Tỉnh Bắc Giang hiện có tổng đàn lợn trên 1,1 triệu con, đứng thứ 3 cả nước về tổng đàn. Hơn nữa lại là tỉnh nằm trên tuyến đường lưu thông, kết nối với nhiều tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc. Đặc biệt đến thời điểm này, đã có 5 tỉnh, thành phố có bệnh dịch tiếp giáp với tỉnh Bắc Giang là Hà Nội, Hải Dương, Quảng Ninh, Thái Nguyên và Lạng Sơn. Do đó, nguy cơ lây lan dịch tả lợn châu Phi(DTLCP) rất lớn.
Những câu hát soong hao là sản phẩm tinh thần, là báu vật quý giá được lưu truyền qua bao thế hệ, đã trở thành một nét riêng không thể thiếu trong đời sống sinh hoạt và lao động của đồng bào dân tộc Nùng, tỉnh Bắc Giang. Đặc biệt, cứ vào những ngày đầu Xuân, trên khắp các nẻo đường có đồng bào Nùng sinh sống, điệu hát soong hao lại rộn ràng hơn bao giờ hết, lời hát như “gieo mầm” hy vọng trong những ngày đầu năm.
Thiếu sản phẩm hấp dẫn, yếu về cơ sở hạ tầng, Bắc Giang từng bị xem là một mắt xích yếu trong chuỗi tuyến điểm du lịch phía Bắc. Với sự thay đổi cơ chế chính sách linh hoạt, du lịch Bắc Giang đã có những tín hiệu tích cực. Nổi bật nhất là địa phương đã thu hút trên 35.000 tỷ đồng từ các nhà đầu tư trong và ngoài tỉnh cho lĩnh vực du lịch.
Là một xã ĐBKK có 80% dân số là người DTTS, trước đây, nhận thức pháp luật của người dân xã Đồng Vương (huyện Yên Thế tỉnh Bắc Giang) rất hạn chế. Tuy nhiên, từ khi triển khai mô hình “ Phụ nữ dân tộc với pháp luật”, nhận thức của người dân đã được nâng lên rõ rệt.
Từ chủ trương chung của Chính phủ, tỉnh Bắc Giang đã áp dụng hợp phần hỗ trợ sản xuất (thuộc Chương trình 135) một cách sáng tạo, phù hợp với thực tiễn. Từ đó, góp phần giúp cho vùng dân tộc và miền núi trên địa bàn có nhiều khởi sắc.
Xuất phát từ nhu cầu bảo vệ môi trường, từ năm 2009, Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang đã nhân rộng mô hình “biến phế liệu thành bò”. Mô hình không những giúp cho môi trường ở địa phương được đảm bảo, mà còn tích cực hỗ trợ các hội viên nghèo có thêm nguồn vốn để phát triển kinh tế.
Vụ vải thiều vừa qua, người dân Bắc Giang lại rơi vào hoàn cảnh “được mùa, mất giá”. Theo đó, nhiều hộ đã ồ ạt chặt vải thiều chuyển sang trồng các loại cây có múi.
Chiến tranh qua rồi, bữa cơm không còn đùng đoàng tiếng súng. Những đêm khuya, người lính cũng không phải giật mình bởi pháo sáng, đạn bom. Nhiều nữ chiến sĩ quê ở tỉnh Bắc Giang trở về quê nhà với mong ước giản đơn như biết bao người phụ nữ khác là tìm kiếm hạnh phúc gia đình. Thế nhưng, không phải ai cũng may mắn được hưởng chút hạnh phúc bình dị đó.
Theo thống kê chưa đầy đủ của Hội Bảo vệ quyền trẻ em tỉnh Bắc Giang hiện nay, toàn tỉnh có gần 50 trẻ mắc bệnh tan máu bẩm sinh (Thalassemia), phân bố chủ yếu ở các huyện có đông đồng bào DTTS cư trú như Sơn Động, Lục Ngạn, Lục Nam, Yên Thế; nhiều nhất là huyện Sơn Động, với gần 40 người mắc bệnh. Điều đáng nói là vấn đề này hiện vẫn chưa được các cơ quan chuyên ngành quan tâm, tìm hiểu nguyên do.
Thời gian qua, tình trạng lao động chui qua biên giới vẫn diễn ra ở nhiều địa phương tỉnh Bắc Giang, tiềm ẩn nhiều rủi ro. Để ngăn chặn thực tế này, tỉnh Bắc Giang đã triển khai nhiều giải pháp nhằm ngăn chặn; trong đó đẩy mạnh thông tin, vận động người dân tham gia xuất khẩu lao động (XKLĐ) chính thức để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp.
Chiều 14/6/2018, tại Hà Nội, Bộ trưởng, Chủ nhiệm UBDT Đỗ Văn Chiến đã gặp mặt Đoàn đại biểu Người có uy tín trong đồng bào DTTS huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang.
Tại Diễn đàn kinh tế về sản xuất, tiêu thụ vải thiều và các loại nông sản ở Bắc Giang, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đề nghị các bộ, ngành tích cực vào cuộc hỗ trợ tỉnh Bắc Giang tổ chức thu hoạch, tiêu thụ nông sản.
Ở 2 vựa vải thiều lớn của cả nước là Bắc Giang và Hải Dương, các chủ vườn đang tất bật thu hoạch vải thiều sớm, đồng thời chuẩn bị cho việc thu hoạch vải chính vụ còn chừng 5 ngày nữa.
Chợ quê Hòa Bình, xã Liên Chung huyện Tân Yên (Bắc Giang) họp theo phiên vào ngày 1, 3, 6, 8 âm lịch hằng tháng. Chợ nằm cạnh sông Thương. Xưa mặt hàng trong chợ chủ yếu là hàng quê, phục vụ người dân mấy xã lân cận. Bây giờ, hàng hóa phong phú, người đi chợ đông hơn nhưng có một thói quen không thay đổi, đó là người già cũng như trẻ, bất kể đi bộ hay xe máy đều xách theo chiếc làn nhựa hoặc làn mây.
Dù sinh ra ở những nơi nghèo khó, nhưng nhiều người DTTS vẫn vươn lên trở thành những người Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới. Những đóng góp của họ đã góp phần không nhỏ xây dựng các bản làng vùng gian khó ngày càng tươi đẹp...
Suốt 15 năm nay, ông Cao Việt Đức, ở thôn Trại Đảng, xã Đồng Kỳ, huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang đã lặn lội vào Nam ra Bắc tìm kiếm hài cốt liệt sĩ một cách tự nguyện.