Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Chính sách Hỗ trợ trực tiếp cho học sinh: Nhiều bất cập cần khắc phục

PV - 09:44, 07/09/2018

Những năm qua, nhiều chính sách hỗ trợ trực tiếp đã được triển khai để giúp học sinh, sinh viên DTTS theo đuổi việc học hành. Tuy nhiên, bên cạnh những hiệu quả tích cực thì có không ít những bất cập, vướng mắc cần phải tháo gỡ.

Lo bán gạo hỗ trợ!

Năm học 2018-2019 đã bắt đầu; như mọi năm, Tổng cục Dự trữ Nhà nước lại tất bật triển khai các công việc để đưa gạo dự trữ quốc gia đến với học sinh vùng khó khăn theo Nghị định số 116/2016/NĐ-CP ngày 18/7/2016 của Chính phủ. Dự kiến đầu năm học này, cả nước có khoảng nửa triệu học sinh sẽ được nhận gạo hỗ trợ, với định mức 15kg/học sinh/tháng.

Theo đánh giá của ông Lê Văn Thời, Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Dự trữ Nhà nước, việc hỗ trợ gạo từ nguồn dự trữ quốc gia cho học sinh các địa phương vùng đồng bào DTTS, vùng có điều kiện kinh tế-xã hội ĐBKK không chỉ giúp các em học sinh không bị “đứt bữa” mà còn là điểm tựa giúp các em tiếp tục hành trình đi tìm con chữ.

Chính sách hỗ trợ gạo cho học sinh DTTS đang bộc lộ nhiều bất cập. (Ảnh minh họa) Chính sách hỗ trợ gạo cho học sinh DTTS đang bộc lộ nhiều bất cập. (Ảnh minh họa)

Điều này là hoàn toàn đúng. Chính sách hỗ trợ gạo trực tiếp đã khuyến khích động viên các em học sinh đến trường, tỷ lệ học sinh đến trường và số lượng học sinh chuyên cần tại các trường ngày càng tăng cao. Đồng thời cũng đã góp phần giảm áp lực đáng kể cho nhà trường và các thầy cô giáo trong việc huy động học sinh đến trường và an tâm giảng dạy truyền đạt kiến thức cho học sinh; giảm bớt khó khăn cho gia đình và các cấp chính quyền địa phương trong công tác ổn định, phát triển kinh tế và bảo đảm công tác an sinh xã hội trên địa bàn.

Bên cạnh những kết quả đạt được, chính sách hỗ trợ trực tiếp đã bộc lộ không ít “lỗ hổng”. Đầu tiên là ở thời gian cấp phát gạo hỗ trợ; với quy định việc cấp phát gạo 2 lần/năm học đã khiến cho số lượng gạo học sinh nhận trong một lần cấp phát quá nhiều.

Việc được nhận quá nhiều gạo trong một lần cấp sẽ không phải là vấn đề lớn nếu như học sinh nhà gần trường hoặc có chế độ nội trú. Nhưng với những học sinh phải ở trọ nhà dân thì việc bảo quản số lượng hàng chục kg gạo là không hề dễ dàng. Bên cạnh việc lương thực bị ẩm mốc không thể sử dụng được thì tình trạng sau khi nhận gạo hỗ trợ xong, học sinh đem bán cũng đã xảy ra.

Cuối tháng 12/2017, huyện Tương Dương (Nghệ An) gây chú ý của dư luận khi hàng trăm em học sinh DTTS sau khi nhận gạo hỗ trợ đã đem bán. Theo lý giải của đại diện ngành Giáo dục huyện Tương Dương, từ năm 2013, Nghệ An đã thực hiện bỏ loại hình trường Dân tộc nội trú-Trung học phổ thông (DTNT-THPT) ở các huyện miền núi. Trước đây, khi đang còn loại hình trường DTNT-THPT, các chế độ hỗ trợ học tập như gạo, tiền... được nhà trường quản lý chặt chẽ; nhưng nay theo quy định của Nghị định 116/2016/NĐ-CP, cấp phát trực tiếp cho học sinh. Nhưng do một năm cấp 2 kỳ, mỗi kỳ cấp 50kg gạo nên các em gặp khó trong việc bảo quản; nhiều em đã buộc phải đem bán để lấy tiền sử dụng vào mục đích khác.

