Chiều ngày 28/9/2018, tại Hà Nội, Ủy ban Dân tộc (UBDT) tổ chức Tọa đàm “Thống nhất cách viết, tên gọi của một số DTTS trong chương trình sách giáo khoa giáo dục phổ thông trong thời gian tới”. TS Phan Văn Hùng, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm UBDT, Chủ tịch Hội đồng Khoa học và Công nghệ UBDT chủ trì Tọa đàm. Tham gia Tọa đàm có đại diện một số bộ, ngành; một số chuyên gia, nhà khoa học; các thành viên Hội đồng Khoa học và Công nghệ UBDT.
Chiều 28/9/2018, tại Hà Nội, Ủy ban Dân tộc (UBDT) đã tổ chức buổi gặp mặt Đoàn đại biểu gồm 40 Người có uy tín (NCUT) trong đồng bào DTTS tỉnh Hòa Bình do bà Đinh Thị Thảo, Phó Trưởng ban Dân tộc tỉnh Hòa Bình làm Trưởng đoàn. Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm UBDT Phan Văn Hùng chủ trì buổi gặp mặt.
Thời gian qua, với 7 chính sách hỗ trợ học nghề đang có hiệu lực, lao động DTTS có nhiều cơ hội hơn để học nghề, từ đó giải quyết việc làm, tạo thu nhập. Nhưng thực tế, tỷ lệ lao động DTTS tham gia học nghề, có việc làm vẫn đang còn rất thấp.
Chiều 24/9/2018, tại Hà Nội, Ủy ban Dân tộc (UBDT) đã tổ chức buổi gặp mặt Đoàn đại biểu Người có uy tín trong đồng bào DTTS tỉnh Phú Yên. Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm UBDT Phan Văn Hùng chủ trì buổi gặp mặt. Tham dự buổi gặp mặt còn ccó đại diện lãnh đạo các một số vụ, đơn vị trực thuộc UBDT cùng 25 đại biểu đại diện cho 118 đại biểu Người có uy tín (NCUT) trong đồng bào DTTS tỉnh Phú Yên. Đoàn đại biểu do ông La Văn Tỷ, Phó Trưởng ban Dân tộc tỉnh Phú Yên làm trưởng Trưởng đoàn.
Để thúc đẩy vùng dân tộc và miền núi, năm 2016, tỉnh Khánh Hòa đã ban hành Chương trình phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2016–2020. Qua thời gian triển khai, Chương trình đã phát huy hiệu quả, góp phần từng bước thay đổi bộ mặt vùng nông thôn miền núi.
Sáng 19/9, tại trụ sở Ủy ban Dân tộc (UBDT), Hội đồng Thẩm định nội dung bản thảo Sổ tay hỏi đáp pháp luật dành cho đồng bào vùng dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi, tập 1 (gọi tắt là Sổ tay) tổ chức họp Hội đồng Thẩm định. Ông Lý Anh Tuấn, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Chủ tịch Hội đồng chủ trì phiên họp. Tham dự có các thành viên Hội đồng Thẩm định và một số chuyên gia trong nhóm soạn thảo cuốn Sổ tay.
Ngày 19/9/2018, tại Hà Nội, Ban Tổ chức Lễ Tuyên dương học sinh, sinh viên DTTS xuất sắc, tiêu biểu năm 2018 (gọi tắt là Lễ Tuyên dương) đã họp phân công nhiệm vụ cho các thành viên. Bà Hoàng Thị Hạnh, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT), Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo Lễ Tuyên dương dự và chỉ đạo cuộc họp. Ông Lê Công Bình, Phó Tổng Biên tập - phụ trách Báo Dân tộc và Phát triển, Trưởng Ban Tổ chức Lễ tuyên dương chủ trì cuộc họp, tham dự cuộc họp còn có các thành viên Ban Tổ chức Lễ Tuyên dương.
Gắn bó với các trường tiểu học ở huyện Minh Hóa (Quảng Bình) mấy chục năm nay, thầy Đinh Minh Đích (quê ở xã Yên Hóa, huyện Minh Hóa luôn tận tụy hết lòng truyền thụ kiến thức cho các em học sinh DTTS với tâm nguyện giúp các em vươn lên trưởng thành, có nền tảng tri thức để làm chủ cuộc sống.
Chọn sự đa dạng văn hóa vùng đồng bào DTTS làm thế mạnh để khởi nghiệp là sự lựa chọn rất đúng đắn, không những làm giàu cho bản thân, gia đình, quê hương mà còn góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. Sầm Thị Tình, cô gái dân tộc Thái, sinh năm 1986, bản Hoa Tiến, xã Châu Tiến, huyện Quỳ Châu, tỉnh Nghệ An đã mang lại nhiều thành công khi cô khởi nghiệp từ nghề dệt thổ cẩm. Cô gái giàu nghị lực đã góp phần đưa nghề dệt thổ cẩm của đồng bào dân tộc Thái bay cao, vươn xa.
