Hệ thống chính sách đầu tư, phát triển vùng DTTS và miền núi hiện đã bao phủ hầu hết các lĩnh vực. Tuy nhiên, do thiếu tập trung, nhiều đầu mối quản lý nên chính sách dù nhiều vẫn chưa tạo sự bứt phá cho vùng DTTS và miền núi. Bởi vậy, nghiên cứu tích hợp chính sách dân tộc thành một Chương trình mục tiêu quốc gia là hết sức cần thiết.
Ông Nguyễn Ngọc Tiến, Bí thư huyện ủy huyện Quan Sơn (Thanh hóa) cho biết, trên địa bàn huyện Quan Sơn có 99 Người có uy tín trong đồng bào DTTS. Họ là những người am hiểu phong tục, tập quán của đồng bào, trực tiếp truyền đạt, vận động bà con thực hiện các chủ trương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước; là những nhân tố quan trọng, giúp bà con xóa đói giảm nghèo, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế-xã hội tại địa phương.
Tiếp cận chuỗi giá trị nông-lâm sản, dược liệu nói riêng, sản phẩm của đồng bào DTTS nói chung đang là hướng đi đúng để xóa đói giảm nghèo, tăng giàu vùng đồng bào DTTS, miền núi. Trong khuôn khổ Diễn đàn Phát triển DTTS năm 2018, do Ủy ban Dân tộc chủ trì tổ chức tại tỉnh Quảng Nam từ ngày 18-20/8 vừa qua, đã có nhiều ý kiến đóng góp quý báu của các nhà khoa học, chuyên gia trong nước và quốc tế, cơ quan quản lý nhà nước về vấn đề này.
Ngày 20/8/2018, tại Thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam, Ủy ban Dân tộc phối hợp với UBND tỉnh Quảng Nam, Cơ quan thường trú Liên Hợp quốc, Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam và các đối tác phát triển tổ chức Diễn đàn Phát triển dân tộc thiểu số (DTTS) năm 2018 với chủ đề “Sâm Ngọc Linh - Tiếp cận chuỗi giá trị trong phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS”.
Đỉnh núi Ngọc Linh–nóc nhà của dãy Trường Sơn (thuộc tỉnh Quảng Nam và Kon Tum) có độ cao hơn 2.500m quanh năm mây mù bao phủ, có một “báu vật” được xem là linh khí đất trời Ngọc Linh ban tặng, mang tên chính ngọn núi kỳ bí, linh thiêng-Sâm Ngọc Linh. Sâm Ngọc Linh-Sâm Việt Nam giờ đây không chỉ là cây thoát nghèo mà còn là cây “tỷ phú” của hàng ngàn hộ đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS). Bởi vậy, cần tiếp cận chuỗi giá trị, nhân rộng những “mảnh đất vàng” trồng cây sâm quý, góp phần phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS Việt Nam.
Những năm gần đây, tỉnh Quảng Ngãi đẩy mạnh phong trào xuất khẩu lao động (XKLĐ), bởi đây là một phương án khả thi, góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập và cải thiện điều kiện sống người dân. Để đảm bảo các điều kiện ra nước ngoài lao động, hộ nghèo, hộ DTTS được tiếp cận với kênh cho vay vốn XKLĐ. Tuy nhiên, do nhiều thủ tục ràng buộc, khiến cho người lao động khó tiếp cận với nguồn vốn này.
Chiều 16/8/2018, tại trụ sở Ủy ban Dân tộc (UBDT), ông Đỗ Văn Chiến, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm UBDT đã thân mật tiếp đoàn đại biểu Người có uy tín trong đồng bào DTTS tỉnh Sóc Trăng. Đoàn gồm 40 Người có uy tín, do ông Lâm Thanh Mẫn, Phó Bí thư Tỉnh ủy Sóc Trăng làm Trưởng đoàn. Cùng dự buổi tiếp có ông Lê Sơn Hải, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm UBDT; đại diện lãnh đạo các vụ, đơn vị trực thuộc UBDT.
Trong văn hóa các DTTS Tây Nguyên, bến nước là một trong những giá trị tiêu biểu để khẳng định sự phát triển của mỗi tộc người, là nơi sinh hoạt văn hóa không thể thiếu của buôn làng. Vì vậy, khi chọn đất để lập làng, dựng buôn, điều đầu tiên đồng bào nghĩ đến là nguồn nước. Nguồn nước phải dồi dào, trong lành và phục vụ nhu cầu sinh hoạt cho cả buôn làng.
Nhằm đẩy mạnh công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và tuyên truyền, vận động đồng bào vùng dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi nâng cao nhận thức, vừa qua, tại tỉnh Sơn La, Ủy ban Dân tộc đã phối hợp với Ủy ban Nhân dân tỉnh Sơn La tổ chức tập huấn tuyên truyền đảm bảo an toàn giao thông và tập huấn tuyên truyền vận động đồng bào vùng DTTS và miền núi năm 2018. Hội nghị tập huấn có sự tham dự của 90 đại biểu là cán bộ công chức trong hệ thống cơ quan công tác dân tộc và Người có uy tín, già làng, trưởng bản của 3 huyện Yên Châu, Mai Sơn và Mộc Châu (tỉnh Sơn La).
