Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Thể thao - Giải trí

Nghệ thuật nhân lên sức mạnh tinh thần Việt Nam trong thời đại dịch

PV - 16:00, 24/09/2021

Chưa bao giờ những tác phẩm nghệ thuật mang đề tài tuyên truyền cổ động về công tác phòng, chống dịch Covid-19 lại xuất hiện nhiều như thời gian qua. Xong, cũng từ đấy người ta nhìn thấy một tinh thần quyết tâm, đồng lòng vốn là truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt càng được phát huy.

Các thế hệ nghệ sĩ hội tụ trong MV “Sức mạnh Việt Nam” cổ vũ tinh thần chống dịch.Ảnh: VTV
Các thế hệ nghệ sĩ hội tụ trong MV “Sức mạnh Việt Nam” cổ vũ tinh thần chống dịch.Ảnh: VTV

Các tác phẩm nghệ thuật thuộc nhiều loại hình nghệ thuật khác nhau có nội dung liên quan đến chống dịch Covid-19 ra đời trong thời gian này, đã khởi nguồn từ tinh thần ấy.

Nghệ thuật cổ truyền chung sức

Một ngày cuối tháng 8-2021, Nghệ sĩ Nhân dân (NSND) Nguyễn Tiến Dũng, Giám đốc Nhà hát Múa rối Việt Nam gọi điện tới nghệ sĩ Mai Tuyết Hoa chia sẻ việc anh muốn sử dụng tác phẩm “Tiêu diệt Corona” để làm một tiết mục múa rối. Tất nhiên, nghệ sĩ Mai Tuyết Hoa rất sẵn sàng với đề xuất này, bởi lẽ, sẽ góp phần lan tỏa những thông điệp tích cực về phòng, chống dịch ra nhiều đối tượng công chúng. “Tiêu diệt Corona” là một bài xẩm sai của soạn giả Nguyễn Quang Long được nhóm Xẩm Hà Thành giới thiệu từ năm 2020. Với chất dí dỏm, hài hước mà lại đanh thép, “Tiêu diệt Corona” đã được công chúng đón nhận.

Hát xẩm là một trong rất nhiều loại hình nghệ thuật truyền thống góp mặt trong chiến dịch tuyên truyền này. Sôi nổi nhất có lẽ là nghệ thuật hát chèo. Từ Thái Bình, các nghệ sĩ nhí của Trung tâm Thanh thiếu niên tỉnh đã nhanh chóng thực hiện ca cảnh “Chống dịch như chống giặc”, với ê-kíp thực hiện gồm tổng đạo diễn Vũ Hằng Nga, tác giả Hồng Vân, âm nhạc Đình Tân. Ca cảnh chèo này có độ dài hơn 8 phút, sử dụng các làn điệu xẩm xoan, cách cú và ngũ phúc để lồng phần lời có nội dung liên quan đến việc chống dịch Covid-19. Theo nghệ sĩ Vũ Hằng Nga, việc sử dụng 3 làn điệu này tạo hiệu ứng rất tốt, lan tỏa tới từng người nghe, cách phòng, chống dịch dễ nhớ, dễ hiểu.

Cũng trong làng chèo, nhiều soạn giả đã biên soạn bài mới và nhanh chóng giới thiệu tới công chúng như: Soạn giả Mai Văn Lạng với tác phẩm “Bài ca chống giặc” theo làn điệu xẩm xoan; soạn giả Trương Công Đinh với bài “Phòng chống giặc covid” theo làn điệu đào liễu; NSND Tự Long giới thiệu bài chèo “Vượt hết chông gai”, cũng theo làn điệu đào liễu...

