Trong những năm qua, hệ thống chính sách, pháp luật liên quan đến công tác dân tộc được ban hành nhiều, phủ kín các lĩnh vực, nhưng nhiều văn bản chồng chéo do nhiều chủ thể ban hành, chủ yếu là văn bản dưới luật, hiệu lực pháp lý thấp, kết quả thực hiện còn hạn chế… Do đó, trong giai đoạn hiện nay, việc xây dựng và hoàn thiện luật về lĩnh vực dân tộc nhằm điều chỉnh toàn diện, đầy đủ các chính sách dân tộc, tạo hành lang pháp lý là điều quan trọng, nhằm tiếp tục phát triển vùng DTTS và miền núi.
Những năm qua, công tác xóa đói, giảm nghèo bền vững luôn được tỉnh Điện Biên đặc biệt quan tâm. Từ việc triển khai thực hiện đồng bộ, linh hoạt các chương trình, dự án, chính sách hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) đã góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần và từng bước thay đổi diện mạo vùng đồng bào DTTS.
Hội thảo triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (gọi tắt là Chương trình MTQG DTTS và miền núi) giai đoạn 2021 - 2025 khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), tại tỉnh Sóc Trăng đã tạo ra sức lan tỏa lớn khi nhiều giải pháp đã được đặt ra trong triển khai thực hiện Chương trình MTQG DTTS và miền núi để tạo sự phát triển bứt phá, toàn diện và bền vững cho vùng đồng bào DTTS ở ĐBSCL nói riêng, cả nước nói chung. Sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước đối với công tác dân tộc, thực hiện chính sách dân tộc đã tạo động lực, tiếp thêm niềm tin đối với những người làm công tác dân tộc và đồng bào DTTS về một chặng đường phát triển mới.
Hướng Hóa (Quảng Trị) hiện có 21 xã, thị trấn, với 149 thôn, bản, khối, khóm. Tính đến cuối năm 2021, toàn huyện có 22.793 hộ với 100.596 khẩu, gồm dân tộc Kinh, Bru Vân Kiều và Pa Kô (nhóm địa phương thuộc dân tộc Tà Ôi).
Thực hiện Quyết định số 92/QĐ-UBDT ngày 25/02/2022 của Uỷ ban Dân tộc, Ngày 09/3/2022, Ban Dân tộc ban hành Kế hoạch số 45/KH-BDT về tuyên truyền công tác dân tộc và thực hiện chính sách dân tộc trên địa bàn tỉnh Sơn La năm 2022
Ngày 26/3, Ban Dân tộc tỉnh Sóc Trăng tổ chức họp mặt thông tin tình hình kinh tế - xã hội (KT-XH) của tỉnh, chính sách dân tộc, tôn giáo cho các vị Trụ trì và Ban Quản trị các chùa Phật giáo Nam tông Khmer năm 2022. Tham gia họp mặt có khoản 200 đại biểu là Trụ trì, Ban Quản trị của 92 chùa Nam tông Khmer và các vị trong Hội Đoàn kết sư sãi yêu nước tỉnh Sóc Trăng.
Ngày 23/8/2014, Tỉnh ủy Lào Cai ban hành Chỉ thị số 40-CT/TU về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân tộc trên địa bàn toàn tỉnh. Sau 7 năm triển khai Chỉ thị, đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh thôn bản vùng DTTS đã có những chuyển biến tích cực.
Những năm qua, tỉnh Sơn La đã luôn quan tâm thực hiện các chính sách đối với vùng đồng bào DTTS, từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống người dân, góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.
Tin tức -
Thúy Hồng -
20:09, 09/03/2022 Đó là phát biểu chỉ đạo của Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn tại Hội nghị Tổng kết quy chế phối hợp công tác giữa Hội đồng Dân tộc của Quốc hội và Ủy ban Dân tộc giai đoạn 2016 - 2021 và Ký kết quy chế phối hợp giai đoạn 2022 - 2026, tổ chức chiều ngày 9/3, tại Hà Nội.
Thời gian qua, tỉnh Khánh Hòa đã tập trung triển khai thực hiện Chương trình phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS và miền núi, giúp người dân nâng cao nhân thức, xây dựng được nhiều mô hình sản xuất phù hợp, giúp cải thiện đời sống, làm cho bộ mặt nông thôn miền núi có nhiều khởi sắc.
