Chất độc da cam/Dioxin đã để lại nỗi đau cho hàng triệu người Việt Nam, trong đó có rất nhiều nạn nhân là người DTTS đang sinh sống ở vùng khó khăn.
Đây là ý kiến chỉ đạo của Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm UBDT Lê Sơn Hải tại Hội nghị biểu dương Người có uy tín tiêu biểu các DTTS tỉnh Lào Cai năm 2018 và kỷ niệm 72 năm ngày truyền thống Cơ quan quản lý nhà nước về Công tác dân tộc vừa được tổ chức ngày 3/5/2018.
Nhiều vấn đề liên quan đến phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS, miền núi, công tác dân tộc và tình hình thực hiện chính sách dân tộc đã được đặt ra tại Phiên họp toàn thể lần thứ Sáu của Hội đồng Dân tộc của Quốc hội, tổ chức từ ngày 3/5 đến ngày 5/5/2018.
Quảng Nam có 9 huyện miền núi, với 102 xã, thị trấn; trong đó 79 xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới thuộc diện đầu tư của Chương trình 135. Những năm qua, tỉnh đã triển khai thực hiện đầy đủ, kịp thời các chính sách để phát triển giáo dục vùng DTTS và miền núi.
Cũng như cộng đồng các DTTS ở Việt Nam, đồng bào Giáy ở Lào Cai có những nghi lễ vòng đời cho mỗi một con người từ khi sinh ra cho đến khi mất đi.
Dù sinh ra ở những nơi nghèo khó, nhưng nhiều người DTTS vẫn vươn lên trở thành những người Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới. Những đóng góp của họ đã góp phần không nhỏ xây dựng các bản làng vùng gian khó ngày càng tươi đẹp...
Từ năm 2003 đến nay, chính sách hỗ trợ hộ nghèo vay vốn từ Ngân hàng Chính sách xã hội để chăn nuôi bò theo Nghị quyết 04/NQ-TƯ, ngày 27/5/2002 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa X (nhiệm kỳ 2001-2005) về phát triển toàn diện dân sinh kinh tế vùng đồng bào DTTS đã giúp rất nhiều hộ thoát nghèo.
Chất độc da cam/Dioxin đã để lại nỗi đau cho hàng triệu người Việt Nam, trong đó có rất nhiều nạn nhân là người DTTS đang sinh sống ở vùng khó khăn.
Với vai trò, trách nhiệm gương mẫu, đi đầu trong mọi hoạt động của thôn bản, đội ngũ những Người có uy tín tiêu biểu đang lặng thầm đóng góp sức mình cho sự phát triển vùng DTTS, miền núi. Họ xứng đáng được ngợi ca, tôn vinh.
Trong những năm qua, đội ngũ công nhân, viên chức và lao động (CNVC-LĐ) Việt Nam nói chung, CNVC-LĐ người DTTS nói riêng đã tăng về số lượng, nâng cao về chất lượng, góp phần quan trọng thúc đẩy sự nghiệp phát triển kinh tế-xã hội, giữ vững an ninh chính trị, trật tự xã hội, xây dựng, phát triển đất nước. Việc xây dựng, phát triển đoàn viên, chăm lo, bảo vệ quyền lợi đội ngũ CNVC-LĐ nói chung và CNVC-LĐ là người DTTS nói riêng luôn được tổ chức Công đoàn quan tâm và xác định là nhiệm vụ hàng đầu của tổ chức Công đoàn Việt Nam.Nhân dịp kỷ niệm ngày Quốc tế Lao động 1/5 và “Tháng công nhân” năm 2018, phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc phỏng vấn ông Bùi Văn Cường, Ủy viên BCH TW Đảng, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam xung quanh vấn đề này.
Ở các xã vùng sâu, vùng đồng bào DTTS, nhiều em nhỏ bỏ dở ước mơ đến trường để mưu sinh.
Những năm qua, công tác dân vận ở vùng đồng bào DTTS tỉnh Tuyên Quang đạt được nhiều kết quả tích cực.
Lâu nay, tình trạng thiếu đất ở, đất sản xuất trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi luôn là vấn đề nan giải, gây nhiều bất ổn ở các địa phương. Thời gian qua, tỉnh Phú Yên đã tìm kiếm nhiều giải pháp để huy động mọi nguồn vốn để giải quyết vấn đề này, nhằm đáp ứng điều kiện sống tối thiểu, tiến tới tạo sinh kế bền vững cho người dân.
Ngày 26/4, Hội đồng Dân tộc của Quốc hội tổ chức cuộc họp với một số bộ, ngành liên quan cho ý kiến về Dự thảo Báo cáo chuyên đề “Tình hình triển khai kết quả thực hiện chính sách, pháp luật về hỗ trợ phát triển giáo dục vùng DTTS và miền núi giai đoạn 2010-2017”.
Cùng mang nỗi đau dai dẳng, nhưng với nạn nhân chất độc da cam/Dioxin là người DTTS đang sinh sống ở địa bàn khó khăn, việc vượt lên số phận của họ không mấy dễ dàng, nếu không muốn nói là không thể.
Loài heo đen bản địa có sức đề kháng cao, ít bệnh, chi phí đầu tư thấp, lại bán với giá cao đang giúp nhiều hộ dân là đồng bào DTTS ở các buôn làng của tỉnh Đăk Lăk có thêm nguồn thu nhập, cải thiện cuộc sống.
Bác Ái là huyện miền núi của tỉnh Ninh Thuận, được đánh giá có tiềm năng phát triển nông nghiệp. Những năm gần đây, huyện tập trung triển khai thực hiện cánh đồng lớn, từ đó ưu tiên chuyển giao ứng dụng khoa học-kỹ thuật (KHKT) vào sản xuất để nâng cao năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh của mặt hàng nông nghiệp.
Việc hình thành những cánh đồng lúa chất lượng cao, giảm thiểu các chi phí chăm sóc, giảm thiểu thuốc bảo vệ thực vật, đẩy mạnh ứng dụng khoa học-kỹ thuật để tăng năng suất, chất lượng sản phẩm đang mở ra hy vọng thoát nghèo vươn lên no ấm cho hàng ngàn người nông dân, đặc biệt là các hộ đồng bào DTTS ở huyện Tánh Linh (Bình Thuận).
Thời gian gần đây, chuyện bán điều non đã trở thành chuyện thời sự của người dân vùng nông thôn, đặc biệt trong vùng đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh Bình Phước. Thực trạng đau lòng này đã đẩy nhiều hộ dân phải sống trong hoàn cảnh nợ nần chồng chất. Chính quyền địa phương thì đau đầu tìm hướng giải quyết.
Chương trình phủ xanh đất trống đồi trọc (Chương trình 327) và Dự án trồng 5 triệu ha rừng (Dự án 661) đều chung mục tiêu là tạo điều kiện cho đồng bào DTTS ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn được hưởng lợi từ rừng, đồng thời mang lại hiệu quả kinh tế-xã hội và môi trường. Tuy nhiên, sau 24 năm, nhiều hộ tham gia chưa được hưởng lợi.