Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Đánh thức tiềm năng du lịch cộng đồng tại Thái Nguyên

Vĩnh Sơn - 11:22, 27/11/2023

Thái Nguyên là vùng đất giàu tiềm năng về cảnh quan thiên nhiên, giá trị lịch sử, văn hóa đa dạng của cộng đồng các dân tộc thiểu số. Vài năm trở lại đây, mô hình du lịch cộng đồng tại Thái Nguyên đã có sức lan tỏa khi ngày càng có nhiều đồng bào DTTS tham gia làm du lịch, tích cực phát triển kinh tế, quảng bá văn hoá địa phương.

Du khách trải nghiệm giã bánh dày tại xóm Mỏ Gà.
Du khách trải nghiệm giã bánh dày tại xóm Mỏ Gà.

Nhận thấy những tiềm năng về thắng cảnh đẹp và khí hậu mát mẻ, trong lành của vùng bán sơn địa dưới chân dãy núi Tam Đảo, từ năm 2019, anh Triệu Tiến Tư cùng một số người dân ở thị trấn Quân Chu, huyện Đại Từ đã mạnh dạn thành lập HTX Quân Chu và đầu tư xây dựng Quân Chu Farm. Anh Triệu Tiến Tư, Giám đốc HTX Quân Chu, huyện Đại Từ, Thái Nguyên chia sẻ: "Mục tiêu của mô hình đó là phát triển nông nghiệp bền vững gắn với tự nhiên, khai thác hợp lý và không gây ảnh hưởng đến môi trường. Bước đầu, mô hình đã đem lại những thành công, góp phần nâng cao thu nhập của gia đình, nâng cao nhận thức của cộng đồng bà con dân tộc nơi đây".

Từ 7 thành viên ban đầu, đến nay, HTX Quân Chu đã có 13 thành viên hầu hết là những người dân tộc Dao bản địa. HTX đã thiết kế những nếp nhà sàn mang nét đặc trưng, truyền thống của người dân tộc Dao Quần Chẹt phục vụ tham quan, lưu trú, thưởng thức ẩm thực và trải nghiệm văn hóa dân tộc Dao. Cùng với đó, người dân và du khách còn có thể tham quan, trải nghiệm tại thác Đát Ngao, suối Đá Cổng; tổ chức hoạt động camping và rèn luyện kỹ năng sống. Những năm gần đây, mô hình du lịch cộng đồng gắn với trải nghiệm văn hóa người Dao của HTX đã thu hút đông đảo du khách trong nước, quốc tế đến tham quan, trải nghiệm.

Còn tại xóm Mỏ Gà, xã Phú Thượng, huyện Võ Nhai có 178 hộ, 755 khẩu, xóm có 3 dân tộc anh em cùng sinh sống là Tày, Nùng, Kinh. Tỷ lệ người dân tộc thiểu số chiếm 85%, chủ yếu là làm nông nghiệp. Hiện nay, trong xóm có 13 hộ còn lưu giữ được những ngôi nhà sàn truyền thống của người Tày. Năm 2019, xóm Mỏ Gà được đầu tư, khôi phục một số nhà sàn truyền thống nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị không gian văn hóa gắn với phát triển du lịch cộng đồng.

Chị Đặng Thị Tâm, chủ cơ sở Homestay Phương Đông, là người rất mạnh dạn trong đầu tư làm du lịch cộng đồng. Chị Tâm cho biết, gia đình chị đầu tư hàng trăm triệu đồng nâng cấp ngôi nhà sàn truyền thống với sức chứa trên 30 khách để làm cơ sở lưu trú và kinh doanh du lịch cộng đồng. Hơn 1 năm kinh doanh dịch vụ lưu trú này, dù có nhiều khó khăn nhưng bước đầu gia đình chị đã có thu nhập từ du khách, khẳng định một hướng đi đúng.

