Tốt nghiệp Trung cấp Sư phạm Đăk Lăk năm 1989, cô Phạm Thị Chinh về công tác tại trường Lê Quý Đôn II, TP. Buôn Ma Thuột. Năm 1990 trường tách phân hiệu, cô tình nguyện về phân hiệu buôn Ky nay là Trường Tiểu học Triệu Thị Trinh, nơi chủ yếu học sinh dân tộc Ê-đê để dạy học, và chia sẻ với với học sinh DTTS.
Theo Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Trà Vinh, thực hiện Nghị định số 82/2010/NĐ-CP (ngày 15/7/2010) của Chính phủ về chính sách dạy và học tiếng nói, chữ viết DTTS, trong giai đoạn 2010-2017, bình quân mỗi năm tỉnh dành hơn 2 tỷ đồng để hỗ trợ việc dạy và học chữ Khmer ở 134 chùa Khmer trong tỉnh.
Ở Hà Nội, phong trào xây dựng gia đình văn hóa (GĐVH) vẫn được coi là nhiệm vụ trung tâm, thường xuyên và lâu dài. Trong từng giai đoạn phát triển của Thành phố, những tiêu chuẩn cơ bản nhất để xây dựng gia đình văn hoá được áp dụng một cách có sáng tạo, phù hợp với thực tiễn vận động xã hội. Đối với vùng DTTS và miền núi, phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” được triển khai một cách cụ thể, quyết liệt và toàn diện với phương châm lấy GĐVH làm trọng tâm.
Với đặc thù là tỉnh miền núi, tỷ lệ hộ nghèo còn tương đối cao, có đông đồng bào DTTS sinh sống nên đối tượng thụ hưởng các chính sách BHXH, BHYT ở tỉnh Điện Biên rất nhiều. Tuy nhiên, tỷ lệ người tham gia BHXH, đặc biệt là BH thất nghiệp, BHYT hộ gia đình còn thấp so với mặt bằng chung của cả nước.
Việc chậm giải ngân các nguồn vốn tín dụng ưu đãi không chỉ tác động đến mục tiêu giảm nghèo vùng DTTS và miền núi mà còn ảnh hưởng đến kế hoạch phát triển trung và dài hạn của Chính phủ. Việc cần làm lúc này là các ngành, các cấp cần quyết liệt khơi thông dòng vốn, giải ngân kịp tiến độ, tạo cơ sở để xây dựng chính sách sau năm 2020.
Lợi dụng sự thiếu hiểu biết của đồng bào DTTS, từ nhiều năm qua, một số đối tượng đã tới thôn Ðạ Nghịt, xã Lát, huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng dụ dỗ người dân theo chiêu bài “đầu tư” phân bón cho người dân, rồi gán trả nợ bằng đất sản xuất. Theo đó, không ít hộ gia đình đã và đang bị ép buộc phải chuyển giao quyền sử dụng đất do không trả được nợ.
Vừa qua (21/6), Ban Dân tộc tỉnh Hoà Bình đã tổ chức Hội nghị đánh giá tình hình tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống vùng đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh và triển khai kế hoạch năm 2018.
Hiện nay, hôn nhân cận huyết thống tuy đã giảm nhưng vẫn còn khá nhiều ở vùng DTTS. Thực tế y học đã chứng minh hôn nhân cận huyết tạo ra nhiều loại bệnh lý khác nhau.
Với phương châm không để thí sinh bỏ thi vì điều kiện khó khăn, các địa phương Đăk Nông, Đăk Lăk… đã thực hiện những chính sách đặc thù để hỗ trợ, giúp thí sinh yên tâm, tự tin bước vào kỳ thi, đặc biệt là thí sinh DTTS.
hời gian qua, nhiều chính sách hỗ trợ đồng bào DTTS mua máy móc, nông cụ đã được triển khai. Tuy vậy, tỷ lệ cơ giới hóa trong sản xuất ở nhiều cộng đồng DTTS vẫn rất thấp; dù không còn canh tác theo kiểu “chọc lỗ tra hạt” nhưng năng suất lao động vẫn chủ yếu dựa vào sức người là chính.
Theo ông Kpă Đô, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Gia Lai, hiện nay toàn tỉnh có gần 1.400 cặp nam, nữ tảo hôn, trong đó 97% là người DTTS và đều nằm trong danh sách hộ nghèo của địa phương. Hiện nay, địa phương gặp rất nhiều khó khăn trong công tác phòng chống tảo hôn, trong đó có việc triển khai công tác tuyên truyền vận động.
