Nhiều năm qua, trên địa bàn các xã vùng sâu, vùng đặc biệt khó khăn của tỉnh Yên Bái, đội ngũ những Người có uy tín luôn phát huy vai trò nòng cốt, đi đầu trong mọi phong trào của quê hương. Những nỗ lực, đóng góp của họ đã góp phần tích cực xây dựng cuộc sống mới ấm no, giữ gìn bình yên trên từng bản làng vùng đồng bào DTTS. Báo Dân tộc và Phát triển xin gửi tới bạn đọc những ý kiến tâm huyết của một số Người có uy tín tiêu biểu trong đồng bào DTTS tỉnh Yên Bái.
Ngày 5/8/2008, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa X ban hành Nghị quyết 26-NQ/TW về nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Thực hiện Nghị quyết “tam nông”, 10 năm qua, ngành công tác dân tộc từ Trung ương đến địa phương đã tham mưu, xây dựng để các cấp có thẩm quyền ban hành nhiều chính sách đầu tư, hỗ trợ, tạo “cú hích” phát triển vùng DTTS và miền núi.
Những ngày cuối tháng 7, những cơn mưa rả rích kéo dài cũng không làm mất đi sự hồ hởi, háo hức của 750 bà con nghèo DTTS thuộc các xã Yên Bình, Yên Trung, Tiến Xuân, huyện Thạch Thất (TP. Hà Nội) đến tham gia Chương trình khám, tư vấn chăm sóc sức khỏe miễn phí. Chương trình do Ban Dân tộc TP. Hà Nội phối hợp với Thành đoàn và Sở Y tế Hà Nội tổ chức tại Phòng khám Đa khoa khu vực xã Yên Bình, mang đến niềm vui, ý nghĩa nhân văn sâu sắc cho bà con nghèo nơi đây.
Sáng 28/7, tại Hà Nội, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm UBDT Hoàng Thị Hạnh đã có cuộc gặp mặt Đoàn đại biểu học sinh dân tộc thiểu số (DTTS) tỉnh Sơn La đang tham gia Chương trình học kỳ quân đội lớp đặc biệt, được Bộ chỉ huy Bộ đội biên phòng (BĐBP) tỉnh Sơn La đỡ đầu trong chương trình “Nâng bước em tới trường”. Đoàn gồm 57 em học sinh DTTS do Thượng tá Cà Văn Lập, Chính ủy Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh Sơn La làm Trưởng đoàn. Tham gia tiếp đoàn còn có đại diện lãnh đạo các vụ, đơn vị thuộc Ủy ban Dân tộc (UBDT).
Nhằm tiếp tục hỗ trợ giáo dục vùng dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chương trình mục tiêu giáo dục vùng núi, vùng DTTS, vùng khó khăn giai đoạn 2016-2020. Đây là chính sách nhân văn, thể hiện sự quan tâm rất lớn của Đảng, Nhà nước đối với giáo dục vùng DTTS và miền núi. Tuy nhiên, nhìn vào hệ thống chính sách giáo dục thời gian qua, vẫn còn tồn tại rất nhiều hạn chế, bất cập cần sự đổi mới để phát huy hiệu quả hơn nữa trong thực tiễn.
Nhiều năm qua, những Người có uy tín trên địa bàn tỉnh Lai Châu đã phát huy vai trò, gương mẫu trong phát triển kinh tế xóa đói giảm nghèo, giữ gìn an ninh trật tự ở địa phương... Những đóng góp của họ đã góp phần cùng với chính quyền và nhân dân từng bước xây dựng nông thôn mới. Báo Dân tộc và Phát triển xin giới thiệu một số gương Người có uy tín tiêu biểu trên địa bàn tỉnh Lai Châu.
Kiên quyết thu hồi những diện tích đất do các nông, lâm trường quản lý, sử dụng kém hiệu quả; tăng cường công tác quản lý đất đai ở địa phương;… được xem là những giải pháp để giải bài toán thiếu đất sản xuất ở vùng DTTS và miền núi. Nhưng việc triển khai những giải pháp này như thế nào lại là một vấn đề cần phải xem xét.
Đề cập về đề tài dân tộc và miền núi trong sáng tác văn học, nhiều nhà văn cho rằng, đó là một mảnh đất màu mỡ vô tận, khai thác mãi cũng không bao giờ cạn. Tuy nhiên trên thực tế, số lượng các tác phẩm văn học về đề tài DTTS và miền núi vẫn còn hạn chế. Để bắt nhịp được với xu thế của văn chương, mảng văn học đề tài dân tộc và miền núi cần phải có sự chuyển mình mạnh mẽ.
Ngày 24/7/2018, tại Hà Nội, Ủy ban Dân tộc (UBDT) đã tổ chức Gặp mặt đoàn đại biểu Người có uy tín trong đồng bào DTTS tỉnh Thừa Thiên-Huế. Thừa ủy quyền của Lãnh đạo UBDT, ông Bùi Văn Lịch, Vụ trưởng Vụ Chính sách Dân tộc đã tiếp đoàn. Cùng dự có đại diện một số Vụ, đơn vị trực thuộc UBDT và 32 đại biểu là Người có uy tín trong đồng bào DTTS tỉnh Thừa Thiên-Huế do ông Hồ Xuân Trăng làm Trưởng đoàn.