Trong phiên chất vấn và trả lời chất vấn ngày 13/8, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Đỗ Văn Chiến đã giải trình, làm rõ nhiều vấn đề về việc thực hiện chính sách đối với đồng bào DTTS được các đại biểu Quốc hội (ĐBQH) và cử tri quan tâm.
Hỗ trợ giao đất, giao rừng cho hộ nghèo, hộ DTTS là một chính sách nhân văn và ưu việt. Thế nhưng, chính sách này khi triển khai trên thực tế, lại có nhiều cách làm “sáng tạo” một cách khó chấp nhận được. Qua đó, dẫn đến tình trạng giao đất thì dễ nhưng người dân nhận được đất lại rất khó.
Từ nay đến năm 2020, hơn 4.400 tỷ đồng sẽ được bố trí để đầu tư xây dựng, hoàn thiện hệ thống các trường phổ thông dân tộc nội trú (PTDTNT) trên phạm vi cả nước. Đây được kỳ vọng là “cú hích” để phát triển giáo dục vùng DTTS và miền núi; nhưng điều băn khoăn là liệu mục tiêu có đạt được khi mà thời gian thực hiện không còn nhiều.
Xác định học tập và làm theo Bác bằng những việc làm cụ thể, cán bộ, chiến sĩ Bộ đội Biên phòng (BĐBP) Quảng Ninh đã và đang tích cực giúp đỡ đồng bào các dân tộc trên biên giới về mọi mặt. Nhờ đó, đời sống kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS tỉnh Quảng Ninh có bước phát triển; an sinh xã hội được đảm bảo, tình quân dân được thắt chặt.
10 năm trở lại đây, Việt Nam luôn đứng ở vị trí thứ 5 trong top 10 nước sử dụng amiăng, chất gây ung thư nhiều nhất thế giới. Amiăng vẫn đang len lỏi, tồn tại khá phổ biến ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi. Đây là thực trạng báo động…
57 em học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn từ các địa phương trong tỉnh Sơn La đã được tham gia lớp “Học kỳ trong quân đội” đặc biệt với những trải nghiệm thú vị, bổ ích do Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) và Tỉnh đoàn Sơn La tổ chức. Đây là lớp học theo kỳ quân đội đầu tiên trong cả nước dành cho các em học sinh người DTTS với chủ đề “Ươm mầm bảo vệ biên cương” được tổ chức tại Tiểu đoàn Huấn luyện-Cơ động, BĐBP Sơn La.
Thời gian qua, nhiều địa phương đã ban hành chính sách hỗ trợ, tuyên dương, khen thưởng những hộ thoát nghèo, thôn, xã thoát khỏi diện ĐBKK. Đây là một cách làm hay nhằm khuyến khích, lan tỏa ý chí vươn lên của đồng bào DTTS nghèo, là động lực cho công cuộc giảm nghèo bền vững.
Chương trình quốc gia “Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) giai đoạn 2018- 2020” ra đời có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với quá trình xây dựng nông thôn mới trên cả nước. Việc thực hiện tốt, chương trình là đòn bẩy tạo điều kiện để các sản phẩm của người dân nông thôn, người dân vùng đồng bào DTTS và miền núi có cơ hội phát triển, vươn xa ra thị trường.
Trước thực trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống vẫn còn âm ỉ diễn ra những năm qua, UBND huyện An Lão (Bình Định) đã ban hành Kế hoạch “Thực hiện ngăn chặn tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng DTTS trên địa bàn huyện giai đoạn 2016-2021”. Mục tiêu cụ thể của Kế hoạch là đến năm 2021, cơ bản không còn tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống.
Những năm qua, Người có uy tín trong đồng bào DTTS tỉnh Quảng Ngãi đã phát huy tốt vai trò là cầu nối, đầu tàu trong công tác tuyên truyền, vận động người dân đẩy mạnh phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, xây dựng đời sống văn hóa... Báo Dân tộc và Phát triển giới thiệu đến bạn đọc một số tấm gương tiêu biểu.
Sinh năm 1966, từng là sĩ quan quân đội nhiều năm bảo vệ Trường Sa, được phong danh hiệu dũng sĩ. Trong một trận chiến bảo vệ biển đảo, Nguyễn Văn Dũng bị thương nặng một chân trở thành thương binh hạng 2/4. Chỉ còn lại một chân lành, ông Dũng phục viên về ở tại Đường Đệ (Nha Trang, Khánh Hòa) lao vào nghiên cứu các biện pháp lai tạo các loại giống hải sản và xây nhà giúp người nghèo, người DTTS ở vùng sâu, vùng xa.