Cùng với các mô hình homestay do phụ nữ làm chủ, nhiều chị em khác của xóm Mỏ Gà là thành viên tích cực trong Câu lạc bộ (CLB) hát Then - đàn Tính Mỏ Gà. CLB được chị em thành lập năm 2021, hiện có 20 nữ thành viên người dân tộc Tày. Các thành viên đều rất nhiệt huyết với việc bảo tồn và phát triển làn điệu Then - đàn Tính. CLB hiện đã triển khai các tiết mục biểu diễn song ngữ, hát một nửa bài bằng tiếng Tày, một nửa bằng tiếng Việt để gìn giữ, phát huy tiếng Tày trong cộng đồng và đem tới trải nghiệm mới lạ cho khách du lịch.

Du khách nghe đồng bào Dao giới thiệu về trang phục truyền thống tại Quân Chu Farm.
Du khách nghe đồng bào Dao giới thiệu về trang phục truyền thống tại Quân Chu Farm.

Đến nay, tại Thái Nguyên đã có 6 điểm du lịch cộng đồng được UBND tỉnh ra quyết định công nhận. Trong đó: Điểm du lịch Khu bảo tồn Làng nhà sàn dân tộc sinh thái Thái Hải (xã Thịnh Đức, TP Thái Nguyên) gắn với đặc trưng văn hóa dân tộc Tày, vinh dự là đại diện duy nhất của Đông Nam Á nhận giải thưởng “Làng du lịch tốt nhất” năm 2022 của Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO); Điểm du lịch Làng văn hóa dân tộc bản Quyên (xã Điềm Mặc, huyện Định Hóa) gắn với Di tích quốc gia đặc biệt ATK Định Hóa; Điểm du lịch cộng đồng xóm Mỏ Gà (Võ Nhai) với các hoạt động tham quan, trải nghiệm đình Mỏ Gà, nhà sàn truyền thống, vườn cây ăn quả, đan lát thủ công, giã bánh dày và các trò chơi dân gian truyền thống; Điểm du lịch cộng đồng xã Tân Cương (TP. Thái Nguyên) gắn với vùng chè đặc sản nổi tiếng của tỉnh; Điểm du lịch cộng đồng hồ Ghềnh Chè (xã Bình Sơn, TP. Sông Công) do Hợp tác xã Du lịch cộng đồng Ghềnh Chè - Bình Sơn - Sông Công tổ chức quản lý gắn với danh thắng hồ Ghềnh Chè, di tích lịch sử căng Bá Vân và các làng nghề truyền thống.

Đề án phát triển du lịch tỉnh Thái Nguyên đặt mục tiêu giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030, tỉnh trở thành trung tâm du lịch của vùng Việt Bắc với sản phẩm du lịch đặc trưng gắn với văn hóa trà, có thương hiệu và sức cạnh tranh cao. Du lịch Thái Nguyên trở thành ngành kinh tế quan trọng của tỉnh với hệ thống hạ tầng đồng bộ, sản phẩm du lịch đa dạng, chất lượng ngày càng được nâng cao.

Để đạt mục tiêu này, một trong những giải pháp quan trọng tỉnh Thái Nguyên thực hiện là tập trung xây dựng mô hình du lịch cộng đồng, du lịch nông nghiệp gắn với văn hóa trà; đa dạng hóa các sản phẩm, dịch vụ du lịch, hoàn thiện cơ sở hạ tầng du lịch; phát triển các loại hình du lịch văn hóa, tâm linh, về nguồn dựa trên các khu di tích, điểm di tích, di sản sẵn có…

Ngoài ra, công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nhằm phát triển du lịch cộng đồng cũng sẽ được quan tâm. Trong thời gian tới, ngành văn hóa Thái Nguyên sẽ mở các lớp tập huấn để bồi dưỡng kỹ năng nghề và kỹ năng mềm, ứng xử văn minh du lịch; nâng cao ý thức trách nhiệm phát triển du lịch cộng đồng theo hướng bền vững; vận động, hướng dẫn cộng đồng dân cư trở thành đội ngũ tuyên truyền, quảng bá du lịch, đại diện cho hình ảnh, nét đẹp của từng địa phương, điểm đến. Từ đó, góp phần đưa du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng theo tinh thần Nghị quyết số 08-NQ/TU ngày 08/8/2018 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về định hướng phát triển du lịch tỉnh Thái Nguyên đến năm 2030.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Rà soát một số nội dung điều chỉnh Chương trình MTQG 1719

