Tảo hôn là một vấn nạn lớn, đang làm trở ngại đối với sự phát triển bền vững ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS). Từ đầu năm đến nay, qua rà soát của các trạm y tế tuyến xã, toàn tỉnh Thái Nguyên phát hiện 44 trường hợp tảo hôn, giảm 10 trường hợp so với cùng kỳ năm trước. Với mục tiêu giảm thiểu tình trạng này, Thái Nguyên đã và đang triển khai nhiều giải pháp thiết thực nhằm thay đổi nhận thức, hành vi, trách nhiệm của người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn.
Giải pháp cơ bản nhất để tránh lãng phí nguồn nhân lực DTTS sau đào tạo là cần có sự định hướng, chọn lọc ngành nghề, gắn với nhu cầu thực tế việc làm tại các địa phương.
Những năm gần đây, chuyện về những gia đình đồng bào vùng đồng bào DTTS và miền núi tự nguyện xin rút khỏi danh sách hộ nghèo không còn là mới. Tuy nhiên, với đồng bào Mông ở Mèo Vạc (Hà Giang), sinh sống ở địa bàn khó khăn, khắc nghiệt, thổ nhưỡng thì toàn là núi đá...thì việc các hộ xin thoát nghèo thật đáng trân trọng. Điều này còn chứng minh, chính sách của Đảng và Nhà nước đã phát huy hiệu quả thiết thực.
Tin tức -
An Yên -
13:35, 17/11/2023 Nhằm nâng cao hiểu biết, nhận thức pháp luật cho vùng đồng bào DTTS và miền núi, Trung tâm Trợ giúp pháp lý tỉnh Nghệ An đã đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật và trợ giúp pháp lý đến với vùng đồng bào DTTS và miền núi. Qua đó, đã có hàng ngàn lượt người dân được tiếp cận với các kiến thức pháp luật, góp phần nâng cao dân trí, thực hiện tốt các chủ trương của Đảng và chính sách pháp luật của Nhà nước.
Thực trạng nhiều sinh viên người DTTS sau khi tốt nghiệp không có việc làm đang trở thành vấn đề nan giải của các địa phương. Việc tìm ra lời giải cho bài toán khó này khiến lãnh đạo các địa phương “đau đầu”.
Tri thức thổ canh hốc đá của đồng bào các dân tộc sinh sống trên Cao nguyên đá Đồng Văn (Hà Giang) đã công nhận Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia. Phương thức canh tác này phản ánh đầy đủ nhất từ kỹ thuật xếp nương đá, tận dụng những hốc đá và gùi đất đổ vào hốc đá để trồng cây lương thực; là minh chứng cho nghị lực chiến thắng tự nhiên, cũng thể hiện ý chí “sống trên đá, thoát nghèo trên đá và làm giàu trên đá”.
Để tập trung phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi theo Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 (Chương trình MTQG 1719) đề ra, công tác đào tạo, tạo nguồn cán bộ chất lượng cao cho vùng khó khăn là một trong những giải pháp trọng tâm của tỉnh Thái Nguyên.
Ly Minh Cường, dân tộc Mông, sinh ra và lớn lên tại xã Lũng Phìn, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang, hiện là sinh viên của Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam, đã đạt được nhiều thành tích đáng nể và là tấm gương truyền cảm hứng cho nhiều bạn trẻ DTTS.
"Am hiểu văn hoá, lối sống của đồng bào nên khi tôi vận động, tuyên truyền bằng tiếng Khmer các vị sư sãi và đồng bào rất đồng cảm, không ngại chia sẻ tâm tư. Nhờ đó mà chúng tôi giúp đỡ được đồng bào trong phát triển kinh tế, giải quyết kịp thời những bức xúc, nổi cộm, không để xảy ra " điểm nóng" trên khu vực biên giới ", đó là lời chia sẻ của Trung tá Danh Tâm, Chính trị viên ĐBP Phú Mỹ, huyện Giang Thành (Kiên Giang) về kinh nghiệm trong công tác tuyên truyền vận động đồng bào khu vực biên giới
Với trên 130 nghìn hộ dân và hơn 380 nghìn nhân khẩu (tập trung chủ yếu ở 110 xã), đồng bào dân tộc thiểu số đang chiếm hơn 30% dân số của tỉnh Thái Nguyên. Nhằm hỗ trợ đồng bào vươn lên phát triển kinh tế, thời gian qua, tỉnh Thái Nguyên đã triển khai có hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) phát triển kinh tế- xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030 ( Chương trình MTQG 1719).