Ngày 23/7/2018, tại Hà Nội, Ủy ban Dân tộc (UBDT) đã tổ chức buổi Gặp mặt đoàn đại biểu Người có uy tín trong đồng bào DTTS tỉnh Quảng Ngãi. Thừa ủy quyền của Lãnh đạo UBDT, ông Võ Văn Bảy, Vụ trưởng, Chánh Văn phòng điều phối Chương trình 135 đã tiếp đoàn. Cùng dự có đại diện một số vụ, đơn vị trực thuộc UBDT và 26 đại biểu là Người có uy tín trong đồng bào DTTS tỉnh Quảng Ngãi.
Từ năm 2002 đến nay, nhiều quyết định triển khai chính sách hỗ trợ đất sản xuất cho đồng bào DTTS nghèo đã được ban hành. Tuy vậy, sau nhiều năm, các địa phương vẫn mải miết đuổi theo mục tiêu bố trí đất sản xuất cho hộ đồng bào DTTS có nhu cầu.
Ngày 19/7, tại thành phố Buôn Ma Thuột (Đăk Lăk), Hội đồng Dân tộc của Quốc hội phối hợp với Ủy ban Dân tộc và Đại sứ quán Ailen tại Việt Nam tổ chức Hội thảo “Nguồn nhân lực các dân tộc thiểu số (DTTS) Việt Nam hiện nay và những vấn đề đặt ra”. Đồng chí Nguyễn Lâm Thành, Phó chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội; Đồng chí Nông Quốc Tuấn, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) và ông Y Biêr Niê, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh Đăk Lăk đồng chủ trì Hội thảo.
Giản dị, mộc mạc và đầy tâm huyết với công tác thôn, xóm là những gì dễ nhận thấy ở ông Lý Văn Phủ (SN 1963), Trưởng thôn Yên Sơn, xã Ba Vì, một Người có uy tín trong đồng bào DTTS của huyện Ba Vì (Hà Nội).
Từ gần chục năm nay, với vai trò là Người có uy tín trong đồng bào DTTS, ông Đào Văn San thôn Phiêng Lủng, xã Bộc Bố, huyện Pắc Nặm (Bắc Kạn) đã có nhiều đóng góp, làm đổi thay vùng quê gian khó này.
Ngày 17/7/2018, Ủy ban Dân tộc và NHCSXH đã tổ chức khảo sát công tác thực hiện tín dụng chính sách xã hội dành cho đồng bào DTTS tại xã Thuận Hòa, huyện Cầu Ngang (Trà Vinh).
Trong khi nhiều hộ đồng bào DTTS thiếu đất canh tác thì hàng nghìn ha đất rừng đã được chính quyền địa phương giao cho các doanh nghiệp để triển khai các dự án trồng rừng kinh tế. Tuy nhiên, có không ít dự án được “vẽ” ra chỉ để “ôm” đất, không triển khai hoặc triển khai không hiệu quả.
Theo thống kê chưa đầy đủ của Hội Bảo vệ quyền trẻ em tỉnh Bắc Giang hiện nay, toàn tỉnh có gần 50 trẻ mắc bệnh tan máu bẩm sinh (Thalassemia), phân bố chủ yếu ở các huyện có đông đồng bào DTTS cư trú như Sơn Động, Lục Ngạn, Lục Nam, Yên Thế; nhiều nhất là huyện Sơn Động, với gần 40 người mắc bệnh. Điều đáng nói là vấn đề này hiện vẫn chưa được các cơ quan chuyên ngành quan tâm, tìm hiểu nguyên do.
Qua quá trình thanh tra của cơ quan chức năng về việc thực hiện Chương trình 135; Chính sách hỗ trợ đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt cho đồng bào DTTS ở xã thôn bản ĐBKK (QĐ 755/QĐ-TTg năm 2013); Chính sách hỗ trợ trực tiếp cho người dân thuộc hộ nghèo ở vùng khó khăn (102/QĐ-TTg năm 2009) tại huyện Quan Sơn (Thanh Hóa) giai đoạn 2015-2016, cơ quan chức năng đã phát hiện nhiều sai phạm nghiêm trọng.
Cồng chiêng đối với đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) luôn chiếm một vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần. Tuy nhiên hiện nay, nhiều làng không có cồng chiêng nên vào những dịp lễ hội phải đi đến các làng khác để mượn. Điều này không chỉ làm cho các lễ hội của đồng bào kém bản sắc, mà còn gây khó khăn trong việc bảo tồn loại nhạc cụ truyền thống độc đáo này.
Chiều 16/7/2018, tại Hà Nội, Ủy ban Dân tộc (UBDT) đã tổ chức buổi gặp mặt Đoàn đại biểu Người có uy tín trong đồng bào DTTS tỉnh Hà Giang. Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Hoàng Thị Hạnh chủ trì buổi gặp mặt. Tham dự có đại diện các vụ, đơn vị trực thuộc UBDT cùng 25 đại biểu là Người có uy tín trong đồng bào DTTS tỉnh Hà Giang, do ông Hoàng Xuân Đẹp, Phó Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Hà Giang làm Trưởng đoàn.