Nhiều bất cập

Không chỉ việc hỗ trợ gạo theo Nghị định 116/2016/NĐ-CP có điểm bất cập mà ở nhiều chính sách khác hỗ trợ trực tiếp cho học sinh cũng tồn tại những “lỗ hổng”. Kết quả khảo sát tình hình thực hiện chính sách, pháp luật về hỗ trợ phát triển giáo dục vùng DTTS, miền núi giai đoạn 2010-2017 của Hội đồng Dân tộc của Quốc hội tại một số địa phương vừa qua đã cho thấy rõ điều đó.

Đầu tiên là phải kể đến chính sách hỗ trợ trang cấp hiện vật (đồ dùng cá nhân) theo Thông tư liên tịch số 109/2009/TTLT/BTC-BGDĐT, ngày 29/5/2009 của Bộ Tài Chính, Bộ Giáo dục và Đào tạo. Sau gần 10 năm thực hiện, những định mức quy định tại Thông tư này không còn phù hợp với điều kiện thực tế, Cụ thể: học sinh các trường phổ thông DTNT được trang bị 1 bộ/học sinh/4 năm và hằng năm không được mua bổ sung nên đa số học sinh đều không đủ dùng; mức chi bổ sung, sửa chữa dụng cụ nhà ăn tập thể 50.000 đồng/học sinh/năm không đủ để nhà trường xoay xở để sửa chữa, dù chỉ là sửa chữa nhỏ,…

Không những vậy, một số chính sách hỗ trợ trực tiếp cho học sinh còn triệt tiêu động lực thoát nghèo của hộ nghèo. Có thể kể đến chính sách thu, quản lý học phí, miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập (theo Nghị định số 86/2015/NĐ-CP ngày 02/10/2015), mặc dù mức thu học phí đối với trẻ mầm non, học sinh trung học cơ sở, trung học phổ thông ở vùng có điều kiện kinh tế-xã hội ĐBKK hiện nay rất thấp (khoảng 2.400 học sinh/tháng), nhưng một số địa phương vẫn không thu được. Một phần do đời sống người dân còn khó khăn, một phần là do nhiều người vẫn ỷ lại vào chính sách hỗ trợ của Nhà nước.

Bên cạnh đó, hiện ranh giới giữa hộ nghèo và hộ cận nghèo rất mong manh, chỉ chênh lệch vài chục nghìn đồng là 1 hộ nghèo có thể trở thành cận nghèo. Trong khi đó, đối tượng trẻ mẫu giáo và học sinh, sinh viên là người DTTS là hộ cận nghèo lại không thuộc diện được hỗ trợ chi phí học tập. Chính vì vậy, “thoát nghèo” lại trở thành nỗi lo với nhiều hộ gia đình vì từ đây, con cái họ sẽ không được hỗ trợ chi phí học tập.

Mới đây nhất là Nghị định 06/2018/NĐ-CP, ngày 05/1/2018 về chính sách hỗ trợ ăn trưa đối với trẻ em mẫu giáo. Theo quy định, kinh phí hỗ trợ tiền ăn trưa cho trẻ được thực hiện 2 lần trong năm: Lần 1 chi trả đủ 4 tháng vào tháng 10, 11; lần 2 chi trả đủ 5 tháng vào tháng 2 hoặc 3. Nhưng trên thực tế, rất ít nơi thực hiện kịp thời ngay từ đầu năm học, dẫn đến khó khăn cho các trường trong việc tổ chức ăn trưa cho trẻ.

Mặt khác, quy định để xét duyệt đối tượng được hỗ trợ là phải có sổ hộ khẩu, nhưng thực tế tại khu vực Tây Nguyên, nhiều gia đình DTTS di dân tự do chưa có hộ khẩu, dẫn đến việc con em họ không được thụ hưởng những chính sách này.