Rà soát một số nội dung điều chỉnh Chương trình MTQG 1719

Sáng 3/4, tại Hà Nội, Bộ Dân tộc và Tôn giáo tổ chức họp rà soát một số nội dung liên quan đến điều chỉnh Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719). Thứ trưởng Bộ Dân tộc và Tôn giáo Y Vinh Tơr chủ trì cuộc họp. Tham dự cuộc họp có đại diện Văn phòng Chính phủ, Bộ Tài Chính, Ngân hàng Nhà nước, đại diện các bộ, ngành liên quan triển khai thực hiện các dự án của Chương trình.
Tin nổi bật trang chủ
Tân Phú (Đồng Nai): Nỗ lực đưa tín dụng chính sách đến với người dân

Tân Phú (Đồng Nai): Nỗ lực đưa tín dụng chính sách đến với người dân

Kinh tế - Tiến Mạnh - 8 phút trước
Với vai trò là cầu nối giữa Ngân hàng Chính sách Xã hội (NHCSXH) với người dân, các Tổ tiết kiệm và vay vốn (TK&VV) trên địa bàn huyện Tân Phú (Đồng Nai) vừa là kênh dẫn vốn xuống tận cơ sở, từng hộ dân, vừa giúp họ sử dụng vốn vay hiệu quả. Thông qua cầu nối Tổ tiết kiệm và vay vốn đã đưa tín dụng chính sách đến với người dân, quản lý vốn vay, góp phần đảm bảo chất lượng tín dụng chính sách của Nhà nước trên địa bàn huyện.
Ký ức buồn của những nạn nhân “việc nhẹ lương cao”

Ký ức buồn của những nạn nhân “việc nhẹ lương cao”

Media - Ngọc Chí - 9 phút trước
Từ những lời hứa hẹn “việc nhẹ, lương cao” với mức lương 1.000 USD/tháng, 4 nạn nhân là người DTTS ở tỉnh Kon Tum đã rơi vào bẫy của các đối tượng lừa đảo xuyên biên giới. Trải qua những ngày tháng đau khổ tột cùng tại các công ty lừa đảo bên Campuchia, các em đã được lực lượng chức năng hỗ trợ đưa về địa phương.
Về nơi

Về nơi "đệ nhất danh trà"

Media - Thúy Hồng - 1 giờ trước
Xã Tân Cương. TP. Thái Nguyên là vùng đất nổi tiếng với những đồi chè tươi tốt, với hương vị đặc trưng và chất lượng vượt trội. Chính mảnh đất này đã góp phần tạo dựng nên tên tuổi “Thái Nguyên - Đệ nhất danh trà".
Giữ vững tâm thế, hình ảnh cán bộ tín dụng chính sách xã hội trong bối cảnh mới

Giữ vững tâm thế, hình ảnh cán bộ tín dụng chính sách xã hội trong bối cảnh mới

Tin tức - Thuỳ Trang - Phan Anh - Phương Linh - 1 giờ trước
Đó là phát biểu của Tổng Giám đốc Ngân hàng Chính sách Xã hội (NHCSXH) Dương Quyết Thắng tại Hội nghị trực tiếp kết hợp với trực tuyến từ Trung ương đến Phòng giao dịch cấp huyện về triển khai nhiệm vụ quý II/2025 của NHCSXH diễn ra vào sáng 04/4.
Tuyên Quang: Ưu tiên đầu tư hạ tầng thiết yếu cho vùng khó

