Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Nghệ thuật thêu tay của dân tộc Miêu ở Trung Quốc

PV - 15:18, 06/07/2018

Nghệ thuật thêu tay truyền thống của dân tộc Miêu ở Trung Quốc được xem là nét văn hóa đặc trưng không chỉ đối với dân tộc Miêu mà nó còn là nét văn hóa của người Trung Quốc.

Sử thi trên trang phục

Người Miêu sống chủ yếu ở tỉnh Quý Châu. Các cô gái Miêu thường thích mặc các màu lộng lẫy, phóng khoáng với độ tương phản cao và sắc độ mạnh. Trang phục của người Miêu được phân biệt bởi tuổi của người mặc và vùng miền xuất xứ. Váy dài của phụ nữ thường nặng tới vài ký. Một bộ trang phục thường bao gồm áo cánh có cổ lớn và ống tay nhỏ, khoác ngoài một chiếc váy xếp.

 

Trang phục truyền thống của phụ nữ dân tộc Miêu ở Trung Quốc được thêu tay rất cầu kỳ. Trang phục truyền thống của phụ nữ dân tộc Miêu ở Trung Quốc được thêu tay rất cầu kỳ.

 

Thông thường những bộ trang phục quý giá này được truyền thừa qua nhiều thế hệ. Khi may trang phục, các cô gái Miêu thường tự làm mọi thứ-dệt vải, may, và thêu tay dải băng hoa văn quấn quanh eo và yếm ngực, công việc này có thể mất một tới hai năm.

Hầu như mỗi phụ nữ dân tộc Miêu từ những thiếu nữ đến những người lớn tuổi đều biết kỹ thuật thêu của dân tộc mình. Hầu hết họ đều thông thạo nghệ thuật thêu thủ công truyền thống, vốn đòi hỏi phải có đôi tay thật khéo léo và sự kiên nhẫn cao.

Nghệ thuật thêu thủ công của dân tộc Miêu có bề dày lịch sử rất lâu, bắt đầu từ thời nhà Đường cách đây hơn 1 ngàn năm. Màu sắc và kiểu dáng đều rất phong phú. Nội dung, họa tiết trang phục phần lớn lấy cảm hứng từ khung cảnh sống động của cuộc sống hằng ngày, đóng vai trò quan trọng trong việc biểu đạt ý nghĩa và phân biệt dòng tộc, chi tộc cũng như ngôn ngữ. Những ghi chép bằng hình ảnh này được chuyên gia học giả tôn vinh là "Sử thi trên trang phục". Về màu sắc, chị em thích sử dụng các gam màu mạnh đối chọi, những màu sắc mang lại cảm giác nồng ấm, thường sử dụng 5 màu: đỏ, đen, trắng, vàng, xanh. Về hình thức, trang phục dân tộc Miêu chia làm trang phục ngày hội và trang phục ngày thường. Trang phục ngày hội là trang phục mặc trong dịp lễ tết và lễ cưới, cầu kỳ diêm dúa. Trang phục ngày thường, kiểu mẫu mộc mạc, giản dị.

Đứng trước nguy cơ mai một

Nghệ thuật thêu tay truyền thống này đã được Chính phủ Trung Quốc công nhận là di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia. Đối với dân tộc Miêu, thêu tay là loại hình nghệ thuật mang tính dân gian và lịch sử. Tuy nhiên hiện nay, thêu tay đang dần bị mai một do người ta thay thế thêu tay bằng những chiếc máy thêu. Công đoạn may trang phục trải qua rất nhiều bước từ dệt vải, nhuộm, thêu… cho đến khâu. Thông thường phải mất ít nhất 4-5 năm để hoàn thành một bộ trang phục của người Miêu.

Để thêu được dải băng hoa văn quấn quanh eo và yếm ngực phải mất 1 đến 2 năm. Để thêu được dải băng hoa văn quấn quanh eo và yếm ngực phải mất 1 đến 2 năm.

 

Do công đoạn may một bộ trang phục đều được làm bằng tay nên chúng rất có giá trị. Giá mỗi bộ trang phục khoảng 10.000 nhân dân tệ, tương đương khoảng 32 triệu đồng Việt Nam. Tuy nhiên hiện nay, dù có số tiền nhiều hơn thế, người ta vẫn khó có thể sở hữu được bộ trang phục của dân tộc Miêu được làm bằng tay. Ngay cả ở tỉnh Quý Châu-thủ phủ của dân tộc Miêu, người ta cũng khó có thể kiếm được bộ trang phục thêu tay.

Hiện nay, hơn 90% trang phục của dân tộc Miêu được thêu bằng máy. Nhiều nghệ nhân thêu dân tộc Miêu lo ngại rằng nghệ thuật thêu tay truyền thống của họ sẽ sớm bị xóa sổ hoàn toàn, vì thêu bằng máy tốn ít chi phí và công sức hơn. Một nghệ nhân thêu tay dân tộc Miêu cho biết, khách hàng đang có chiều hướng chọn sản phẩm có giá phải chăng, mà thêu máy lại tốn ít chi phí nên nhiều thợ thêu tay không còn làm công việc của họ nữa.

Hơn nữa, chiếc váy thêu tay hiện không còn quan trọng như một phần trong của hồi môn của phụ nữ Miêu nên rất ít phụ nữ Miêu sẵn sàng ở nhà để học thêu tay. Chính vì vậy, nghệ thuật thêu tay của dân tộc Miêu đang dần bị mai một. Chính quyền tỉnh Quý Châu đang có nhiều nỗ lực để khôi phục nghề thủ công truyền thống này.