Công tác dân tộc và thực hiện chính sách dân tộc sẽ có nhiều đổi mới, khi được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của Quốc hội, Chính phủ… Vùng đồng bào DTTS, miền núi có thêm nhiều cơ hội, mở ra hướng phát triển mới…
Ngày 14/9/2018, tại Hà Nội, Ủy ban Dân tộc (UBDT) đã tổ chức Họp Ban Chỉ đạo Lễ Tuyên dương học sinh, sinh viên DTTS xuất sắc, tiêu biểu năm 2018 mở rộng (gọi tắt là Lễ Tuyên dương).
Sáng ngày 14/9, tại trụ sở Ủy ban Dân tộc (UBDT), Ban soạn thảo đã báo cáo lãnh đạo UBDT về Đề án cấp báo, tạp chí cho vùng đồng bào DTTS giai đoạn 2019-2021 và cơ chế thực hiện Đề án Thí điểm cấp radio cho vùng DTTS và miền núi, vùng đặc biệt khó khăn, biên giới. Bộ trưởng, Chủ nhiệm Đỗ Văn Chiến chủ trì cuộc họp.
Trong kỳ thi THPT quốc gia năm 2018, Nghệ An có 27 học sinh DTTS đậu đại học đạt điểm cao từ 20 điểm trở lên. Trong đó có 7 học sinh đạt từ 25,9 điểm trở lên vinh dự được UBND tỉnh tặng thưởng và tuyên dương; 20 học sinh còn lại được nhận quà và Giấy khen của Ban Dân tộc. Em Hà Thị Vân, dân tộc Thái ở bản Na, xã Nậm Nhoóng, huyện Quế Phong là một gương mặt điển hình.
Trên địa bàn huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên hiện có hơn 45 nghìn người dân tộc thiểu số (DTTS), chiếm trên 50% dân số của huyện. Những năm gần đây, địa phương đã huy động mọi nguồn lực hỗ trợ đồng bào phát triển kinh tế; đồng thời chú trọng bảo tồn, phát huy các giá trị, bản sắc văn hóa truyền thống. Nhờ đó, đời sống vật chất, tinh thần của bà con ngày càng được nâng lên, từng bước giảm nghèo bền vững.
“Trận lũ lụt vừa rồi vườn rau của em mất trắng. Em lại phải bắt tay khôi phục, trồng lại rau từ đầu…”. Giàng A Dạy, chàng thanh niên dân tộc Mông, bản Rừng Thông, xã Mường Bon, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La đã không dấu được nỗi buồn khi tâm sự cùng chúng tôi và chúng tôi cũng cảm nhận ở em sự quyết tâm sắt đá, không chùn bước trước mọi khó khăn. Đi lên từ gian khó, từ mảnh đất cằn quê hương, Dạy đã chứng minh cho mọi người thấy, thành công từ nông nghiệp ở bản làng. Câu chuyện khởi nghiệp của Giàng A Dạy đã truyền cảm hứng cho biết bao thanh niên DTTS trên con đường lập thân, lập nghiệp.
Hưởng ứng tinh thần Quốc gia khởi nghiệp, hiện nay phong trào khởi nghiệp ở vùng dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi tuy vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức song đã và đang đạt được những thành công nhất định. Đó là việc xuất hiện không ít những cá nhân, tập thể là người DTTS không cam chịu đói nghèo, nỗ lực tìm tòi, tận dụng tiềm năng lợi thế của địa phương vươn lên làm giàu cho bản thân và cộng đồng. Từ đó chứng tỏ một điều: Đồng bào DTTS hoàn toàn có thể khởi nghiệp thành công ngay trên chính mảnh đất quê hương của mình nếu tìm được hướng đi đúng đắn.
Những năm qua, công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức vùng dân tộc thiểu số (DTTS) luôn được tỉnh Quảng Ngãi quan tâm. Qua đó, từng bước nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ ở các huyện miền núi.
Hòa chung không khí tưng bừng của cả nước chào mừng năm học mới 2018 – 2019, Sáng 9/9, tại Hội trường nhà Văn hóa KTX Mễ Trì, 182 Lương Thế Vinh (Hà Nội), Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm UBDT Hoàng Thị Hạnh đã đến dự Lễ khai giảng và trao học bổng cho 23 sinh viên người DTTS có nhiều thành tích trong học tập và rèn luyện của Trường Đại học Giáo dục, ĐHQGHN.
Dân tộc Cơ-tu là một trong số ít DTTS ở khu vực Trường Sơn-Tây Nguyên còn bảo lưu được các giá trị nguyên gốc của văn hóa truyền thống.
Những năm qua, nhiều chính sách hỗ trợ trực tiếp đã được triển khai để giúp học sinh, sinh viên DTTS theo đuổi việc học hành. Tuy nhiên, bên cạnh những hiệu quả tích cực thì có không ít những bất cập, vướng mắc cần phải tháo gỡ.