y tế

Hội thảo khoa học quốc tế: Triển khai mô hình kết hợp y học hiện đại và y học cổ truyền trong đào tạo và thực hành y tế

Sức khỏe - Minh Nhật - 23:30, 18/05/2025
Việc tiến hành nghiên cứu khoa học, học hỏi kinh nghiệm quốc tế và triển khai các mô hình kết hợp trong thực tiễn, xây dựng bộ tiêu chí chuẩn hóa năng lực bác sĩ y học cổ truyền là các bước quan trọng để hiện thực hóa mục tiêu kết hợp y học hiện đại và y học cổ truyền trong đào tạo và thực hành y tế tại Việt Nam.
Sắc hoa thổ cẩm trên

Sắc hoa thổ cẩm trên "vùng đất khô" Cán Tỷ

Sắc màu 54 - Vũ Mừng - 18:46, 18/05/2025
Những năm qua, HTX Dệt lanh Cán Tỷ, xã Cán Tỷ, huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang đã xây dựng và khẳng định thương hiệu trên thị trường bởi những sản phẩm độc đáo, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc Mông.
Khởi công tuyến đường bộ cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu

Khởi công tuyến đường bộ cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu

Tin tức - Minh Nhật - 18:43, 18/05/2025
Ngày 18/5, tại phường Vân Sơn, thị xã Mộc Châu, UBND tỉnh Sơn La đã tổ chức Lễ khởi công Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường bộ cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu đoạn tuyến thuộc địa bàn tỉnh Sơn La.
Đặc sắc Lễ hội Hoa sim biên giới 2025

Đặc sắc Lễ hội Hoa sim biên giới 2025

Sắc màu 54 - Mỹ Dung - 18:39, 18/05/2025
Trong 2 ngày (17 - 18/5), tại xã Hải Sơn, Tp. Móng Cái (Quảng Ninh) đã diễn ra Lễ hội “Hoa sim biên giới năm 2025”, với chủ đề “Sắc tím biên cương - Kết nối di sản”. Đây là năm thứ 4 sự kiện được tổ chức, thu hút đông đảo người dân, du khách trong và ngoài tỉnh tham gia, trải nghiệm.
Thú vị trải nghiệm “Giữ màu di sản”

Thú vị trải nghiệm “Giữ màu di sản”

Tin tức - Minh Anh - 18:37, 18/05/2025
Hưởng ứng Ngày Quốc tế Bảo tàng 18/5, Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam tổ chức hoạt động trải nghiệm “Giữ màu di sản”, nơi người tham gia có cơ hội tìm hiểu một kỹ thuật tạo hoa văn trên vải của phụ nữ dân tộc Mông ở Mù Cang Chải, Yên Bái, mang đến cơ hội khám phá và kết nối sâu sắc với di sản văn hóa địa phương.