Hội nghị trực tuyến toàn quốc Sơ kết công tác dân tộc 9 tháng đầu năm 2021, do Ủy ban Dân tộc (UBDT) tổ chức tại Hà Nội, diễn ra ngày 8/10. Trên cơ sở đặc thù và tình hình thực tế các địa phương, đã có nhiều đại biểu từ cơ sở dự Hội nghị, tham gia đề đạt các ý kiến, kiến nghị Chính phủ và các Bộ ngành liên quan một số nội dung, nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện công tác dân tộc, chính sách dân tộc, đặc biệt là Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 (Chương trình MTQG). Báo Dân tộc và Phát triển lược ghi một số ý kiến của các đại biểu.
Thường trực HĐND tỉnh Lạng Sơn đã có buổi làm việc với Ban Dân tộc tỉnh để đánh giá công tác quý III năm 2021. Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Lạng Sơn Đoàn Thị Hậu chủ trì buổi làm việc.
Đó là phát biểu chỉ đạo của Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Ban Cán sự Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Hầu A Lềnh tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc sơ kết công tác dân tộc 9 tháng đầu năm 2021 được tổ chức tại Hà Nội ngày 8/10.
Xác định việc thực hiện chính sách dân tộc là một nhiệm vụ quan trọng để thực hiện mục tiêu phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS, tỉnh Kon Tum đã tập trung mọi nguồn lực, triển khai hiệu quả các chương trình, dự án, nhờ vậy, vùng đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh đã có những thay đổi, diện mạo nông thôn ngày càng khởi sắc, đời sống của người dân từng bước được nâng cao.
Từ đầu năm đến nay, dịch bệnh Covid-19 khiến đời sống người đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi gặp không ít khó khăn. Được sự quan tâm, động viên của cấp ủy, chính quyền các cấp, bà con đang dần ổn định cuộc sống, khôi phục sản xuất. Các chương trình, chính sách dân tộc được thực hiện đầy đủ, kịp thời.
Tin tức -
Minh Thu -
12:18, 27/09/2021 Ngày 27/9/2021, tại Hà Nội, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Lê Sơn Hải đã chủ trì buổi họp góp ý Dự thảo Báo cáo đánh giá tác động trong thực hiện chính sách dân tộc trên địa bàn các xã, thôn đặc biệt khó khăn (ĐBKK) giai đoạn 2016-2020. Tham dự có đại diện một số Bộ, ngành Trung ương, đại diện Lãnh đạo Vụ Chính sách Dân tộc (UBDT).
Với nguồn lực từ các Quyết định 2085 của Thủ tướng Chính phủ (Phê duyệt chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển KT-XH vùng DTTS và miền núi giai đoạn 2017 - 2020), Quyết định 2086 (Phê duyệt Đề án hỗ trợ phát triển KT-XH các DTTS rất ít người giai đoạn 2016 - 2025), bức tranh về đời sống, KT-XH vùng DTTS và miền núi có bước phát triển. Đặc biệt, đồng bào DTTS rất ít người đã có thêm cơ hội vươn lên phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, xây dựng đời sống văn hóa.
Thời gian qua, huyện Đakrông (Quảng Trị) rất quan tâm thực hiện chính sách đối với Người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn. Đặc biệt, huyện đã tạo điều kiện để Người có uy tín phát huy vai trò trong cộng đồng, khuyến khích họ tham gia các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện chính sách dân tộc ở địa phương.
Khi sự phát triển hài hòa giữa các dân tộc được coi là một trong những động lực cơ bản cho sự phát triển bền vững, thì việc giải quyết tốt vấn đề dân tộc trở thành một nhiệm vụ chiến lược đối với tỉnh Gia Lai nói riêng và cả nước nói chung.
Đó là phát biểu chỉ đạo của Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Ban Cán sự Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Hầu A Lềnh tại cuộc họp Lãnh đạo UBDT nghe báo cáo Dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của UBDT thay thế Nghị định số 13/2017/NĐ-CP. Dự họp có các Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm: Nông Quốc Tuấn, Hoàng Thị Hạnh, Y Thông.
Những năm qua, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn đã triển khai thực hiện hiệu quả các chính sách, chương trình, dự án hỗ trợ, qua đó, từng bước nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho đồng bào các DTTS trên địa bàn.
Sau 5 năm thực hiện Nghị định số 05/2011/NĐ-CP của Chính phủ về công tác dân tộc, các chương trình, đề án, dự án thực hiện chính sách dân tộc trên địa bàn tỉnh Bình Định đã được triển khai thực hiện toàn diện, đồng bộ, hiệu quả. Qua đó, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH), bảo tồn văn hóa truyền thống, bảo đảm quốc phòng - an ninh vùng dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi.