Các Quyết định 861/QĐ-TTg và Quyết định số 612/QĐ-UBDT đã có những tác động, ảnh hưởng đến việc triển khai các chính sách dân tộc đang thực hiện trên địa bàn tỉnh Hòa Bình, tập trung chủ yếu vào các chính sách an sinh, xã hội; chính sách bảo hiểm y tế (BHYT); chính sách hỗ trợ, đầu tư cho giáo dục...
Năm 2021, trong bối cảnh tình hình dịch bệnh Covid-19 có nhiều diễn biến phức tạp, ngoài công tác tham mưu, thực hiện nghiêm túc công tác phòng, chống dịch bệnh trong cơ quan, trong vùng đồng bào DTTS, Ban Dân tộc tỉnh Cao Bằng đã chủ động triển khai thực hiện các chính sách dân tộc, nâng cao vai trò trách nhiệm, hoàn thành tốt nhiệm vụ công tác dân tộc. Đồng thời, chủ động chuẩn bị tốt nhất các điều kiện để triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 (Chương trình MTQG).
Việc tổ chức thực hiện hiệu quả các chương trình, chính sách dân tộc trong thời gian qua đã góp phần giúp tỉnh Bắc Kạn bảo đảm an sinh, phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi…
Năm 2021 là năm chuyển giao giữa hai nhiệm kỳ Quốc hội với nhiều khó khăn, thách thức, nhất là đại dịch Covid-19 đã tác động tiêu cực đến nhiều mặt của đời sống kinh tế - xã hội. Trong bối cảnh đó, Quốc hội nói chung, Hội đồng Dân tộc nói riêng đã có nhiều đổi mới trong hoạt động để vừa đáp ứng được yêu cầu nâng cao hiệu lực, hiệu quả, vừa phù hợp với tình hình thực tiễn. Nhân dịp đón Xuân mới, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Quốc hội Y Thanh Hà Niê Kđăm đã có cuộc trò chuyện, chia sẻ cùng Báo Dân tộc và Phát triển về vấn đề này.
Đất nước bước vào Xuân mang theo niềm tin và hy vọng về sự đổi mới. Vùng đồng bào DTTS và miền núi cũng đang có những cơ hội phát triển mới khi triển khai chính sách dân tộc trong giai đoạn mới, đặc biệt là Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030.
Trong việc thực hiện chính sách dân tộc, các cơ quan làm công tác dân tộc ở địa phương có vai trò rất quan trọng. Họ không chỉ là cơ quan trực tiếp triển khai các chính sách từ Trung ương mà còn tham mưu đắc lực cho chính quyền ban hành những chính sách đặc thù phù hợp với tình hình thực tế. Từ đó, phát huy cao nhất hiệu quả chính sách dân tộc, góp phần đưa vùng đồng bào DTTS và miền núi phát triển. Trước thềm năm mới 2022, Báo Dân tộc và Phát triển xin giới thiệu một số hoạt động nổi bật thời gian qua của cơ quan làm công tác dân tộc địa phương.
Từ phong trào thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) xây dựng nông thôn mới (NTM), bao nhiêu năm qua, với sự chăm lo, đầu tư nguồn lực từ chính sách dân tộc của Đảng, Nhà nước… cùng với sự quyết tâm, của các cấp chính quyền địa phương, đồng thuận hưởng ứng của Nhân dân, vùng đồng bào DTTS của tỉnh Cà Mau, như: Đầm Dơi, U Minh đã hình thành diện mạo mới, khởi sắc, nhất là đời sống kinh tế - văn hoá của đồng bào được nâng lên…
Đó là phát biểu của Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc Tổng kết công tác dân tộc năm 2021 và triển khai nhiệm vụ năm 2022 do Ủy ban Dân tộc (UBDT), tổ chức ngày 19/1/2022, tại Hà Nội.
Sáng ngày 19/1/2022, tại Hà Nội, Ủy ban Dân tộc (UBDT) tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc Tổng kết công tác dân tộc năm 2021 và triển khai nhiệm vụ năm 2022. Hội nghị trực tuyến được kết nối tới 52 điểm cầu tại các địa phương vùng DTTS và miền núi, với sự tham dự của trên 1.600 đại biểu Trung ương và địa phương.
Đó là chỉ đạo của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn Lương Trọng Quỳnh tại Hội nghị tổng kết công tác dân tộc năm 2021 và triển khai nhiệm vụ năm 2022 được tổ chức sáng 14/1/2022.