Đối với đồng bào các DTTS, văn hóa ẩm thực không có gì là cao sang, nhưng gói ghém trong đó là những nét riêng độc đáo, mà bây giờ chúng ta hay gọi là đặc sản. Những đặc sản ẩm thực của đồng bào vùng cao, nếu có thêm những định hướng, cơ chế hỗ trợ sẽ trở thành những hàng hóa mang lại giá trị kinh tế cao, vừa quảng bá văn hóa truyền thống, vừa góp thêm sức cho công cuộc giảm nghèo bền vững.
Bảo đảm an sinh xã hội cho đồng bào DTTS là giải pháp cơ bản để giảm nghèo bền vững, nâng cao đời sống của nhân dân và góp phần ổn định chính trị xã hội. Tuy nhiên, hiện việc giám sát quá trình thực hiện chính sách an sinh xã hội còn có nhiều lỗ hổng rất lớn.
5 năm liên tục, ông Phùng Đức Vy ở thôn Bó Lịn, xã Vi Hương, huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn được người dân địa phương tín nhiệm bầu chọn là Người có uy tín trong cộng đồng DTTS.
Huyện Krông Púk (Đăk Lăk) hiện có khoảng 8.300 hội viên Hội Phụ nữ, chủ yếu làm nông nghiệp và buôn bán nhỏ nên đời sống còn nhiều khó khăn, nhất là các hội viên người DTTS.
Từ sáng sớm ngày 13/4, tại Quảng trường sân vận động thị xã Sơn Tây, Hà Nội, hàng nghìn người dân và các cổ động viên cùng hơn 400 vận động viên đến từ các huyện, xã đã tham dự, thưởng thức Hội thi thể thao DTTS các xã miền núi, trường dân tộc nội trú TP. Hà Nội năm 2018. Hội thi do Sở Văn hóa và Thể thao, Ban Dân tộc TP. Hà Nội phối hợp với UBND, Trung tâm Văn hóa-Thông tin và Thể thao thị xã Sơn Tây tổ chức.
Thời gian qua, tín dụng chính sách đang tạo điều kiện cho người dân, hộ nghèo đồng bào DTTS có thêm điều kiện phát triển sản xuất, xóa đói giảm nghèo, góp phần bảo đảm an sinh xã hội, xây dựng nông thôn mới. Đặc biệt, ở Đăk Lăk và một số tỉnh Tây Nguyên, tín dụng chính sách đã và đang đẩy lùi tình trạng cho vay nặng lãi ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, ổn định tình hình chính trị, an ninh trên địa bàn.
Ngày nay cuộc sống của đồng bào DTTS ở miền Tây Quảng Trị đã có nhiều thay đổi từ ăn mặc cho đến các tập tục sinh hoạt. Tuy nhiên, người Vân Kiều tại một số bản làng ở huyện Hướng Hóa (Quảng Trị) hiện nay vẫn còn duy trì một tục lệ độc đáo, đặc sắc với quan niệm đầy ý nghĩa và tiến bộ. Đó là tục lệ “trao kiếm trong ngày cưới”.
Nhờ chính sách đầu tư của Nhà nước, vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) tỉnh Khánh Hòa đã có nhiều chuyển biến tích cực. Năm 2018, nguồn vốn đầu tư được tăng lên và tập trung vào việc hỗ trợ người dân phát triển sản xuất, giảm nghèo bền vững.
Như chúng tôi đã thông tin ở số báo trước, các số liệu nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới (WB)cho thấy, công tác giảm nghèo nói chung, giảm nghèo ở vùng DTTS nói riêng của Việt Nam đã đạt được những thành công nhất định.
Họ là chính là những thanh niên DTTS xuất sắc trong công tác đoàn, được nhận Giải thưởng Lý Tự Trọng nhân dịp kỷ niệm 87 năm Ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh năm 2017. Đặc biệt, những cán bộ Đoàn này đang là tấm gương cho thanh niên miền núi học tập noi theo…
Là một trong số các đại biểu Người có uy tín tiêu biểu trong đồng bào DTTS tỉnh Thừa Thiên-Huế được vinh dự ra Thủ đô Hà Nội dự Lễ Tuyên dương Người có uy tín, nhân sĩ trí thức và doanh nhân tiêu biểu DTTS toàn quốc lần thứ Nhất năm 2017, già làng Hồ Sỹ Thi, dân tộc Cơ-tu (71 tuổi, ở thôn Ta Rung, xã Hương Sơn, huyện Nam Đông) được bà con trong cộng đồng kính trọng, nể phục. Dù tuổi đã cao, già Thi vẫn tích cực nêu gương sáng trong lao động sản xuất, đi đầu trong mặt trận chống đói nghèo, lạc hậu, góp phần xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp.