Nghệ thuật hát văn cũng góp sức tuyên truyền rất đáng kể. “Cô hồn, cô vít, cô đơn/ Trong ba cô ấy sợ hơn cô nào?”, những câu thơ được lồng điệu hát văn của NSƯT Đình Cương chừng như vui đùa, tếu táo nhưng cũng truyền tải được thông điệp về tác hại đáng sợ, cần xa lánh của loại virus hủy diệt này. Ngoài “Sợ cô nào”, NSƯT Đình Cương còn có bài “Hướng về tâm dịch miền Nam” khá thú vị. Nghệ sĩ Duy Chèo cũng giới thiệu bài hát văn “Cuộc chiến Covid trường kỳ”. Soạn giả Nguyễn Sỹ Sang có bài “Kinh Bắc chung lòng chống dịch” được nhiều nghệ sĩ thể hiện. Trong khi đó, nghệ nhân hát văn Hoài Thanh đã thể hiện khá thành công bài hát văn “Niềm tin quyết thắng Covid”...

Nghệ thuật và các nghệ sĩ cải lương cũng không đứng ngoài cuộc. NSƯT Hoàng Tùng nhanh chóng giới thiệu tác phẩm “Chiến sĩ ngành y niềm tin chiến thắng” của soạn giả Lê Thế Song. Trong khi đó, ở phương Nam, nhiều nghệ sĩ cải lương nổi tiếng như: Thoại Mỹ, Kim Tử Long, Phương Hồng Thủy, Võ Minh Lâm, Quế Trân, Ngọc Huyền... cùng thể hiện liên khúc “Sài Gòn, ngày vui trở lại” của soạn giả Tô Thiên Kiều-Quốc Nguyễn. Ngay từ những đợt ảnh hưởng bởi dịch bệnh đầu tiên, lấy cảm hứng từ bài “Ông bà anh” của Lê Thiện Hiếu, NSND Bạch Tuyết đã giới thiệu tới công chúng bài “Ông bà anh thời Covid-19” phiên bản vọng cổ, tạo nhiều sự thích thú cho khán giả khắp nơi.

Ngay cả nghệ thuật kinh điển của Việt Nam là ca trù cũng tham gia vào cuộc chiến Covid-19. Nghệ nhân dân gian Nguyễn Văn Khuê, Chủ nhiệm Giáo phường ca trù Thái Hà đã sáng tác bài “Hỏi con Covid” theo thể cách gối hạc. Vẫn là những thể cách, những quy định theo đúng niêm luật, nhưng khi vào nội dung tuyên truyền, ca trù như có thêm phần dí dỏm. Chẳng hạn mở đầu bài bằng đoạn mưỡu có nội dung: “Này này con covid kia ơi/ Hỏi mày lây nhiễm khắp nơi thế nào?/ Gió ơi bắt nó giam vào/ Để tôi cho nó mấy hào vaccine”.

Nhạc trẻ xông pha

Trong ngôi nhà chung của nghệ thuật Việt Nam cùng đồng lòng, đồng sức chống dịch sôi nổi nhất và nhóm nghệ sĩ hoạt động nổi bật đó chính là nhạc trẻ. Có rất nhiều ca khúc được sáng tác theo đúng phong cách âm nhạc của giới trẻ hiện nay đã góp phần tích cực trong việc lan tỏa những thông điệp của công tác phòng, chống dịch.

Đầu tiên phải nhắc tới ca khúc đình đám nhất trong thời gian đầu nước ta chịu ảnh hưởng từ đại dịch là bản cover “Ghen Cô Vy” của nhạc sĩ Khắc Hưng, do hai ca sĩ Eric và Min thể hiện. Ca khúc này có giai điệu quen thuộc với giới trẻ từ trước đó, lại có lời ca đáng yêu, rất trẻ trung vì thế nhanh chóng được lan tỏa. Không chỉ có vậy, từ ca khúc, vũ công Quang Đăng đã sáng tạo ra vũ điệu rửa tay rất bắt mắt. Cũng từ đó, vũ điệu rửa tay trên nền âm nhạc “bắt tai” đã rất nhanh chóng lan tỏa rộng khắp không chỉ với giới trẻ trong nước mà còn lan ra phạm vi khu vực và sau đó là nhiều nơi trên thế giới. Thậm chí, nhiều đài truyền hình nổi tiếng của Hàn Quốc, Mỹ cũng nhắc tới tác phẩm này một cách rất đáng yêu và trân trọng.

