Tại Kỳ họp thứ 6, Chính phủ sẽ có báo cáo đánh giá 3 năm (2016- 2018) thực hiện phát triển kinh tế- xã hội vùng DTTS và miền núi. Thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc sẽ báo cáo 3 năm thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế-xã hội vùng DTTS và miền núi.
Ngày 16/10/2018, tại Hà Nội, Ủy ban Dân tộc (UBDT) đã tổ chức buổi gặp mặt Đoàn đại biểu Người có uy tín trong đồng bào DTTS TP. Đà Nẵng do ông Nguyễn Cao Cường, Phó Trưởng Ban Tôn giáo TP. Đà Nẵng làm Trưởng đoàn. Thừa ủy quyền của Lãnh đạo UBDT, bà Nguyễn Thị Tư, Vụ trưởng Vụ Dân tộc Thiểu số chủ trì tiếp đoàn.
Tại Lễ Tuyên dương học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số xuất sắc, tiêu biểu năm 2017, do Ủy ban Dân tộc, Bộ Giáo dục và Đào tạo và Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh phối hợp tổ chức vào tháng 11/2017 tại Hà Nội, cả nước đã có 161 em học sinh, sinh viên tiêu biểu người DTTS được tuyên dương, trao thưởng. Gặp lại những gương mặt sinh viên tiêu biểu sau một năm bước vào giảng đường đại học, các em đã chia sẻ cùng bạn đọc Báo Dân tộc và Phát triển về thành tích học tập và hoài bão, ước mơ của mình.
Không chấp nhận lối canh tác lạc hậu, anh Y Thuyl Niê, dân tộc Ê-đê, sinh năm 1992, ở buôn Ayun, xã Cư Pơng (Krông Búk, Đăk Lăk) đã quyết tâm thử nghiệm giống cây trồng mới. Với kinh nghiệm từ thành công của bản thân, anh trở thành “kỹ sư” nông nghiệp chuyên cung cấp cây giống, hướng dẫn kỹ thuật canh tác cho bà con DTTS ở địa phương.
Phiên họp thứ 28 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khai mạc ngày 15/10/2018, tại Hà Nội. Tại Phiên họp này, một trong những nội dung được Ủy ban Thường vụ Quốc hội thảo luận, đóng góp ý kiến, đó là kết quả 3 năm thực hiện các chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi.
Vừa qua, UBND tỉnh Bình Định đã ban hành Quyết định số 3222/QĐ-UBND ngày 21/9/2018 chỉ đạo ngành Giáo dục tỉnh triển khai thực hiện Đề án “Tăng cường tiếng Việt cho trẻ em mầm non, học sinh tiểu học vùng dân tộc thiểu số (DTTS) giai đoạn 2018-2020, định hướng đến 2025” trên địa bàn tỉnh Bình Định. Đề án đã đưa ra nhiều giải pháp cụ thể nhằm giúp các em học sinh tiểu học người DTTS tiếp cận việc học chữ tiếng Việt tốt hơn.
Những câu chuyện thực, những tồn tại, hạn chế trong quá trình triển khai thực hiện các chương trình, dự án giảm nghèo tại cơ sở vùng đồng bào DTTS đã được trình bày tại Hội thảo chia sẻ kết quả đánh giá giữa kỳ Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020, do Mạng lưới Tiên phong vì tiếng nói người DTTS tổ chức ngày 12/10, tại Hà Nội.
Trong công cuộc xóa đói giảm nghèo, thúc đẩy vùng DTTS và miền núi phát triển, không thể thiếu vai trò, đóng góp của đội ngũ doanh nhân người DTTS. Họ là những người có ý chí, nghị lực, quyết tâm thay đổi số phận trên chính mảnh đất nghèo khó của mình. Họ đang truyền cảm hứng, góp phần thúc đẩy vùng đồng bào DTTS vươn lên xóa đói, giảm nghèo. Nhân Ngày Doanh nhân Việt Nam (13/10), Báo Dân tộc và Phát triển giới thiệu một số gương mặt doanh nhân người DTTS đã và đang có nhiều đóng góp tích cực trong phát triển kinh tế-xã hội, làm giàu ở địa phương.
Nếu như nhiều năm trước, công tác phát triển đảng viên vùng đồng bào DTTS ở Si Ma Cai (Lào Cai) rất khó khăn, thì trong vài năm trở lại đây, Si Ma Cai lại là điểm sáng về công tác này, hoàn toàn xóa các thôn “trắng” đảng viên. Đó là kết quả cách làm sáng tạo của Đảng bộ huyện trong công tác tạo nguồn và phát huy vai trò của đảng viên.
Những năm qua, đã có nhiều chính sách về giao đất, giao rừng cho hộ đồng bào DTTS thiếu đất sản xuất nhằm giúp đồng bào có việc làm, thu nhập từ giao khoán bảo vệ quản lý rừng cải thiện cuộc sống. Tuy nhiên, việc thực hiện vẫn còn nhiều khó khăn, do mức khoán thấp, chưa thể đảm bảo cuộc sống của người dân. Để khắc phục thực trạng này, tỉnh Bình Định đã triển khai một số giải pháp để đồng bào được hưởng lợi từ chính sách.
