Cũng như những ngành nghề khác trong xã hội, viết báo là một công việc, một nghề để kiếm sống. Thế nhưng với những người làm Báo Dân tộc và Phát triển chúng tôi, nghề báo đã vượt ra khỏi ý nghĩa của một nghề thông thường, bởi chúng tôi mang sứ mệnh của những người kết nối, sẻ chia để đưa các chính sách đến với đồng bào, góp phần phát triển kinh tế - xã hội cũng như giảm nghèo vùng DTTS và miền núi.
Y Pốt Niê là một trong số ít doanh nhân trẻ dân tộc Ê đê, mạnh dạn khởi nghiệp và thành công với thương hiệu Ê đê Café. Sau 2 năm khởi nghiệp, Ê đê Café đã được công nhận OCOP 4 sao, giải quyết việc làm cho hàng chục lao động, giúp hàng chục hộ đồng bào DTTS nâng cao thu nhập từ cây cà phê.
Nhằm chia sẻ với những khó khăn ở khu cách ly tập trung của huyện Hớn Quản (Bình Phước), những ngày qua, đồng bào dân tộc X’tiêng ở ấp Sóc Răng, xã Thanh Bình, đã chung tay vót từng cây tre, cắt từng khúc gỗ để đóng thành 20 chiếc giường, nhờ lực lượng chức năng chuyển vào khu cách ly của huyện để chung tay cùng địa phương chống dịch.
Từ lâu, hình ảnh những lớp học xóa mù chữ sáng điện vào mỗi buổi tối, thậm chí, đến tận nửa đêm đã không còn xa lạ đối với bà con, đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái.
Những ngày này, cùng với đồng bào cả nước, đồng bào các dân tộc thiểu số (DTTS) tỉnh Thanh Hóa đang háo hức chờ đợi đến ngày 23/5, ngày toàn dân đi bầu cử đại biểu Quốc hội (ĐBQH) khoá XV và đại biểu HĐND các cấp, nhiệm kỳ 2016 - 2021. Tất cả đều hy vọng, sẽ lựa chọn những đại biểu ưu tú, đại diện cho ý chí và nguyện vọng của đồng bào, gánh vác những trọng trách của đất nước và của Nhân dân.
Trên hành trình đưa chính sách của Đảng, Nhà nước đến với đồng bào, những cán bộ làm công tác dân tộc xứ Thanh đã in dấu chân mình trên khắp các nẻo đường, góp phần làm thay đổi diện mạo vùng đồng bào DTTS và miền núi của tỉnh. Giờ đây, trường học khang trang, đường giao thông thông suốt đến tất cả các huyện, thậm chí đến tận các xã vùng cao, điện thắp sáng bản làng, phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt, sản xuất, học tập, vui chơi của Nhân dân và các em học sinh. Những mâm cơm của đồng bào đã đầy đặn hơn, chất lượng hơn nhờ kinh tế ngày một phát triển…
Thời gian qua, kinh tế - xã hội của tỉnh Lào Cai đã có bước phát triển vượt bậc, đặc biệt đời sống của đồng bào các DTTS vùng sâu, vùng xa, vùng ĐBKK được cải thiện rõ rệt. Có được kết quả đó, là nhờ địa phương đã triển khai thực hiện hiệu quả, kịp thời các chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước, sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị và sự nỗ lực của người dân. Để làm rõ thêm về hiệu quả quá trình triển khai thực hiện các chính sách dân tộc; cũng như kế hoạch, giải pháp thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 của tỉnh trong thời gian tới, bà Giàng Thị Dung, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai đã dành cho phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển một cuộc trao đổi xung quanh vấn đề này.
Thời sự -
Thu Thảo - Trọng Bảo -
11:06, 26/01/2021 Trong những ngày này, Nhân dân cả nước đang hướng về sự kiện trọng đại của đất nước - Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng với niềm tự hào và kỳ vọng rất lớn. Báo Dân tộc và Phát triển đã ghi lại một số ý kiến của cán bộ, đảng viên, Người có uy tín đang công tác, sinh sống ở vùng DTTS và miền núi gửi đến Đại hội.
Những ngày này, trong khi nhiều nhà báo, phóng viên, biên tập viên ở các trung tâm nhận được rất nhiều bó hoa tươi thắm, những lời chúc mừng nồng nhiệt thì nhiều nhà báo, phóng viên, nhất là phóng viên đang công tác ở vùng sâu, vùng xa vùng DTTS vẫn lặn lội đến từng bản, làng, phum, sóc. Chúng tôi đi để “trả nợ” đồng bào.
Những giá trị tinh thần thiêng liêng của ngày Giỗ tổ Hùng Vương gói trọn trong hai tiếng “đồng bào”. Năm nay, “nghĩa đồng bào” một lần nữa được hiệu triệu, khi ngày Quốc lễ diễn ra đúng thời điểm cả nước “tổng tiến công” phòng, chống đại dịch toàn cầu Covid-19.