Tiếp nối, thêm nhiều ca khúc nằm trong chủ đề phòng, chống dịch ra đời nhưng thuộc mảng đề tài khác nhau, chẳng hạn ca sĩ Nguyễn Phi Hùng ra mắt MV “Bao la những trái tim hồng”, Vicky Nhung ra mắt MV “Màu áo anh hùng” để cảm ơn những anh hùng áo trắng; ca sĩ Thanh Cường ra mắt MV “Em đã làm gì cho Tổ quốc hay chưa”, “Covid nhanh đi đi” (K-ICM)... Bên cạnh đó, nhiều ca khúc mang tinh thần tập thể được thể hiện bởi sự góp giọng của nhiều ca sĩ được công chúng đón nghe như: “Việt Nam sẽ chiến thắng” (Nguyễn Hải Phong), “Chung tay Việt Nam” (Kelvin Chính), “Chung tay phòng chống corona” (Lê Hồng Phúc)...

Từ giữa năm 2021, tình hình dịch bệnh tiếp tục có những diễn biến phức tạp, thời điểm này có thêm nhiều ca khúc có chủ đề liên quan đến cuộc chiến phòng, chống dịch. Nhiều ca khúc mang tinh thần trẻ trung được công chúng yêu mến, ví như “Bài ca khu cách ly” (Nguyễn Văn Chung). Tuy nhiên, do một trong những địa phương chịu ảnh hưởng nặng nhất trong đợt dịch thời điểm này là TP Hồ Chí Minh, vì thế, những ca khúc sáng tác trong chủ đề này có những thay đổi đáng kể. Xuất hiện thêm đề tài mới, đó là mảng đề tài liên quan đến Thành phố mang tên Bác.

Các ca khúc ra đời lập tức được sự đón nhận và ngân vang trong lòng công chúng như: “Sài Gòn, xin lỗi, cảm ơn” (Khắc Việt), “Sài Gòn hẹn một ngày sớm thôi” (Nguyễn Thanh Nhật Minh), “Sài Gòn tôi sẽ” (Nguyễn Thái Dương)... Có một điểm rất đáng nói ở những ca khúc viết về đề tài TP Hồ Chí Minh trong chủ đề phòng, chống dịch là hướng đến cộng đồng, có giai điệu, tiết tấu sôi động, có tính tập thể cao và bên cạnh đó có nhiều ca khúc mang tính tự sự, trữ tình. Nó như lời tâm sự, chia sẻ về một thành phố vốn náo nhiệt giờ bỗng “bị bệnh” và cần nghỉ ngơi, để rồi gửi gắm mong ước mảnh đất và con người nơi đây sẽ sớm trở lại bình thường như xưa. Chủ yếu các ca khúc này được sáng tác bởi những nghệ sĩ trẻ cho nên từ giai điệu âm nhạc đến lời ca đều phù hợp với giới trẻ hiện nay.

Có thể nói, việc sáng tác tác phẩm về chủ đề Covid-19 hiện nay đang nở rộ như một trào lưu, nó diễn ra ở khắp mọi nơi, từ thành thị đến nông thôn, từ miền xuôi đến miền ngược, trải dài và rộng khắp Bắc, Trung, Nam. Đồng thời có sự góp mặt của đa dạng các loại hình nghệ thuật, từ cổ truyền cho đến đương đại, trong sự sáng tạo, nhanh nhạy thích ứng và tâm huyết cống hiến của nghệ sĩ. Rõ ràng sự đa dạng những tác phẩm nghệ thuật chuyển tải chủ đề phòng, chống dịch Covid-19 được ra đời trong thời gian vừa qua đã góp phần lan tỏa tinh thần quyết tâm, chia sẻ tâm tư, nguyện vọng. Tất cả những tác phẩm đó đã thực sự là một người bạn tinh thần đồng hành với mỗi chúng ta trong quyết tâm chung của cả đất nước là khống chế dịch bệnh để cuộc sống sớm trở lại như bình thường.


