Ngày 04/11, tại Hà Nội, Ủy ban Dân tộc (UBDT) phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo và Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tổ chức Lễ tuyên dương học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số (DTTS) xuất sắc tiêu biểu năm 2017. Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình đến dự và phát biểu chỉ đạo tại Lễ Tuyên dương.
Nằm trong khuôn khổ các hoạt động của Lễ Tuyên dương học sinh, sinh viên DTTS xuất sắc tiêu biểu năm 2017 do Ủy ban Dân tộc (UBDT) tổ chức, chiều 03/11, tại Nhà Quốc hội, đồng chí Tòng Thị Phóng, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội đã có buổi gặp mặt 161 em học sinh, sinh viên DTTS xuất sắc tiêu biểu.
Thời gian qua, từ nguồn vốn vay ưu đãi Ngân hàng thế giới (WB), tỉnh Lào Cai đã triển khai hàng nghìn tiểu dự án sinh kế. Qua đó, đã mở ra hướng mới trong phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo cho đồng bào các DTTS ở các địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng ĐBKK.
Để triển khai Đề án “Đẩy mạnh công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và tuyên truyền, vận động đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2017-2021”, UBND tỉnh Bạc Liêu đã ban hành Kế hoạch số 56/ KH-UBND ngày 12/6/2018 (Kế hoạch 56) nhằm thực hiện hiệu quả Đề án. Phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc trao đổi với ông Vương Phương Nam, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu xung quanh vấn đề này.
Mạng lưới y tế cơ sở có vai trò “gác cổng” trong chuỗi hoạt động chăm sóc sức khỏe cho nhân dân. Nhưng khi y tế cơ sở không làm tròn vai trò này thì cuộc sống của người nghèo-nhất là đồng bào DTTS, sinh sống ở vùng sâu, vùng xa càng thêm chật vật.
Năm 2018, toàn tỉnh Sóc Trăng bầu chọn được 367 Người có uy tín trong đồng bào DTTS. Người có uy tín trong đồng bào DTTS tỉnh Sóc Trăng thường xuyên làm tốt công tác tuyên truyền vận động nhân dân nhất là đồng bào DTTS thực hiện tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Người có uy tín thực sự là lực lượng nòng cốt đặc biệt và là cầu nối quan trọng giữa cấp ủy, chính quyền với nhân dân.
Những băn khoăn, thắc mắc, nguyện vọng… của nhân dân được chính quyền các cấp trực tiếp lắng nghe, giải đáp và có hướng xử lý, khắc phục. Qua đó, người dân được phát huy quyền làm chủ, còn cấp ủy, chính quyền thì hiểu hơn tâm tư, nguyện vọng của dân để có sự điều chỉnh chính sách và cách làm cho phù hợp thực tiễn. Đó là hiệu quả thiết thực trong thực hiện quy chế dân chủ tại nhiều vùng DTTS, miền núi hiện nay.
Năm học 2018-2019, tỉnh Cà Mau có 151 hồ sơ của học sinh DTTS xin xét tuyển đăng ký vào trường PTDTNT tỉnh. Tuy nhiên, chỉ có 129 hồ sơ được trúng tuyển, còn lại 22 hồ sơ không trúng tuyển dù các em thuộc hộ nghèo, người DTTS. Thực trạng này khiến nhiều em có nguy cơ phải bỏ học.
Đầu tư dàn trải không hiệu quả; cho “con cá” không cho “cần câu”, tâm lý trông chờ ỷ lại không muốn thoát nghèo... đó vẫn còn là câu chuyện ở nhiều nơi trong cả nước. Thế nhưng, tại huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam, câu chuyện vươn lên thoát nghèo của đồng bào DTTS nơi đây không phải là một kỳ tích, mà là kết quả của một cách làm sáng tạo, đó là “3 công chức, lao động giúp một hộ thoát nghèo”.
Trong hai ngày 29-30/8, tại trụ sở Ủy ban Dân tộc (UBDT), Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Hoàng Thị Hạnh đã gặp mặt các đoàn đại biểu Người có uy tín tiêu biểu của huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên; Đoàn đại biểu Người có uy tín tiêu biểu tỉnh Hòa Bình và Đoàn đại biểu Người có uy tín trong đồng bào DTTS tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.
Chiều 29/8, tại Hà Nội, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Hoàng Thị Hạnh đã tiếp 138 đại biểu Người có uy tín, đại diện cho 1.631 Người có uy tín trong đồng bào DTTS tỉnh Hòa Bình.