Những ngày đầu tháng 12, bắt đầu của mùa Đông lạnh giá, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) TP. Vinh và Hội Phụ nữ Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Nghệ An phối hợp tổ chức thực hiện chương trình “Đồng hành cùng phụ nữ biên cương” tại xã biên giới Mai Sơn, huyện Tương Dương và Tri Lễ, huyện Quế Phong. Đây là 2 xã đặc biệt khó khăn (ĐBKK) của 2 huyện vùng núi cao miền Tây xứ Nghệ.
Những câu hát soong hao là sản phẩm tinh thần, là báu vật quý giá được lưu truyền qua bao thế hệ, đã trở thành một nét riêng không thể thiếu trong đời sống sinh hoạt và lao động của đồng bào dân tộc Nùng, tỉnh Bắc Giang. Đặc biệt, cứ vào những ngày đầu Xuân, trên khắp các nẻo đường có đồng bào Nùng sinh sống, điệu hát soong hao lại rộn ràng hơn bao giờ hết, lời hát như “gieo mầm” hy vọng trong những ngày đầu năm.
Những bộ trang phục truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) gần như là “căn cước”, là văn hóa của một tộc người. Việc giữ gìn và bảo tồn trang phục truyền thống của đồng bào DTTS là vô cùng cần thiết, nhất là trong xu thế hội nhập phát triển hiện nay. Thế nhưng, ngày nay cùng với sự phát triển của xã hội, trang phục truyền thống của nhiều dân tộc ít nhiều đã mai một, hoặc bị đồng hóa, thậm chí có nguy cơ bị quên lãng.
Đồn Biên phòng Pa Thơm có nhiệm vụ quản lý 31km đường biên giới giáp Lào và quản lý địa bàn 2 xã biên giới Pa Thơm, Thanh Chăn, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên. Thời gian qua, cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Pa Thơm đã có nhiều hoạt động giúp dân phát triển kinh tế, góp phần nâng cao đời sống của đồng bào các dân tộc nơi đây.
Mục tiêu Chính phủ giao cho các bộ, ngành, địa phương liên quan là đến năm 2020 hoàn thành việc kiểm kê, tiến tới sưu tầm, bảo quản và trưng bày các di vật, cổ vật điển hình của đồng bào các DTTS. Nhưng đến thời điểm này, chưa nói đến công tác sưu tầm, bảo quản hay trưng bày mà ngay cả việc kiểm kê di vật, cổ vật điển hình vẫn gần như dẫm chân tại chỗ.
Phong trào khởi nghiệp vùng dân tộc thiểu số (DTTS), miền núi đang dần được đánh thức nhờ phát huy nội lực cùng nhiều chương trình, chính sách hỗ trợ của Đảng, Nhà nước và Ủy ban Dân tộc. Quan trọng hơn là niềm tin, khát vọng khởi nghiệp, làm giàu của đồng bào DTTS đã và đang dâng lên mạnh mẽ, mở ra những hướng phát triển mới.
Nhạc sĩ, nhà thơ, nhà sưu tầm và nghiên cứu văn hóa Tây Nguyên Krajan Plin, dân tộc Cơ-ho, sinh năm 1961, ở buôn Đăng Ja, thị trấn Lạc Dương, huyện Lạc Dương (Lâm Đồng). Anh là người uy tín, và là Chủ nhiệm Câu lạc bộ Văn hóa Cồng Chiêng Lang Biang. Krajan Plin đã bỏ ra nhiều thời gian, công sức để sưu tầm, bảo tồn, nghiên cứu những giá trị văn hóa phi vật thể của dân tộc mình nói riêng và của các dân tộc Tây Nguyên nói chung, trong đó nổi bật là bộ Luật tục Cơ-ho.
Sáng 15/1, trong chuyến công tác, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã thăm hỏi, trao quà Tết cho 100 hộ nghèo tại Buôn Nui, huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông.
Vĩnh Châu, thị xã miền biển tỉnh Sóc Trăng có đông đồng bào dân tộc Khmer sinh sống, (chiếm 53%), có nhiều xã đặc biệt khó khăn thuộc Chương trình 135 của Chính phủ. Trong những năm qua nhờ sự quan tâm chăm lo của Đảng và Nhà nước thông qua ưu tiên đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, vốn vay ưu đãi, hỗ trợ cây, con giống… nên cuộc sống của đồng bào Khmer nơi đây có bước phát triển rõ nét, diện mạo các phum, sóc cũng ngày càng khởi sắc.
Tháng 12 hằng năm, đã thành thông lệ, ngành Điện lực Việt Nam, lại hướng về tri ân khách hàng sử dụng điện. Những hoạt động mang đậm ý nghĩa tình cảm, nhân văn luôn được các tổng công ty trong Tập đoàn hướng đến. Đối với Tổng công ty Điện lực miền Bắc (EVNNPC), ông Lê Quang Thái, Phó Tổng Giám đốc cho hay, đợt hoạt động năm 2018 này, Tổng Công ty đến với bà con các dân tộc đặc biệt khó khăn sinh sống ở một số xã của hai tỉnh Sơn La và Yên Bái.