Trong “làng văn” các DTTS, cùng với những tên tuổi các nhà văn, nhà thơ đã thành danh như: Nông Quốc Chấn, Bàn Tài Đoàn, Mã Thế Vinh, Vi Hồng, Nông Minh Châu, Lò Ngân Sủn, Inrasara…, nhà thơ dân tộc Tày-Y Phương (quê Trùng Khánh, Cao Bằng) là một gương mặt thơ tiêu biểu, xuất sắc. Những sáng tác của Y Phương luôn mang phong cách riêng, độc đáo của vùng văn hóa dân tộc miền núi, vừa đậm đà bản sắc “người đồng mình” (người Tày), vừa rộng mở, giao hòa với vùng văn hóa rộng lớn để hợp lưu thành con sông văn chương Việt Nam.
Trong xu thế hội nhập và phát triển, không ít giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh Lai Châu đang dần mai một. Tuy nhiên, nghề chạm bạc của đồng bào Dao huyện Sìn Hồ vẫn đang được bảo tồn và phát huy, bởi những nét độc đáo riêng biệt mà công nghệ hiện đại không thể làm ra được.
Huyện Cư Kuin, tỉnh Đăk Lăk có 30% đồng bào DTTS sinh sống. Những năm gần đây, các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội các cấp huyện Cư Kuin đã thực hiện hiệu quả nhiều giải pháp giúp người dân từng bước thoát nghèo...
Bá Thước là một huyện miền núi của tỉnh Thanh Hóa với hơn 84% dân số là đồng bào DTTS. Thời gian qua, các chính sách dân tộc đã được chính quyền địa phương thực hiện có hiệu quả, giúp cho nhiều hộ đồng bào nơi đây đã thoát nghèo.
Chiều 10/4/2018, tại Hà Nội, Ủy ban Dân tộc (UBDT) đã tổ chức buổi gặp mặt Đoàn đại biểu Người có uy tín trong đồng bào DTTS tỉnh Bắc Kạn. Bí thư Đảng ủy, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm UBDT Nông Quốc Tuấn, chủ trì buổi gặp. Tham dự có đại diện các vụ, đơn vị trực thuộc UBDT cùng 48 đại biểu là Người có uy tín, đại diện cho 1.406 Người có uy tín trong đồng bào DTTS toàn tỉnh Bắc Kạn nhân dịp Đoàn về thăm Thủ đô Hà Nội.
Chiều 9/4/2018, tại Hà Nội, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm UBDT Phan Văn Hùng đã có buổi làm việc với Học viện Dân tộc (HVDT) và Vụ Dân tộc Thiểu số (DTTS) về việc chuẩn bị triển khai xây dựng “Đề án xác định thành phần dân tộc và xây dựng bảng danh mục thành phần các DTTS Việt Nam” (Gọi tắt là Đề án)
Ngày 21/7/2017, HĐND tỉnh Sơn La đã thông qua Nghị quyết số 56/NQ-HĐND, phê chuẩn Đề án sắp xếp, hỗ trợ ổn định các điểm dân cư cách xa trung tâm bản trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2017-2025. Đây là Đề án được đánh giá là “cú hích” thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm quốc phòng-an ninh, trật tự an toàn xã hội vùng đồng bào DTTS của tỉnh Sơn La. Báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc phỏng vấn bà Trịnh Thị Oanh, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh xung quanh vấn đề này.
Thời gian gần đây, những mô hình sản xuất xen canh nhiều loại cây trồng trên cùng diện tích nương rẫy đã mang lại thu nhập cao cho đồng bào DTTS huyện Vân Canh (Bình Định).
Những ngày này, người dân các địa phương trên địa bàn huyện Kon Plông (Kon Tum) đều đang hối hả làm đất, xuống giống gieo trồng vụ lúa mới. Bà con đồng bào các DTTS trên địa bàn huyện phấn đấu hoàn thành việc sản xuất trong khung thời vụ tốt nhất với hy vọng sẽ mang về một vụ mùa thắng lợi.