Tin cùng chuyên mục
U17 Việt Nam tạo “địa chấn” trước U17 Nhật Bản: Bàn đạp vững chắc hướng tới tấm vé World Cup

U17 Việt Nam tạo “địa chấn” trước U17 Nhật Bản: Bàn đạp vững chắc hướng tới tấm vé World Cup

Ngày 07/4/2025 đánh dấu một cột mốc đáng nhớ, trong hành trình của Đội tuyển U17 Việt Nam tại Vòng chung kết U17 châu Á 2025. Trong một trận đấu được dự đoán đầy khó khăn trước đương kim vô địch U17 Nhật Bản, các học trò của HLV Cristiano Roland đã thi đấu quả cảm và xuất sắc giành được trận hòa 1-1, mở ra cánh cửa tiến xa tại giải đấu và nuôi hy vọng giành vé tham dự FIFA U17 World Cup 2025.
Tin nổi bật trang chủ
Bộ trưởng Bộ Dân tộc và Tôn giáo Đào Ngọc Dung thăm, chúc Tết Chôl Chnăm Thmây tại Học viện Phật giáo Nam tông Khmer

Bộ trưởng Bộ Dân tộc và Tôn giáo Đào Ngọc Dung thăm, chúc Tết Chôl Chnăm Thmây tại Học viện Phật giáo Nam tông Khmer

Tiếp tục chuyến công tác tại Tây Nam Bộ, nhân dịp Tết Chôl Chnăm Thmây năm 2025 của đồng bào dân tộc Khmer, ngày 8/4, Đoàn công tác của Bộ Dân tộc và Tôn giáo do Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung làm Trưởng đoàn đã đến thăm, chúc Tết các vị sư sãi tại Học viện Phật giáo Nam tông Khmer và Người có uy tín và đồng bào Khmer có hoàn cảnh khó khăn tại các quận/huyện Ô Môn, Thới Lai, Cờ Đỏ (TP. Cần Thơ).
Tăng cường hợp tác giữa Quốc hội Việt Nam và hai viện của Uzbekistan

Tăng cường hợp tác giữa Quốc hội Việt Nam và hai viện của Uzbekistan

Thời sự - PV - 2 giờ trước
Ngày 8/4, tại Trụ sở Quốc hội Uzbekistan, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Uzbekistan và tham dự Đại hội đồng Liên minh Nghị viện Thế giới lần thứ 150 (IPU-150), Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã hội đàm với Chủ tịch Viện Lập pháp (Hạ viện) Quốc hội Uzbekistan Nuriddinjon Ismailov.
Triển lãm chuyên đề “50 năm vang mãi bản hùng ca” mang ý nghĩa lịch sử sâu sắc

Triển lãm chuyên đề “50 năm vang mãi bản hùng ca” mang ý nghĩa lịch sử sâu sắc

Tin tức - Minh Nhật - 2 giờ trước
Triển lãm diễn ra tại Bảo tàng Chiến dịch Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh. Triển lãm giới thiệu đến công chúng khoảng 500 hình ảnh, tư liệu, hiện vật lịch sử liên quan đến Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử.
Gia Lai: Trên 9,4 tỷ đồng đầu tư xây dựng công trình du lịch tiêu biểu làng Ia Gri

Gia Lai: Trên 9,4 tỷ đồng đầu tư xây dựng công trình du lịch tiêu biểu làng Ia Gri

Trang địa phương - Ngọc Thu - 3 giờ trước
Ngày 8/7, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Chư Păh (Gia Lai) đã triển khai di dời nhà rông làng Ia Gri (xã Chư Đang Ya) để giải phóng mặt bằng xây dựng công trình du lịch.
Đoàn tàu Thống nhất thiết kế đặc biệt sẽ lăn bánh dịp 30/4

Đoàn tàu Thống nhất thiết kế đặc biệt sẽ lăn bánh dịp 30/4

Du lịch - H. Phúc - 3 giờ trước
Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam tổ chức chạy đôi tàu thiết kế riêng mang tên "Đoàn tàu Thống nhất" dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam 30/4.
Bình Định: Chuẩn bị xây dựng Bảo tàng tỉnh hơn 700 tỷ đồng

Bình Định: Chuẩn bị xây dựng Bảo tàng tỉnh hơn 700 tỷ đồng

Xã hội - T.Nhân-N.Triều - 3 giờ trước
UBND tỉnh Bình Định vừa có thông báo chính thức về việc di dời Nhà Văn hóa Lao động tỉnh tại số 86 đường Lê Duẩn, Tp. Quy Nhơn, để nhường đất triển khai dự án xây dựng Bảo tàng tỉnh Bình Định, với tổng mức đầu tư lên đến 700 tỷ đồng từ ngân sách nhà nước.
Ngôi chùa trên đỉnh núi, giữ 4 kỷ lục Việt Nam

Ngôi chùa trên đỉnh núi, giữ 4 kỷ lục Việt Nam

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 5/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Hành trang Văn hóa truyền thống. Ngôi chùa trên đỉnh núi, giữ 4 kỷ lục Việt Nam. Chuỗi hạt cườm và bản sắc văn hóa người Co. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Lễ cúng bản của Dân tộc Si La

Lễ cúng bản của Dân tộc Si La

Media - BDT - 3 giờ trước
Dân tộc Si La là một trong những DTTS rất ít người, cư trú ở miền núi phía Tây Bắc và chỉ sinh sống ở hai tỉnh Điện Biên và Lai Châu. Trong những năm qua, được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước bằng những chính sách cụ thể, người Si La đang nỗ lực duy trì, phát huy những nghi lễ, nét văn hóa đặc sắc của dân tộc mình. Cúng bản là một trong những nghi lễ tín ngưỡng có ý nghĩa nhân văn cao đẹp, phản ánh khát vọng vươn lên, mong ước một cuộc sống ấm no, hạnh phúc của đồng bào Si La.
Những ngôi nhà nghĩa tình với đồng bào Tây nguyên

Những ngôi nhà nghĩa tình với đồng bào Tây nguyên

Media - Ngọc Chí - 3 giờ trước
Các tỉnh Tây Nguyên đang tập trung nguồn lực thực hiện Chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát, giúp người dân, đặc biệt là đồng bào DTTS có chỗ ở kiên cố. Bộ Công an là đơn vị luôn đồng hành cùng các địa phương và đi đầu trong việc triển khai thực hiện chương trình từ hỗ trợ kinh phí đến huy động lực lượng cùng tham gia.
Lợi ích của vị thuốc xáo tam phân trong hỗ trợ trị ung thư

Lợi ích của vị thuốc xáo tam phân trong hỗ trợ trị ung thư

Media - BDT - 3 giờ trước
Cùng với xạ đen, nấm linh chi, nghệ vàng... xáo tam phân là dược liệu chứa nhiều hoạt chất có khả năng ức chế sự phát triển của tế bào ung thư. Vậy cách sử dụng loại thảo dược này như thế nào để đạt hiệu quả tốt nhất?
Những Người có uy tín ở thành phố mang tên Bác

Những Người có uy tín ở thành phố mang tên Bác

Gương sáng giữa cộng đồng - Tào Đạt - 3 giờ trước
TP. Hồ Chí Minh hiện có trên 1.300 Người có uy tín trong đồng bào DTTS. Bằng kinh nghiệm của bản thân, những Người có uy tín trong đồng bào DTTS TP. Hồ Chí Minh là cánh tay nối dài của các cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp với Nhân dân. Tích cực tuyên truyền, vận động quần chúng và đi đầu trong các phong trào yêu nước, Người có uy tín là nhân tố quan trọng đóng góp cho sự phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố.
Quảng Ngãi: Xe khách bốc cháy trên quốc lộ 1A

Quảng Ngãi: Xe khách bốc cháy trên quốc lộ 1A

Tin tức - T.Nhân - H.Trường - 3 giờ trước
Xe khách đang lưu thông trên quốc lộ 1A, đoạn qua TP. Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi bất ngờ bốc cháy lớn.