NGUYỄN LÊ

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Ðường Hồ Chí Minh trên biển Cà Mau là Di tích Quốc gia đặc biệt

Ðường Hồ Chí Minh trên biển Cà Mau là Di tích Quốc gia đặc biệt

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 4/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Ðường Hồ Chí Minh trên biển Cà Mau là Di tích Quốc gia đặc biệt. Chùa Dơi Sóc Trăng. Những người con của bản. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Ðường Hồ Chí Minh trên biển Cà Mau là Di tích Quốc gia đặc biệt

Ðường Hồ Chí Minh trên biển Cà Mau là Di tích Quốc gia đặc biệt

Media - BDT - 2 giờ trước
Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 4/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Ðường Hồ Chí Minh trên biển Cà Mau là Di tích Quốc gia đặc biệt. Chùa Dơi Sóc Trăng. Những người con của bản. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Lạ lùng thúng chai Việt

Lạ lùng thúng chai Việt

Giải trí - Bích Đào - 2 giờ trước
Thúng chai (thuyền thúng) từ lâu đã được mệnh danh là “trí khôn sông nước Việt”. Một phương tiện truyền thống đặc hữu của các tàu cá xa đất liền. Với ngư dân miền Trung, ra biển mà không có thúng chai thì ngang với… cụt tay.
Cao Bằng: Các tổ chức tôn giáo tích cực tham gia phát triển kinh tế - xã hội

Cao Bằng: Các tổ chức tôn giáo tích cực tham gia phát triển kinh tế - xã hội

Dân tộc - Tôn giáo - Minh Thu - 2 giờ trước
Thời gian qua, với sự hỗ trợ và tạo điều kiện từ chính quyền các cấp, đời sống tinh thần và tự do tín ngưỡng của đồng bào các DTTS tại tỉnh Cao Bằng được bảo đảm, góp phần quan trọng vào sự ổn định và phát triển của địa phương. Những nỗ lực này giúp đồng bào thực hiện đức tin, góp phần xây dựng cộng đồng gắn bó, đoàn kết và phát triển bền vững.
Trắng đêm giữ đất

Trắng đêm giữ đất

Xã hội - An Yên - 2 giờ trước
Ấy là câu chuyện người dân xã Đồng Văn (Thanh Chương, Nghệ An) đốt lửa, dựng lều, căng băng rôn, đánh trống... suốt ngày đêm, chỉ để xua đuổi đơn vị khai thác cát đang “hoành hành” ngay khúc sông quê nhà. Câu chuyện giữ đất, giữ làng trước nguy cơ sạt lở chưa bao giờ lại nóng bỏng đến vậy.
Thác Công chúa - Một kiệt tác thiên nhiên ở Gia Lai

Thác Công chúa - Một kiệt tác thiên nhiên ở Gia Lai

Du lịch - Ngô Xuân Hiền - 2 giờ trước
Một trong những ngọn thác đẹp nhất ở Tây Nguyên đó là thác Công chúa thuộc làng Mơng, xã Ia Mơ Nông, huyện Chư Pah, tỉnh Gia Lai. Nhiều người vẫn chưa biết đến ngọn thác tuyệt đẹp này, dù thác chỉ cách trung tâm thành phố Pleiku chừng 40km. Bởi vậy, nhiều người ví von thác Công chúa như nàng công chúa ngủ trong rừng.
Khám phá lịch sử và văn hóa trà

Khám phá lịch sử và văn hóa trà

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 3/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Khám phá lịch sử và văn hóa trà. Quần thể di tích chùa Hương. Canh tác cà phê thông minh. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Xuất khẩu rau quả sụt giảm do đâu?

Xuất khẩu rau quả sụt giảm do đâu?

Kinh tế - Thanh Phong - 2 giờ trước
Theo thống kê mới nhất của Bộ Nông nghiệp và Môi trường (NN&MT), giá trị xuất khẩu hàng rau quả tháng 3 ước đạt 450 triệu USD, đưa tổng giá trị xuất khẩu hàng rau quả quý I đạt hơn 1,1 tỷ USD, giảm 11,3% so với cùng kỳ năm 2024. Như vậy tính cả quý, các doanh nghiệp Việt Nam đã hụt thu lên tới hơn 2.800 tỷ đồng.
Đề nghị công nhận bia Ma Nhai ở Nghệ An là Bảo vật quốc gia

Đề nghị công nhận bia Ma Nhai ở Nghệ An là Bảo vật quốc gia

Tìm trong di sản - Minh Nhật - 2 giờ trước
Bia Ma Nhai, một di tích lịch sử quan trọng, đặc sắc của vùng đất Con Cuông, đang được tỉnh Nghệ An làm hồ sơ đề nghị công nhận Bảo vật quốc gia.
Lễ hội Quà tặng du lịch Hà Nội: Điểm đến với nhiều hoạt động hấp dẫn từ ngày 11-13/4

Lễ hội Quà tặng du lịch Hà Nội: Điểm đến với nhiều hoạt động hấp dẫn từ ngày 11-13/4

Du lịch - Minh Nhật - 2 giờ trước
Từ ngày 11- 13/4, Sở Du lịch Hà Nội tổ chức chương trình Lễ hội Quà tặng du lịch năm 2025 với chủ đề
Thanh Hóa long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 60 năm Hàm Rồng Chiến thắng

Thanh Hóa long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 60 năm Hàm Rồng Chiến thắng

Tin tức - Quỳnh Trâm - 2 giờ trước
Tối 3/4, tỉnh Thanh Hóa long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 60 năm Hàm Rồng Chiến thắng (3, 4/4/1965 - 3, 4/4/2025).
Khám phá lịch sử và văn hóa trà

Khám phá lịch sử và văn hóa trà

Media - BDT - 23:10, 03/04/2025
Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 3/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Khám phá lịch sử và văn hóa trà. Quần thể di tích chùa Hương. Canh tác cà phê thông minh. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.