Theo báo cáo của Hội đồng Dân tộc, từ năm 2010-2017, Chính phủ đã hỗ trợ khoảng 45.676 tỷ đồng dành cho việc thực hiện một số chính sách hỗ trợ cho trẻ em mẫu giáo, học sinh, sinh viên DTTS. Nhờ các chính sách hỗ trợ của Nhà nước, học sinh vùng DTTS và miền núi đã có điều kiện học tập tốt hơn. Để chính sách hỗ trợ thực sự hiệu quả hơn nữa thì những bất cập nêu trên cần thiết phải được điều chỉnh, bổ sung, qua đó thúc đẩy phát triển giáo dục ở vùng DTTS và miền núi.

SỸ HÀO

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Nông Thị Hà thăm, tặng quà Tết tại huyện Bắc Mê, tỉnh Hà Giang

Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Nông Thị Hà thăm, tặng quà Tết tại huyện Bắc Mê, tỉnh Hà Giang

Ngày 22/1/2025, Đoàn công tác của Ủy ban Dân tộc (UBDT) do Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Nông Thị Hà làm Trưởng đoàn đã tới thăm và tặng quà Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 cho Người có uy tín, hộ gia đình đồng bào DTTS nghèo, gia đình chính sách tại các xã Yên Cường, Lạc Nông và Đường Hồng thuộc huyện Bắc Mê, tỉnh Hà Giang. Cùng tham gia Đoàn công tác có đại diện lãnh đạo Vụ Tuyên truyền (UBDT). Về phía tỉnh Hà Giang có lãnh đạo Ban Dân tộc tỉnh; lãnh đạo cấp ủy, chính quyền địa phương.Phó Vụ trưởng Vụ Tuyên truyền UBDT Đinh Xuân Thắng; Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Bắc Mê Trần Mạnh Tuyên tặng quà cho các gia đình hộ nghèo người DTTS xã Yên Cường
Trị ho an toàn từ quả lê hấp

Trị ho an toàn từ quả lê hấp

Sức khỏe - Minh Nhật - 17:15, 23/01/2025
Lê hấp trị ho là một bài thuốc, được lưu truyền trong dân gian từ xa xưa. Đây cũng là một trong những cách trị ho an toàn.
Vườn quốc gia Hoàng Liên tái thả nhiều động vật hoang dã, nguy cấp, quý hiếm về rừng

Vườn quốc gia Hoàng Liên tái thả nhiều động vật hoang dã, nguy cấp, quý hiếm về rừng

Môi trường sống - Minh Nhật - 16:18, 23/01/2025
Trung tâm Du lịch và Bảo tồn sinh vật Hoàng Liên (thuộc Vườn quốc gia Hoàng Liên, tỉnh Lào Cai) vừa phối hợp với Vườn quốc gia Vũ Quang (tỉnh Hà Tĩnh) tổ chức tái thả 91 cá thể động vật hoang dã, thuộc 14 loài, về môi trường sống tự nhiên.
Một số bài thuốc dân gian hiệu quả để phòng và chữa bệnh đơn giản dịp Tết

Một số bài thuốc dân gian hiệu quả để phòng và chữa bệnh đơn giản dịp Tết

Sức khỏe - Minh Nhật - 15:16, 23/01/2025
Chế độ ăn uống và sinh hoạt của nhiều gia đình có sự thay đổi trong dịp Tết Nguyên đán, có thể ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe.
Thủ tướng Phạm Minh Chính về tới Hà Nội, kết thúc tốt đẹp chuyến công tác tới Ba Lan, Czech, Thụy Sĩ

Thủ tướng Phạm Minh Chính về tới Hà Nội, kết thúc tốt đẹp chuyến công tác tới Ba Lan, Czech, Thụy Sĩ

Thời sự - PV - 14:10, 23/01/2025
Trưa 23/1, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng Phu nhân và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã về tới Hà Nội, kết thúc tốt đẹp chuyến công tác thăm chính thức Cộng hòa Ba Lan, Cộng hòa Czech, tham dự Hội nghị thường niên lần thứ 55 Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) và làm việc song phương tại Thụy Sĩ từ ngày 15 - 23/1.
Cảnh báo nguy cơ dịch cúm bùng phát mạnh dịp Tết