Thực hiện Chỉ thị số 22-CT/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bình Định (khóa XVIII) về “Tăng cường hoạt động kết nghĩa giữa các địa phương, đơn vị vùng đồng bằng với các địa phương vùng đồng bào dân tộc thiểu số”, từ năm 2013 đến nay, toàn tỉnh Bình Định đã có 242 địa phương, đơn vị vùng đồng bằng kết nghĩa với 173 địa phương, đơn vị vùng DTTS. Tổng số tiền, quà được hỗ trợ trị giá trên 20,52 tỉ đồng.
Cùng với sản phẩm gỗ rừng thì các loại lâm sản ngoài gỗ (LSNG) vốn là nguồn cung cấp thiết yếu cho cuộc sống của rất đông đồng bào DTTS. Tuy nhiên, thời gian qua việc phát triển LSNG chưa tương xứng với tiềm năng. Xây dựng chuỗi liên kết giá trị LSNG là xu hướng tất yếu cần được thúc đẩy nhằm cân bằng giữa giá trị kinh tế phục vụ xóa đói giảm nghèo gắn với bảo vệ môi trường sinh thái.
Trong bối cảnh hội nhập quốc tế và cuộc cách mạng 4.0 đang diễn ra mạnh mẽ, việc nâng cao chất lượng nhân lực vùng DTTS và miền núi là đòi hỏi cấp thiết. Tuy nhiên, đây không phải là vấn đề có thể giải quyết trước mắt mà cần những giải pháp toàn diện và lâu dài.
Qua 17 năm thực hiện Đề án “Bảo tồn, phát huy giá trị làng truyền thống các dân tộc thiểu số” (2001-2018), cả nước đã có 32 làng, bản, buôn của 20 DTTS thuộc 25 tỉnh đại diện cho các vùng, miền được Nhà nước hỗ trợ đầu tư kinh phí bảo tồn. Trong quá trình triển khai Đề án, không tránh khỏi sự lúng túng, sai sót ở một vài dự án. Tuy nhiên, nhìn nhận, đánh giá một cách tổng thể, Đề án Bảo tồn Làng truyền thống đã tạo nên những mô hình làng văn hóa-du lịch hiệu quả, đem lại lợi ích về mọi mặt cho đồng bào DTTS trên cả nước.
Thời gian qua, nhờ thực hiện tốt công tác tuyên truyền, vận động, việc thu hồi vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ (VK, VLN, CCHT) trên địa bàn huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình đạt nhiều kết quả khả quan. Bên cạnh nỗ lực của lực lượng chức năng như Công an, Quân đội, những người có uy tín trong đồng bào DTTS huyện Đà Bắc cũng có những đóng góp không nhỏ trong công tác này.
Có lẽ chưa bao giờ vùng dân tộc và miền núi phải đối mặt với thiên tai như lũ lụt, sạt lở đất nhiều như thời gian vừa qua. Điều đáng nói là nguyên nhân của tình trạng này không chỉ do khách quan mà một phần do con người tác động. Trong đó có tình trạng xây dựng ồ ạt, và quản lý vận hành yếu kém từ các hồ thủy điện, thủy lợi. Đối với các công trình thủy điện, bên cạnh mặt tích cực là góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội, việc xây dựng ồ ạt, thiếu quy hoạch, thiếu trách nhiệm của cơ quan quản lý và chủ đầu tư đã dẫn đến những hệ lụy khó lường cho người dân, đặc biệt là đồng bào vùng DTTS, miền núi.
Là một xã ĐBKK có 80% dân số là người DTTS, trước đây, nhận thức pháp luật của người dân xã Đồng Vương (huyện Yên Thế tỉnh Bắc Giang) rất hạn chế. Tuy nhiên, từ khi triển khai mô hình “ Phụ nữ dân tộc với pháp luật”, nhận thức của người dân đã được nâng lên rõ rệt.
Chính sách dân tộc đã bao phủ nhiều lĩnh vực, tuy nhiên lại rời rạc, thiếu thống nhất. Do đó, đề xuất tích hợp chính sách dân tộc thành một Chương trình mục tiêu quốc gia sẽ là một giải pháp căn cơ, là liều thuốc đủ mạnh để trị dứt điểm căn bệnh nghèo kinh niên ở vùng DTTS và miền núi.
Toàn tỉnh Yên Bái hiện có 1.158 Người có uy tín trong đồng bào DTTS. Thời gian qua, đội ngũ Người có uy tín đã phát huy vai trò quan trọng trong quá trình vận động bà con phát triển kinh tế-xã hội, xóa đói giảm nghèo, giữ vững an ninh trật tự, góp phần xây dựng nông thôn mới tại địa phương.