Tuyên Quang: Ưu tiên đầu tư hạ tầng thiết yếu cho vùng khó

Công tác Dân tộc - Thanh Phong - 1 giờ trước
Xác định công trình thiết yếu được đầu tư sẽ là động lực giúp người dân vùng khó khăn phát triển kinh tế, xã hội, nhiều năm qua tỉnh Tuyên Quang đã luôn tập trung nguồn lực, ưu tiên đầu tư hạ tầng thiết yếu cho vùng khó. Qua đó, tạo động lực cho vùng khó phát triển, đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện, tỷ lệ hộ nghèo giảm dần qua các năm.
Ðường Hồ Chí Minh trên biển Cà Mau là Di tích Quốc gia đặc biệt

Ðường Hồ Chí Minh trên biển Cà Mau là Di tích Quốc gia đặc biệt

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 4/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Ðường Hồ Chí Minh trên biển Cà Mau là Di tích Quốc gia đặc biệt. Chùa Dơi Sóc Trăng. Những người con của bản. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Mang thanh xuân lên miền biên ải

Mang thanh xuân lên miền biên ải

Xã hội - Thanh Hải - 1 giờ trước
Tôi chưa từng trải qua niềm phơi phới của những con người trẻ, mang thanh xuân lên miền biên ải để lập thân lập nghiệp. Nhưng khi gặp gỡ rồi giã biệt về xuôi, trong tôi cũng đã bừng lên khát vọng cống hiến và dấn thân; như những ca từ bay bổng, lãng mạn mà mình đã từng ngân nga: “Đừng hỏi Tổ quốc đã làm gì cho ta. Mà hãy hỏi ta đã làm gì cho Tổ quốc hôm nay”.
Thanh Hóa: Nâng cao hiệu quả đầu tư Chương trình MTQG 1719

Thanh Hóa: Nâng cao hiệu quả đầu tư Chương trình MTQG 1719

Dân tộc - Tôn giáo - Quỳnh Trâm - 1 giờ trước
Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Thanh Hóa đã đạt được những kết quả tích cực. Tuy nhiên, quá trình triển khai vẫn còn không ít khó khăn, đòi hỏi sự quyết tâm cao từ các cấp chính quyền, ngành chức năng và sự chung tay của người dân để nâng cao hiệu quả đầu tư.
Tuổi 8X thu hơn 4 tỷ đồng mỗi năm từ nghề làm nước mắm gia truyền

Tuổi 8X thu hơn 4 tỷ đồng mỗi năm từ nghề làm nước mắm gia truyền

Nghề nghiệp - Việc làm - T.Nhân - H.Trường - 1 giờ trước
Dù đang có công việc tại Đà Nẵng với thu nhập ổn định, tuy nhiên anh Phạm Văn Bình (38 tuổi, ở xã Duy Hải, huyện Duy Xuyên, Quảng Nam) đã quyết định về quê để phát triển nghề làm nước mắm gia truyền của gia đình. Với doanh thu mỗi năm hơn 4 tỷ đồng, anh không chỉ có thu nhập khá, mà còn giải quyết việc làm cho nhiều lao động ở quê hương.
Niềm vui trong những ngôi nhà “3 cứng”

Niềm vui trong những ngôi nhà “3 cứng”

Công tác Dân tộc - Phạm Tiến - 1 giờ trước
Tết Nguyên đán Ất tỵ 2025 có lẽ sẽ trở thành cái Tết không thể nào quên đối với nhiều hộ đồng bào DTTS ở tỉnh Quảng Bình. Bởi những ngày cận Tết, hàng loạt ngôi nhà “Đại đoàn kết” đủ tiêu chuẩn “3 cứng” đồng loạt hoàn thành, bàn giao để đồng bào kịp dọn về nhà mới.
Cầu tre, cầu khỉ - Ký ức một thời

Cầu tre, cầu khỉ - Ký ức một thời

Du lịch - Xuân Nhi - 1 giờ trước
Những cây cầu thô sơ như cầu tre, cầu khỉ, cầu dừa từng là dấu ấn không thể thiếu trong đời sống của người dân miền Tây Nam Bộ. Qua bao thăng trầm, những cây cầu ấy không chỉ là phương tiện giao thông mà còn trở thành biểu tượng văn hóa, in sâu trong ký ức của nhiều thế hệ.