Media -
Vàng Ni -
22:42, 02/09/2023 Lễ chào cờ là một trong những hoạt động mà Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc xã Suối Giàng, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái đã tổ chức chào mừng Kỷ niệm 78 năm Cách mạng tháng Tám, Quốc khánh 2/9. Phóng viên ghi lại những hình ảnh đẹp này tại Suối Giàng.
“Đề án Chuyển đổi số và ứng dụng công nghệ thông tin trong triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025” tại Thái Nguyên đặt mục tiêu hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số nhằm góp phần thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các vùng dân tộc thiểu số với các địa bàn trong tỉnh, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.
Sau gần 3 năm triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), với sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị, sự đồng thuận và phát huy tinh thần tự lực, tự cường của Nhân dân, việc triển khai Chương trình MTQG 1719 ở Chi Lăng đã đạt được một số kết quả nhất định, qua đó góp phần từng bước hoàn thành các mục tiêu đặt ra của Chương trình.
Thời gian qua, tỉnh Thái Nguyên đã triển khai có hiệu quả Tiểu dự án 3, Dự án 5 (Dự án phát triển giáo dục nghề nghiệp và giải quyết việc làm cho người lao động vùng DTTS và miền núi) thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025 (Chương trình MTQG 1719). Nhờ đó, tư duy làm kinh tế của người lao động có nhiều thay đổi, bà con đã mạnh dạn đầu tư sản xuất theo hướng hàng hóa, đáp ứng nhu cầu thị trường.
Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, trợ giúp pháp lý (TGPL) cho đồng bào ở vùng sâu, vùng xa là một trong những nội dung thuộc Chương trình mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi. Xác định đây là nhiệm vụ quan trọng nhằm nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật cho đồng bào, phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, ngành Tư pháp tỉnh Thái Nguyên đã chủ động, tích cực triển khai nhiều biện pháp phù hợp, hiệu quả.
Ngày 11/8, tại Trường PTDT Nội trú THCS Phú Lương, Ban Thường vụ Tỉnh đoàn, Hội Liên hiệp Thanh niên tỉnh Thái Nguyên tổ chức “Ngày hội giao lưu văn hóa thể thao thanh niên DTTS, thanh niên tín đồ tôn giáo" năm 2023.
Nhờ triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, đến nay, mạng lưới y tế cơ sở trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc ngày càng được đầu tư hoàn thiện. Qua đó, giúp người bệnh được tiếp cận với các loại hình dịch vụ khám, chữa bệnh ngay tại địa phương, giảm áp lực cho bệnh viện tuyến trên và giảm chi phí cho người bệnh, nhất là người bệnh nghèo, vùng DTTS và miền núi.
Hơn 50% số hộ DTTS đã thay đổi nếp nghĩ, cách làm, biết áp dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, bỏ dần những hủ tục, tập tục lạc hậu, tự lực vươn lên thoát nghèo. Đó là nội dung được báo cáo tại Hội nghị sơ kết 2,5 năm thực hiện Cuộc vận động "Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm của đồng bào DTTS, làm cho đồng bào DTTS vươn lên thoát nghèo bền vững" trên địa bàn tỉnh, do Ban Thường vụ Tỉnh ủy Kon Tum tổ chức chiều 9/8.
Thời gian qua, tỉnh Thái Nguyên đã triển khai nhiều chương trình, dự án đầu tư xây dựng công trình cấp nước sạch, hỗ trợ téc chứa nước cho hộ nghèo là người DTTS. Nhờ được đầu tư các công trình cấp nước sinh hoạt nên nguồn nước sạch hợp vệ sinh đã được đưa về từng hộ dân. Theo đó, y thức thực hiện vệ sinh môi trường sống, vệ sinh cá nhân của người dân đã ngày càng được nâng cao.