Ngày 04/10, tại trụ sở Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, Ban Soạn thảo Đề cương Đề án “Bảo vệ và phát triển các DTTS dưới 10 nghìn người theo hướng bảo đảm sự phát triển đồng đều, bình đẳng giữa các dân tộc” đã tổ chức Hội thảo tham vấn, lấy ý kiến các bộ, ngành, chuyên gia tư vấn độc lập lần thứ nhất.
Hệ thống các trường Trung cấp nghề dân tộc nội trú (TCNDTNT) trên cả nước có vai trò quan trọng trong đào tạo nghề cho lao động vùng DTTS và miền núi. Tuy nhiên, với những bất cập đang tồn tại, hoạt động của các trường TCNDTNT không chỉ làm lãng phí nguồn lực mà còn ảnh hưởng đến chiến lược dạy nghề cho lao động vùng DTTS và miền núi.
Thời gian qua, các địa phương đã ưu tiên bố trí nguồn lực để triển khai có hiệu quả các dự án hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo bền vững. Điều này không chỉ góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo mà còn hạn chế tình trạng tái nghèo ở nhiều địa phương miền núi, có đông đồng bào DTTS sinh sống.
Với mục tiêu “giữ chân du khách”, tỉnh An Giang xác định phát triển loại hình du lịch tâm linh, dựa trên sự khác biệt của địa phương so với các tỉnh trong khu vực. Hiện nay, việc khai thác sự khác biệt này không những giúp tăng nguồn thu ngân sách cho địa phương và thu nhập cho người dân, mà còn góp phần gìn giữ bảo tồn tín ngưỡng văn hoá của đồng bào DTTS.
Bình Phước được mệnh danh là thủ phủ điều Việt Nam. Điều cũng là cây xóa đói, giảm nghèo đối với nhiều hộ đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh nhiều năm qua. Thế nhưng, trong vài năm trở lại đây, trước sự biến đổi thất thường của khí hậu, năng suất điều ngày một giảm. Năm nay lại xuất hiện tình trạng cây điều bị sâu đục thân tấn công dẫn đến giảm năng suất, cây chết dần. Đây thực sự là điều khiến bà con nông dân đang rất lo lắng.
Trước đây, giao thông ở vùng DTTS và miền núi rất vất vả, điều kiện kinh tế-xã hội khó khăn nên việc bố trí các điểm trường lẻ là hết sức cần thiết. Tuy nhiên, hiện nay, điều kiện ở các xã vùng sâu, vùng xa đã có những chuyển biến tích cực. Vì vậy, việc gom các điểm trường lẻ để tập trung đầu tư, là giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục.
Tại sao không thể khởi nghiệp ở bản làng? Với tiềm năng, lợi thế, sự đa dạng văn hóa vùng DTTS, cùng với sự chung tay hỗ trợ, “tiếp lửa”, truyền cảm hứng của cả hệ thống chính trị và cộng đồng quốc tế, có thể khẳng định, khởi nghiệp ở bản làng là hoàn toàn có thể...
Trong điều kiện nguồn ngân sách thực hiện các chương trình, chính sách hỗ trợ vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), miền núi ngày càng khó khăn, thì việc tận dụng tiềm năng, lợi thế vùng DTTS để khởi sự làm ăn, kinh doanh, tạo được việc làm và thu nhập cho người dân, thúc đẩy vùng DTTS phát triển là hướng đi đúng đắn. Kết nối, hỗ trợ đồng bào DTTS khởi nghiệp đã và đang được Ủy ban Dân tộc-cơ quan quản lý Nhà nước về công tác dân tộc rất quan tâm triển khai, nhằm tiếp lửa cho đồng bào DTTS trên con đường lập thân, lập nghiệp.
Nhiều năm qua, tỉnh Lâm Đồng đã triển khai đồng loạt nhiều chính sách dân tộc như: Phát triển nguồn nhân lực vùng DTTS; Giải quyết đất sản xuất cho đồng bào... Những chính sách này đã thực sự trở thành đòn bẩy góp phần đổi thay cuộc sống của người dân nơi đây.
Ngày 29/9, tại tỉnh Quảng Ninh, trong khuôn khổ Phiên họp toàn thể lần thứ 7, Hội đồng Dân tộc của Quốc hội đã có phiên thảo luận về tình hình kinh tế-xã hội vùng dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi năm 2018 và đánh giá 03 năm thực hiện các chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế –xã hội vùng DTTS và miền núi. Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội Hà Ngọc Chiến; Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Đỗ Văn Chiến; Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội Nguyễn Lâm Thành; Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Ninh Đỗ Thị Lan đồng chủ trì Phiên họp. Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Lê Sơn Hải tham dự Phiên họp.