Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Thể thao - Giải trí

Tuồng cổ​​​​​​​ lên tivi

PV - 14:05, 30/09/2021

Nhà hát Tuồng Việt Nam là đơn vị đầu tiên được lựa chọn để triển khai biểu diễn hình thức Nhà hát truyền hình trong Kế hoạch tổ chức các chương trình nghệ thuật cổ vũ, nâng cao sức mạnh tinh thần nhân dân vượt qua đại dịch của Bộ VHTTDL. Theo kế hoạch, Nhà hát đã ghi hình hai tác phẩm Trung thần, Võ Tam Tư trảm Cáo và hiện đang tập vở Triệu Đình Long cứu chúa...

 Một cảnh trong vở Tuồng cổ “Trung thần” Ảnh: N.T
Một cảnh trong vở Tuồng cổ “Trung thần” Ảnh: N.T

Nghệ thuật Tuồng được “lên sóng” cũng là lúc những nghệ sĩ Tuồng không còn thất nghiệp sau chuỗi ngày dịch bệnh kéo dài và khán giả sẽ có cơ hội để thưởng thức những tác phẩm xuất sắc nhất của loại hình nghệ thuật đặc sắc này.

Cách 2 thế kỷ vẫn tươi mới tính thời sự

Tác phẩm Trung thần vừa phát sóng trên VTV1 đã mang tới cho khán giả xem đài những góc nhìn mới mẻ về một vở tuồng lịch sử. Dù không có những tràng pháo tay kéo dài, không được chứng kiến những giọt nước mắt rơi trước số phận của từng nhân vật, nhưng cặp vợ chồng nghệ sĩ thể hiện vai chính: Mạnh Linh (Tả quân Lê Văn Duyệt) và NSƯT Lộc Huyền (vợ Lê Văn Duyệt) vô cùng xúc động khi nhận được rất nhiều cuộc gọi và tin nhắn của đồng nghiệp và khán giả gửi tới để nói về cảm xúc của họ đối với vở diễn. NSƯT Lộc Huyền chia sẻ: “Covid-19 đã gây ảnh hưởng không nhỏ tới đời sống của diễn viên Tuồng truyền thống, khi suốt thời gian không được biểu diễn, không có thu nhập. Vừa khó khăn về kinh tế, chúng tôi vừa day dứt nỗi nhớ nghề, bởi với Tuồng thì phải “văn ôn võ luyện” hàng ngày mới có thể giữ được phong độ. Xin cảm ơn lãnh đạo Bộ VHTTDL, Cục Nghệ thuật biểu diễn đã kịp thời triển khai nhà hát truyền hình và biểu diễn online giúp cho nghệ sĩ chúng tôi có công ăn việc làm”.

Lộc Huyền cho biết, rất nhiều khán giả đã phản hồi tích cực sau khi xem Trung thần, dẫu là đề tài lịch sử tưởng chừng khô khan nhưng ê kíp sáng tạo đã thổi luồng sinh khí mới mẻ, hấp dẫn vào vở diễn. Trung thần ca ngợi công lao to lớn, tấm lòng “trung quân ái quốc” hết lòng vì dân vì nước và bản lĩnh khẳng khái, cương trực, dám nghĩ dám làm của Tả tướng quân Lê Văn Duyệt, người có công trong việc mở mang bờ cõi phương Nam và xây dựng Sài Gòn - Gia Định khi xưa và TP.HCM ngày nay. Ông Phạm Ngọc Tuấn, Giám đốc Nhà hát Tuồng Việt Nam cho biết, khi đưa kịch mục vào kế hoạch của Bộ, Nhà hát đã chú trọng giới thiệu với khán giả những tác phẩm về đề tài lịch sử, ca ngợi các nhân vật chính nghĩa, anh hùng dân tộc. Những tác phẩm này sẽ có giá trị hơn khi được diễn vào đúng thời điểm cả nước đang đồng lòng chống đại dịch Covid-19. Chọn Trung thần biểu diễn đầu tiên là vì các nghệ sĩ Nhà hát Tuồng Việt Nam đều mong muốn mang tới món ăn tinh thần ý nghĩa để phục vụ khán giả nhất là người dân TP.HCM nhằm đề cao tinh thần đoàn kết “chống dịch như chống giặc”.

Rất nhiều đồng nghiệp và người xem đã viết bài trên mạng xã hội chia sẻ cảm xúc sau khi xem vở diễn. Khán giả Triệu Vũ Đình viết: “Trung thần là một vở tuồng lịch sử mang nhiều ý nghĩa và bài học cho hậu thế về trị quốc an dân, về cách dùng người và trọng dụng nhân tài. Giữa những ngày khó khăn này, các nghệ sĩ Nhà hát Tuồng Việt Nam đã không quản ngày đêm dàn dựng luyện tập để cống hiến cho khán giả một tác phẩm sân khấu thật nhiều ý nghĩa, có giá trị sâu sắc. Dùng chính nghệ thuật Tuồng, một “đặc sản” văn hoá dân tộc phục vụ khán giả, góp phần động viên tinh thần cả nước tham gia chống dịch, thật đáng trân trọng!”.