Hiện nay, đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), đặc biệt là phụ nữ DTTS vẫn gặp rất nhiều khó khăn trong tiếp cận các dịch vụ tài chính cơ bản nhất. Dự án “Bứt phá” do Tổ chức CARE Quốc tế tại Việt Nam phối hợp với Công ty P&G (Procter & Gamble), Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam và Trung tâm Phát triển Cộng đồng tỉnh Điện Biên triển khai trong thời gian hai năm 2018-2019 với nguồn kinh phí là 200.000 USD (hơn 4 tỷ VNĐ) sẽ mở ra cơ hội để phụ nữ DTTS tiếp cận dịch vụ tài chính, thúc đẩy nâng quyền kinh tế của phụ nữ DTTS.
Vừa qua (sáng 22/6), tại Bảo tàng Dân tộc học (Hà Nội), Lễ công bố cuộc thi “Tìm kiếm ý tưởng chuỗi giá trị” dành cho cộng đồng DTTS tại Việt Nam đã được tổ chức. Cuộc thi do Ủy ban Dân tộc (UBDT) chủ trì, phối hợp cùng Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, được Ngân hàng Thế giới (NHTG) và Chính phủ Australia hỗ trợ thực hiện (thông qua Chương trình đối tác phát triển Australia-NHTG giai đoạn hai).
Phát triển chuỗi giá trị và cơ hội tiếp cận thị trường cho các sản phẩm của đồng bào DTTS đang là vấn đề khó khăn, và gặp không ít thách thức. Đây cũng là điểm yếu trong khởi nghiệp vùng đồng bào DTTS. Ủy ban Dân tộc–Cơ quan quản lý nhà nước về công tác dân tộc đã và đang có rất nhiều nỗ lực để nghiên cứu, kết nối, hỗ trợ đồng bào DTTS khởi nghiệp. Cuộc thi “Tìm kiếm ý tưởng chuỗi giá trị” dành cho cộng đồng dân tộc thiểu số Việt Nam tới đây, sẽ là một trong những hoạt động cụ thể, thiết thực, góp phần giải quyết những thách thức đó.
Việc bãi bỏ một chính sách “cho không”, “cấp không” để dồn lực cho những chính sách vĩ mô, khuyến khích sự chủ động vươn lên của đồng bào DTTS nghèo là rất cần thiết. Tuy nhiên, nguồn lực của chính sách bãi bỏ được chuyển tiếp để thực hiện cho những chương trình, dự án nào là điều cần cân nhắc, tính toán vẹn toàn.
Từ trước đến nay, Quốc hội chưa có chương trình giám sát tối cao về chính sách dân tộc để đánh giá một cách hệ thống, toàn diện, tổng thể. Tại Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIV vừa qua, chính sách dân tộc được đưa vào đề xuất trong Chương trình giám sát của Quốc hội năm 2019, nhưng Nghị quyết cuối cùng được thông qua đã không có chương trình giám sát tối cao chính sách dân tộc. Đó là sự nuối tiếc của những người làm công tác dân tộc và đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) khắp mọi miền đất nước.
Chiều 20/6, tại Hà Nội, Ủy ban Dân tộc (UBDT) đã tổ chức buổi gặp mặt Đoàn đại biểu người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) tỉnh Quảng Trị.
Nhằm tạo điều kiện cho đội ngũ những Người có uy tín trên địa bàn TP. Hà Nội có điều kiện, cơ hội thăm quan, học tập, giao lưu, trao đổi kinh nghiệm với những Người có uy tín ở các địa phương trong cả nước, cuối tháng 5/2018, Ban Dân tộc TP. Hà Nội đã tổ chức cho đội ngũ những Người có uy tín là người DTTS của TP. Hà Nội đến thăm quan, học tập, trao đổi kinh nghiệm tại các tỉnh Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai, Yên Bái.
Nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng trong thực hiện các quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình, UBND tỉnh Sơn La đã ban hành Kế hoạch thực hiện Đề án “Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào DTTS giai đoạn 2015-2020” năm 2018.
Ngày 19/6, Ủy ban Dân tộc (UBDT) tổ chức Hội nghị Giao ban báo chí thực hiện Quyết định số 59/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc cấp một số ấn phẩm báo, tạp chí cho vùng đồng bào DTTS và miền núi, vùng ĐBKK 6 tháng đầu năm 2018.