Chiến lược công tác dân tộc trong giai đoạn mới sẽ được thiết kế gắn với phương hướng, nhiệm vụ được đề ra trong Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng; với tầm nhìn dài hơi, hướng đến mục tiêu đưa Việt Nam trở thành nước phát triển, thu nhập cao vào năm 2045. Nhưng với xuất phát điểm còn thấp so với bình quân chung cả nước, thì để thúc đẩy phát triển vùng đồng bào DTTS và miền núi, nhất thiết phải có cách tiếp cận riêng, nhất là ở khâu xây dựng chính sách đầu tư, hỗ trợ.
Media -
Việt Hùng - Duy Ly -
20:56, 21/07/2021 Vừa qua, tại Hà Nội, Ủy ban Dân tộc (UBDT) đã tổ chức Hội nghị tổng kết Chương trình khoa học và công nghệ (KH&CN) cấp quốc gia giai đoạn 2016 - 2020 (CTDT/16-20) và Chương trình phối hợp hoạt động giữa Bộ KH&CN và UBDT giai đoạn 2012 - 2020.
Các đề tài thuộc Chương trình KH&CN cấp quốc gia giai đoạn 2016 - 2020 (CTDT/16-20) đã có những đóng góp quan trọng, bổ sung vào kho tàng lý luận về DTTS, công tác dân tộc; góp phần nhận diện, dự báo xu thế diễn biến các vấn đề cơ bản, cấp bách về DTTS.
Tin tức -
Hiếu Anh -
22:23, 29/06/2021 Ngày 29/6, tại trụ sở UBND tỉnh Thái Nguyên, Ủy viên dự khuyết BCH Trung ương Đảng, Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên Trịnh Việt Hùng đã có buổi tiếp, làm việc với Đoàn công tác của Báo Dân tộc và Phát triển nhằm tăng cường công tác thông tin tuyên truyền về công tác dân tộc, kết quả triển khai thực hiện chính sách dân tộc của tỉnh Thái Nguyên thời gian qua và công tác phối hợp tuyên truyền giữa tỉnh Thái Nguyên với Báo Dân tộc và Phát triển giai đoạn 2021-2025.
Những tháng đầu năm 2021, trong bối cảnh dịch Covid-19 có nhiều diễn biến phức tạp, Ban Dân tộc tỉnh Sơn La luôn đặt ra quyết tâm cùng những giải pháp phù hợp với tình hình thực tế để vừa phòng chống dịch, vừa triển khai thực hiện chính sách dân tộc hiệu quả.
Nhằm đẩy mạnh công tác kiểm tra, giám sát việc triển khai thực hiện các chính sách dân tộc năm 2021 trên địa bàn tỉnh, vừa qua, Đoàn kiểm tra của Ban Dân tộc tỉnh Lạng Sơn đã đi kiểm tra thực tế tại 4 xã gồm xã Bắc Lãng (huyện Đình Lập; xã Bắc Thủy (huyện Chi Lăng); xã Hồng Thái (huyện Văn Lãng); xã Lương Năng (huyện Văn Quan).
Sự kiện - Bình luận -
Đồng chí Hầu A Lềnh, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc -
09:00, 04/05/2021 Cách đây 75 năm, ngày 3/5/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số 58/SL thành lập Bộ Nội vụ, trong đó có Nha Dân tộc thiểu số - tổ chức tiền thân của Ủy ban Dân tộc ngày nay. Từ Nha Dân tộc thiểu số đến Ủy ban Dân tộc – một chặng đường 75 năm lịch sử. Trên chặng đường không ít gian lao nhưng cũng rất đỗi tự hào ấy, cơ quan làm công tác dân tộc luôn hoàn thành xuất sắc chức năng, nhiệm vụ là tham mưu cho Đảng và Nhà nước về vấn đề dân tộc, nghiên cứu, đề xuất, xây dựng và tổ chức thực hiện chính sách dân tộc, từ đó đóng góp quan trọng vào sự phát triển toàn diện của vùng DTTS và miền núi.
Qua 35 năm thực hiện đường lối đổi mới toàn diện của Đảng, nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử trên con đường xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Thành quả đó là công sức, trí tuệ của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân, trong đó có sự đóng góp to lớn của 54 dân tộc anh em dưới sự lãnh đạo của Đảng.Nhân dịp kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống của cơ quan công tác dân tộc (3/5/1946 – 3/5/2021), đồng chí Trương Hòa Bình, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS và MN) giai đoạn 2021 – 2030 đã dành thời gian trả lời phỏng vấn Báo Dân tộc và Phát triển xung quanh những quyết sách phát triển vùng đồng bào DTTS và MN; củng cố khối đại đoàn kết dân tộc; đưa đất nước phát triển bền vững trong giai đoạn mới.