Cảnh báo nguy cơ dịch cúm bùng phát mạnh dịp Tết

Thời sự - Anh Trúc - 11:34, 23/01/2025
Chỉ còn ít ngày nữa là Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, đây là dịp để mọi người sum vầy, du xuân và tham gia các hoạt động tập thể. Tuy nhiên, mùa Tết cũng là thời điểm các bệnh lý đường hô hấp, đặc biệt là cúm, có nguy cơ bùng phát.
“Bánh chưng xanh - Tết vì người nghèo” năm 2025

“Bánh chưng xanh - Tết vì người nghèo” năm 2025

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 22/1/2025, có những thông tin đáng chú ý sau: “Bánh chưng xanh - Tết vì người nghèo” năm 2025 . Những cánh bay chăm vườn. Vững vàng nơi biên cương Tổ quốc.
Bãi bỏ 9 văn bản quy phạm pháp luật do Bộ trưởng Bộ Công an ban hành

Bãi bỏ 9 văn bản quy phạm pháp luật do Bộ trưởng Bộ Công an ban hành

Tin tức - Anh Trúc - 11:30, 23/01/2025
Bộ trưởng Bộ Công an vừa ban hành Thông tư 06/2025/TT-BCA bãi bỏ một số văn bản quy phạm pháp luật do Bộ trưởng Bộ Công an ban hành.
Đồng Nai: Hiệu quả từ nguồn vốn tín dụng chính sách

Đồng Nai: Hiệu quả từ nguồn vốn tín dụng chính sách

Kinh tế - Mai Hương - 11:29, 23/01/2025
Năm 2024, Chi nhánh Ngân hàng Chính sách Xã hội (NHCSXH) tỉnh Đồng Nai đã bám sát chỉ đạo của Trung ương, của tỉnh, tổ chức triển khai kịp thời, đầy đủ các chỉ đạo của cấp trên, thực hiện hoàn thành tốt các chỉ tiêu kế hoạch và nhiệm vụ được giao, đảm bảo an toàn, hiệu quả nguồn vốn tín dụng chính sách. Qua đó góp phần tích cực cùng các giải pháp của các cấp, các ngành thực hiện hiệu quả các Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) về giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới, đảm bảo an sinh xã hội và phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh.
Du lịch mùa Đông ở huyện rẻo cao Kỳ Sơn

Du lịch mùa Đông ở huyện rẻo cao Kỳ Sơn

Kinh tế - An Yên - 11:28, 23/01/2025
Một hướng đi mới lạ, hút khách ở Kỳ Sơn (Nghệ An) là du lịch mùa Đông. Kỳ Sơn không còn là miền rét sương, với những cách trở, xa ngái… mà còn là vùng đất hấp dẫn bởi cảnh sắc trong xanh, mát lành, với thảm mây bồng bềnh quyến rũ; sắc hồng của đào, sắc trắng của mận, sắc vàng của dã quỳ… và ẩm thực độc đáo.
Công ty Điện lực Kon Tum tuyên truyền, hướng dẫn người dân trang trí cây nêu bảo đảm an toàn điện

Công ty Điện lực Kon Tum tuyên truyền, hướng dẫn người dân trang trí cây nêu bảo đảm an toàn điện

Trang địa phương - Ngọc Chí - 10:57, 23/01/2025
Thời gian qua, tại một số địa phương trên cả nước đã xảy ra những vụ vi phạm hành lang an toàn lưới điện cao áp, đã gây ra tai nạn điện trong Nhân dân. Trong đó, có nhiều vụ nguyên nhân do các hộ dân dựng cây nêu vi phạm khoảng cách an toàn với đường dây cao áp, gây phóng điện. Những tai nạn điện này có thể gây chết người. Trước thực trạng đó, Công ty Điện lực Kon Tum đã tăng cường công tác tuyên truyền, hướng dẫn, để người dân tuân thủ các quy định về an toàn điện.
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Thời sự - PV - 10:10, 23/01/2025
Nhân dịp Tết cổ truyền của dân tộc - Xuân mới Ất Tỵ 2025, sáng nay (23/1), Đoàn đại biểu lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước và Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam đã tới đặt vòng hoa, vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và dâng hương tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ.