Đồng bào Lô Lô đen ở Cao Bằng vẫn còn giữ được khá nguyên vẹn những nét văn hóa phong phú, đặc sắc từ lâu đời như có ngôn ngữ, tiếng nói riêng, các làn điệu dân ca, dân vũ, các lễ hội, không gian kiến trúc nhà sàn, trang phục, nghề thủ công…. Những nét văn hóa đặc sắc đó đang tạo ra sức hấp dẫn riêng có trong phát triển du lịch cộng đồng, giúp đồng bào Lô Lô đen có thêm thu nhập, từng bước vươn lên thoát nghèo.
Triển khai các chương trình, dự án, chính sách dân tộc đã góp phần thúc đẩy kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS phát triển; góp phần nâng cao nhận thức, khơi dậy ý chí tự lực, tự cường, khát vọng vươn lên thoát nghèo của đồng bào, chung tay góp sức để phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Thể thao -
Tào Đạt - Thanh Nguyên -
05:17, 25/11/2023 Chiều 24/11, tại TP Cao Bằng (tỉnh Cao Bằng) đã diễn ra Lễ bế mạc Hội thi Thể thao các dân tộc thiểu số (DTTS) toàn quốc lần thứ XIII, khu vực I năm 2023.
Sau 3 năm triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030 (Chương trình MTQG 1719) đã góp phần thay đổi diện mạo vùng DTTS và miền núi tại tỉnh Hòa Bình. Để hiểu thêm về những kết quả đạt được và nỗ lực của cấp ủy, chính quyền, đặc biệt là Ban Dân tộc tỉnh - với vai trò là cơ quan Thường trực Chương trình MTQG 1719, phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc trao đổi với bà Đinh Thị Thảo, Trưởng ban Dân tộc tỉnh.
Trong không gian tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội) vừa diễn ra Ngày hội Trình diễn cây nêu và giao lưu văn hóa, thể thao và du lịch các dân tộc Việt Nam lần thứ II. Sự kiện thu hút sự quan tâm của đông đảo công chúng cả nước.
Tại các vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa của Cao Bằng, khả năng tiếp cận dịch vụ sức khỏe sinh sản - kế hoạch hóa gia đình của người dân còn hạn chế. Bởi vậy, tỉnh Cao Bằng xác định, việc nâng cao chất lượng dân số thông qua việc chú trọng chăm sóc sức khỏe sinh sản, phòng, chống suy dinh dưỡng trẻ em cũng chính là bảo đảm quyền của người DTTS được chăm sóc y tế công cộng và an sinh xã hội. Đây là yếu tố đặc biệt quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng của địa phương.
Chất lượng cuộc sống chưa cao, cùng với đó là hủ tục tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống vẫn còn tồn tại. Đó là những nguyên nhân cơ bản, dẫn đến sức khỏe, thể trạng của nhiều người dân vùng đồng bào DTTS và miền núi nói chung, ở Quảng Trị nói riêng còn hạn chế. Nguồn lực thực hiện các dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719 ), sẽ tạo điều kiện thuận lợi để Quảng Trị triển khai các giải pháp nhằm nâng cao sức khỏe, thể trạng cho đồng bào DTTS.
Vẽ sáp ong trên vải mộc là một trong số những nghề thủ công độc đáo của đồng bào dân tộc Mông ở Hòa Bình và dân tộc Dao (nhóm Dao Tiền, tỉnh Cao Bằng) được gìn giữ đến ngày nay. Hoa văn vẽ trên vải là những bức họa về thiên nhiên sống động miền sơn cước.
Thực hiện Dự án “Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số (DTTS) gắn với phát triển du lịch” (Dự án 6) thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn 1: 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719) tỉnh Lâm Đồng đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, nhân rộng những cách làm hay, sáng tạo.
Tảo hôn là một vấn nạn lớn, đang làm trở ngại đối với sự phát triển bền vững ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS). Từ đầu năm đến nay, qua rà soát của các trạm y tế tuyến xã, toàn tỉnh Thái Nguyên phát hiện 44 trường hợp tảo hôn, giảm 10 trường hợp so với cùng kỳ năm trước. Với mục tiêu giảm thiểu tình trạng này, Thái Nguyên đã và đang triển khai nhiều giải pháp thiết thực nhằm thay đổi nhận thức, hành vi, trách nhiệm của người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn.
Giải pháp cơ bản nhất để tránh lãng phí nguồn nhân lực DTTS sau đào tạo là cần có sự định hướng, chọn lọc ngành nghề, gắn với nhu cầu thực tế việc làm tại các địa phương.
Những năm gần đây, chuyện về những gia đình đồng bào vùng đồng bào DTTS và miền núi tự nguyện xin rút khỏi danh sách hộ nghèo không còn là mới. Tuy nhiên, với đồng bào Mông ở Mèo Vạc (Hà Giang), sinh sống ở địa bàn khó khăn, khắc nghiệt, thổ nhưỡng thì toàn là núi đá...thì việc các hộ xin thoát nghèo thật đáng trân trọng. Điều này còn chứng minh, chính sách của Đảng và Nhà nước đã phát huy hiệu quả thiết thực.
Tin tức -
An Yên -
13:35, 17/11/2023 Nhằm nâng cao hiểu biết, nhận thức pháp luật cho vùng đồng bào DTTS và miền núi, Trung tâm Trợ giúp pháp lý tỉnh Nghệ An đã đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật và trợ giúp pháp lý đến với vùng đồng bào DTTS và miền núi. Qua đó, đã có hàng ngàn lượt người dân được tiếp cận với các kiến thức pháp luật, góp phần nâng cao dân trí, thực hiện tốt các chủ trương của Đảng và chính sách pháp luật của Nhà nước.
Thực trạng nhiều sinh viên người DTTS sau khi tốt nghiệp không có việc làm đang trở thành vấn đề nan giải của các địa phương. Việc tìm ra lời giải cho bài toán khó này khiến lãnh đạo các địa phương “đau đầu”.
Tri thức thổ canh hốc đá của đồng bào các dân tộc sinh sống trên Cao nguyên đá Đồng Văn (Hà Giang) đã công nhận Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia. Phương thức canh tác này phản ánh đầy đủ nhất từ kỹ thuật xếp nương đá, tận dụng những hốc đá và gùi đất đổ vào hốc đá để trồng cây lương thực; là minh chứng cho nghị lực chiến thắng tự nhiên, cũng thể hiện ý chí “sống trên đá, thoát nghèo trên đá và làm giàu trên đá”.
Để tập trung phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi theo Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 (Chương trình MTQG 1719) đề ra, công tác đào tạo, tạo nguồn cán bộ chất lượng cao cho vùng khó khăn là một trong những giải pháp trọng tâm của tỉnh Thái Nguyên.
Ly Minh Cường, dân tộc Mông, sinh ra và lớn lên tại xã Lũng Phìn, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang, hiện là sinh viên của Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam, đã đạt được nhiều thành tích đáng nể và là tấm gương truyền cảm hứng cho nhiều bạn trẻ DTTS.
"Am hiểu văn hoá, lối sống của đồng bào nên khi tôi vận động, tuyên truyền bằng tiếng Khmer các vị sư sãi và đồng bào rất đồng cảm, không ngại chia sẻ tâm tư. Nhờ đó mà chúng tôi giúp đỡ được đồng bào trong phát triển kinh tế, giải quyết kịp thời những bức xúc, nổi cộm, không để xảy ra " điểm nóng" trên khu vực biên giới ", đó là lời chia sẻ của Trung tá Danh Tâm, Chính trị viên ĐBP Phú Mỹ, huyện Giang Thành (Kiên Giang) về kinh nghiệm trong công tác tuyên truyền vận động đồng bào khu vực biên giới
Với trên 130 nghìn hộ dân và hơn 380 nghìn nhân khẩu (tập trung chủ yếu ở 110 xã), đồng bào dân tộc thiểu số đang chiếm hơn 30% dân số của tỉnh Thái Nguyên. Nhằm hỗ trợ đồng bào vươn lên phát triển kinh tế, thời gian qua, tỉnh Thái Nguyên đã triển khai có hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) phát triển kinh tế- xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030 ( Chương trình MTQG 1719).
Nhờ sự tuyên truyền, vận động tích cực và sự hỗ trợ từ các chương trình, chính sách của Đảng, Nhà nước nhiều người dân vùng đồng bào DTTS tại tỉnh Điện Biên đã nắm bắt cơ hội, chủ động phát triển kinh tế để từng bước thoát nghèo bền vững.