Nhờ sự tuyên truyền, vận động tích cực và sự hỗ trợ từ các chương trình, chính sách của Đảng, Nhà nước nhiều người dân vùng đồng bào DTTS tại tỉnh Điện Biên đã nắm bắt cơ hội, chủ động phát triển kinh tế để từng bước thoát nghèo bền vững.
Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030; giai đoạn 1: 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719) , tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đang ưu tiên giải quyết dứt điểm tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt, với mục tiêu đến năm 2025 sẽ đổi thay toàn diện vùng đồng bào DTTS.
Chiều 11/11, tại Hà Nội, Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) Việt Nam tổ chức trao giải Chung kết toàn quốc Cuộc thi sáng tác sản phẩm truyền thông nâng cao nhận thức về bình đẳng giới dành cho trẻ em vùng DTTS và miền núi lần thứ nhất, năm 2023. Hoạt động nằm trong khuôn khổ Dự án 8 "Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em" thuộc Chương trình MTQG phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030.
Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: Từ 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) là một trợ lực mạnh mẽ để mục tiêu mỗi năm giảm 1.000 hộ nghèo đồng bào DTTS của tỉnh Bình Phước tiếp tục được về đích với nhiều thành quả vượt bậc.
Chiều 9/11, tại TP. Hồ Chí Minh, Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức Hội nghị tập huấn nâng cao kỹ năng, năng lực thực hiện Chương trình giảm nghèo về thông tin thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025 cho công chức, viên chức các sở thông tin và truyền thông, phóng viên, biên tập viên các cơ quan báo đài Trung ương và địa phương để triển khai Tiểu dự án giảm nghèo về thông tin.
Thời gian qua, tỉnh Thái Nguyên đã triển khai đồng bộ và có hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vừng giai đoạn 2021- 2025 và các chương trình, dự án chính sách dân tộc. Qua đó đã phát huy các tiềm năng, lợi thế tại địa phương, giúp người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo bền vững.
Tin tức -
Ngọc Thu -
17:50, 07/11/2023 Trong 2 ngày (7 - 8 /11), tại huyện Ia Pa, Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam phối hợp với Bảo tàng tỉnh Gia Lai, Hội LHPN huyện Ia Pa tổ chức sự kiện truyền thông “Chuyện bên dòng sông Ba”.
Nhiều năm qua, để giúp đồng bào DTTS tại các bản, làng vùng cao “an cư, lạc nghiệp”, ngoài các chính sách hỗ trợ đầu tư của Chính phủ, tỉnh Hòa Bình đã linh hoạt vận dụng, lồng ghép từ nhiều nguồn kinh phí khác nhau để triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt cho đồng bào, giúp ổn định cuộc sống.
Thời sự -
Hoàng Quý -
11:45, 03/11/2023 Sáng 3/11, trong phiên thảo luận về dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội Khóa XV, các Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) đánh giá dự thảo Luật đã đáp ứng nguyện vọng của cử tri đối với một dự án luật quan trọng của đất nước. Các ĐB kỳ vọng, dự thảo luật khi được Quốc hội thông qua sẽ góp phần giải quyết nhiều vấn đề đang đặt ra cho công tác quản lý, sử dụng đất hiện nay...
Thái Nguyên là nơi sinh sống lâu đời của 46 dân tộc anh em. Địa bàn sinh sống của đồng bào DTTS tập trung chủ yếu ở các xã vùng sâu, miền núi thuộc 5 huyện Định Hoá, Võ Nhai, Phú Lương, Đồng Hỷ, Đại Từ… Đây là các khu vực kinh tế - xã hội còn gặp nhiều khó khăn. Để thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các vùng miền, những năm qua, tỉnh Thái Nguyên đã tích cực, chủ động thực hiện có hiệu quả các chính sách dân tộc. Nhờ đó, đời sống vật chất và tinh thần của Nhân dân từng bước được cải thiện, tỷ lệ hộ nghèo trong vùng DTTS và miền núi giảm từ 19,22% năm 2016 xuống còn 3,21% vào cuối năm 2022.