Thực hiện Tiểu dự án 2, Dự án 9 “Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào DTTS và miền núi” thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I; từ năm 2021 đến năm 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719), Ban Dân tộc tỉnh Thái Nguyên đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, coi đây là giải pháp hữu hiệu trong phòng ngừa, đẩy lùi nạn tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng DTTS. Nhờ đó, nạn tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đã từng bước được đẩy lùi.
Triển khai từ năm 2018, đến nay, các cấp Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Kon Tum đã xây dựng được 27 mô hình “Làng phụ nữ DTTS nông thôn mới” ở 10/10 huyện, thành phố.
Nhằm bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, gắn với phát triển du lịch, tỉnh Vĩnh Phúc đã triển khai thực hiện nhiều chương trình, dự án, như: khôi phục, bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào DTTS gắn với phát triển du lịch, dịch vụ. Theo đó, đã có nhiều mô hình, cách làm hiệu quả, trong đó có mô hình "Làng văn hóa kiểu mẫu".
Giáo dục -
Sơn Khánh -
18:22, 30/07/2023 Thời gian qua, Vĩnh Phúc đã đẩy mạnh thực hiện đầu tư phát triển giáo dục, chú trọng công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập, đặc biệt là ở vùng DTTS và miền núi. Qua đó góp phần thực hiện mục tiêu nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài cho quê hương, đất nước.
Sáng 27/7, Ban Dân tộc tỉnh Cà Mau đã tổ chức Hội nghị tập huấn, bồi dưỡng kiến thức và họp mặt Người có uy tín trong đồng bào DTTS năm 2023.
Trong 2 ngày 27, 28/7, Ủy ban Dân tộc phối hợp cùng tỉnh Bình Phước tổ chức Hội thảo: “Nâng cao chất lượng công tác phổ biến, giáo dục pháp luật vùng đồng bào DTTS” khu vực Đông Nam Bộ. Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Y Thông dự và chủ trì Hội thảo.
Tin tức -
Khánh Ngân -
11:38, 26/07/2023 Ngày 25/7, tại xã Hướng Việt, Phòng Văn hóa - Thông tin (VH-TT) huyện Hướng Hóa (Quảng Trị) tổ chức khai giảng lớp truyền dạy nghệ thuật trình diễn cồng chiêng của đồng bào DTTS ở 7 bản thuộc 2 xã Hướng Việt và xã Hướng Lấp.
Trong thời gian qua, trên địa bàn tỉnh Đồng Nai xuất hiện ngày càng nhiều những hộ gia đình người DTTS tiêu biểu điển hình tiên tiến trên các lĩnh vực, qua đó, đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh - quốc phòng, giữ gìn bản sắc văn hóa của địa phương.
Những năm qua, nhờ sự vào cuộc quyết liệt của các cấp ủy Đảng, chính quyền cùng sự đồng thuận của Nhân dân, tỉnh Vĩnh Phúc đã thực hiện hiệu quả các chương trình, chính sách dân tộc. Nhờ đó, diện mạo vùng DTTS và miền núi ngày càng khởi sắc, đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào được nâng lên rõ rệt.
Là huyện miền núi của tỉnh Lạng Sơn với đa số đồng bào DTTS sinh sống (chiếm 84% dân số). Xác định công tác dân tộc có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển KT- XH của địa phương và nâng cao chất lượng cuộc sống cho đồng bào DTTS, những năm qua, các cấp ủy Đảng, chính quyền huyện Chi Lăng đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và thực hiện có hiệu quả các chính sách dân tộc trên đại bàn. Nhờ đó, bộ mặt các bản làng, thôn xóm ở vùng DTTS và miền núi của huyện có nhiều khởi sắc, đời sống vật chất và tinh thần của Nhân dân được cải thiện và từng bước được nâng cao.
Ngày 19/7, tại Kỳ họp thứ 18, HĐND tỉnh Quảng Trị khóa VIII, Ts. Lê Thị Hương - Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tỉnh Quảng Trị khẳng định: “Địa phương đã ban hành nhiều chính sách hỗ trợ, bảo đảm điều kiện thuận lợi để học sinh vùng khó khăn, vùng DTTS học tập”.