Cơ hội xem Tuồng cổ “xịn”

Cảnh trong vở Võ Tam Tư trảm Cáo
Cảnh trong vở Võ Tam Tư trảm Cáo

Bên cạnh việc “đưa lên tivi” vở mới được dàn dựng với nhiều thử nghiệm của nữ đạo diễn tài năng ở Trung thần, Nhà hát Tuồng Việt Nam còn lựa chọn giới thiệu tiếp hai vở Tuồng cổ mẫu mực là Võ Tam Tư trảm cáo Triệu Đình Long cứu chúa. Võ Tam Tư trảm cáo được phục dựng từ tích Tuồng cổ Võ Tam Tư trảm Nguyệt Cô, kể về một con cáo sau ngàn năm tu luyện đã trở thành người, xuống trần gian kết duyên cùng Võ Tam Tư, rồi quên mất lời dạy của Sư mẫu nên phải trở lại kiếp cáo. Những khán giả yêu nghệ thuật Tuồng cổ đều ít nhất đã một lần được xem trích đoạn Hồ Nguyệt Cô hoá cáo thì nay sẽ có cơ hội để được thưởng thức vở diễn đầy đủ. Ba nhân vật chính do các nghệ sĩ tài năng thể hiện: Xuân Tùng (Võ Tam Tư), NSƯT Lệ Quyên (Hồ Nguyệt Cô), NSƯT Trần Long (Tiết Giao). Đặc biệt, vở Triệu Đình Long cứu chúa sẽ do lực lượng diễn viên trẻ của Nhà hát trình diễn. Dẫu còn rất trẻ nhưng họ đã thể hiện một cách chuẩn chỉ những vai diễn trong Tuồng cổ và cũng thể hiện được khả năng gánh vác kế tiếp các thế hệ nghệ sĩ gạo cội của Nhà hát Tuồng Việt Nam.

“Tiếp cận với Nhà hát Truyền hình và làm nghệ thuật online là những hình thức rất mới đối với chúng tôi. Nhưng rõ ràng ở thời điểm này, khi khán giả chưa sẵn sàng tới rạp hát để xem trực tiếp, cùng với đó là để đáp ứng nhu cầu của nhiều khán giả yêu thích nghệ thuật truyền thống, thì đây là một trong những giải pháp hữu hiệu để kéo họ đến với Tuồng”, Giám đốc Nhà hát Tuồng Việt Nam Phạm Ngọc Tuấn chia sẻ./.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Hơn 13 nghìn vận động viên tham gia Giải Marathon Quốc tế Di sản Hạ Long năm 2024

Hơn 13 nghìn vận động viên tham gia Giải Marathon Quốc tế Di sản Hạ Long năm 2024

Chiều ngày 16/11, tại TP. Hạ Long (Quảng Ninh) đã diễn ra Lễ khai mạc Giải Marathon Quốc tế Di Sản Hạ Long 2024. Hơn 13 nghìn vận động viên (VĐV), trong đó có hơn 1 nghìn 3 trăm VĐV quốc tế đến từ 55 quốc gia đã sẵn sàng tham gia giải chạy vào ngày 03/11/2024. Đây là mùa giải thứ 10 kể từ khi Giải Marathon Quốc tế Di Sản Hạ Long được tổ chức tại Việt Nam.
Tin nổi bật trang chủ
Quảng Ngãi: Không còn kinh phí, Trung tâm chăm sóc nạn nhân da cam dừng hoạt động

Quảng Ngãi: Không còn kinh phí, Trung tâm chăm sóc nạn nhân da cam dừng hoạt động

Xã hội - Minh Thu - 1 giờ trước
Từ đầu tháng 11 đến nay, do không còn kinh phí, Trung tâm nuôi dưỡng, phục hồi chức năng nạn nhân chất độc da cam/dioxin Nghĩa Thắng (gọi tắt là Trung tâm), đứng chân trên địa bàn xã Nghĩa Thắng, huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi đã phải tạm dừng hoạt động. Điều này gây lo lắng cho các gia đình có con em là nạn nhân chất độc da cam.
Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Đăk Glei để mất hơn 11 ha rừng trồng

Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Đăk Glei để mất hơn 11 ha rừng trồng

Media - Ngọc Chí - 1 giờ trước
Cách đây 10 năm, Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Đăk Glei, huyện Đăk Glei, tỉnh Kon Tum được giao thực hiện dự án trồng rừng thay thế hơn 160 ha, đến năm 2018 diện tích này đã được nghiệm thu và đạt các tiêu chí về diện tích, chăm sóc và tỷ lệ cây sống. Tuy nhiên, mới đây, ngành chức năng tỉnh Kon Tum đã kiểm tra và phát hiện hơn 11 ha rừng trồng tại đây đã bị mất và suy giảm.
Những bài thuốc ngâm chân chữa mất ngủ

Những bài thuốc ngâm chân chữa mất ngủ

Media - BDT - 1 giờ trước
Trong cuộc sống hiện đại với nhịp sống hối hả và áp lực công việc, chứng mất ngủ trở thành vấn đề không hiếm gặp. Nhiều người tìm đến các loại thuốc an thần và trấn tĩnh của y học hiện đại để cải thiện giấc ngủ, nhưng không ít trường hợp các thuốc này không hiệu quả hoặc gây ra tác dụng phụ không mong muốn.
Vượt hơn 100 đối thủ, cô gái người Mông viết nên câu chuyện truyền cảm hứng cho giới trẻ

Vượt hơn 100 đối thủ, cô gái người Mông viết nên câu chuyện truyền cảm hứng cho giới trẻ

Gương sáng - Vàng Ni - Thu Hà - 1 giờ trước
Bằng niềm tin vào bản thân và khao khát mang bản sắc văn hoá dân tộc Mông đến với mọi người, Giàng Tuyết Tình, Hoa khôi cuộc thi “The Charming Beauty - Duyên dáng Thanh niên Yên Bái 2024” đã từng bước khẳng định mình và lan toả năng lượng sống tích cực cho những bạn trẻ vùng cao.
Thủ phủ cà phê mùa...

Thủ phủ cà phê mùa... "canh trộm"!

Pháp luật - Lê Hường - 1 giờ trước
Vào mùa thu hoạch cà phê với giá cà phê đang ở mức cao kỷ lục, người trồng cà phê Tây Nguyên vui mừng khôn xiết, song họ cũng đang mất ngủ tìm đủ mọi giải pháp “canh trộm”, bảo vệ thành quả lao động của mình. Đồng hành với nông dân, chính quyền, lực lượng Công an, dân phòng cũng có nhiều cách làm giúp nông dân bảo vệ nông sản, góp phần bảo đảm an ninh trật tự tại cơ sở.
Đêm nghệ thuật “Cùng nhau giữ nước”

Đêm nghệ thuật “Cùng nhau giữ nước”

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 21/11, có những thông tin đáng chú ý sau: Đêm nghệ thuật “Cùng nhau giữ nước”. Yên bình nơi non cao Kỳ Thượng. Cô giáo Tày của bản làng vùng cao . Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Tương Dương (Nghệ An): Người có uy tín chung sức thực hiện hiệu quả Chương trình MTQG 1719

Tương Dương (Nghệ An): Người có uy tín chung sức thực hiện hiệu quả Chương trình MTQG 1719

Công tác Dân tộc - Phạm Tiến - 1 giờ trước
Cùng với nguồn lực đầu tư từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719) và sự chung tay góp sức của đội ngũ Người có uy tín trong tuyên truyền, vận động người dân thực hiện hiệu quả các dự án của Chương trình; huyện vùng cao Tương Dương (Nghệ An) đã đạt được nhiều kết quả tích cực, đời sống đồng bào từng bước được nâng lên, cơ sở hạ tầng thiết yếu đã có nhiều khởi sắc.
18,7% người dùng internet Việt Nam đã trở thành mục tiêu của các cuộc tấn công trực tuyến

18,7% người dùng internet Việt Nam đã trở thành mục tiêu của các cuộc tấn công trực tuyến

Khoa học - Công nghệ - Minh Thu - 1 giờ trước
Dữ liệu mới đây từ Kaspersky (Hãng bảo mật phần mềm của Nga) công bố cho biết, các cuộc tấn công mạng, đặc biệt là các hình thức lừa đảo tinh vi hay tấn công phi kỹ thuật đang diễn biến ngày càng phức tạp và tinh vi, cần hết sức đề cao cảnh giác. Điều này đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về tình hình an ninh mạng tại Việt Nam.
“Chìa khóa” giảm nghèo bền vững ở Yên Sơn

“Chìa khóa” giảm nghèo bền vững ở Yên Sơn

Kinh tế - Huyền Hương - 1 giờ trước
Những năm qua, công tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, đặc việt là lao động người DTTS, người nghèo, hộ nghèo có kiến thức, kỹ năng, tay nghề để có việc làm, tự tạo việc làm, sinh kế ổn định ở huyện Yên Sơn (tỉnh Tuyên Quang) là “chìa khóa” giảm nghèo, thoát nghèo bền vững.
Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Giáo dục - Lê Hường - 1 giờ trước
Thực hiện Dự án 5 về Phát triển giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Đắk Lắk đã phân bổ khoảng 173 tỷ đồng đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị dạy học cho các trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú. Đồng thời, quan tâm đổi mới giáo dục, phương pháp giảng dạy phù hợp với ngôn ngữ, văn hóa của từng dân tộc.
Cần tăng thuế thuốc lá để giảm lượng tiêu thụ tại Việt Nam

Cần tăng thuế thuốc lá để giảm lượng tiêu thụ tại Việt Nam

Tin tức - Hồng Phúc - 1 giờ trước
Ngày 21/11, Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức Hội nghị tập huấn nâng cao năng lực truyền thông về phòng chống tác hại thuốc lá cho phóng viên, biên tập viên báo, đài; các cán bộ, công chức, viên chức của Sở Thông tin và Truyền thông các tỉnh, thành phố.