Từ những thung lũng nghèo khó xưa kia, được Nhà nước hỗ trợ cùng với sự vươn lên bền bỉ của mỗi người dân, đời sống đồng bào các dân tộc ở Tây Nguyên không ngừng được nâng lên. Cứ đến dịp lễ Giáng sinh, từ mọi nẻo đường lại háo hức trong niềm vui tươi, ấm cúng của tình đoàn kết, sẻ chia và khát vọng.
Giáo phận Xuân Lộc, Đồng Nai có số giáo dân là hơn 1 triệu người, chiếm 1/6 giáo dân cả nước; chiếm 35% dân số của tỉnh Đồng Nai. Những năm qua, cùng với các tầng lớp nhân dân trong tỉnh, đồng bào Công giáo trên địa bàn, luôn chấp hành chủ trương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước sống “tốt đời đẹp đạo”, tích cực tham gia các phong trào thi đua yêu nước, góp phần vào sự phát triển chung của tỉnh.
Hướng Sơn là một xã vùng sâu, vùng xa của huyện Hướng Hóa (Quảng Trị). Đây là vùng đất sinh sống của đồng bào Vân Kiều, nơi có bề dày lịch sử cách mạng, người dân một lòng theo Đảng, theo Bác Hồ. Bước ra từ hai cuộc chiến tranh, đồng bào Vân Kiều nơi đây đã phát huy nội lực, nỗ lực vươn lên phát triển kinh tế, xây dựng bản làng ngày càng ấm no, khởi sắc.
Chiều ngày 30/11, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã làm việc với tỉnh Gia Lai nhân dịp Thủ tướng đến Gia Lai dự Festival Văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên. Bộ trưởng, Chủ nhiệm UBDT Đỗ Văn Chiến tham dự buổi làm việc.
Chỉ còn vài ngày nữa là Lễ hội Ooc Om Bok-Đua ghe ngo tỉnh Sóc Trăng năm 2018 sẽ diễn ra. Lễ hội là dịp khơi dậy niềm tự hào, ý thức trách nhiệm của mỗi người dân, đồng bào Khmer trong xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp. Hiện nay, các đội đua đang bước vào giai đoạn gấp rút tập luyện, không khí nhộn nhịp từ đầu phum đến cuối sóc.
Xác định tầm quan trọng của công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật (PBGDPL) cho đồng bào vùng cao, những năm qua, Điện Biên đã triển khai nhiều chương trình, kế hoạch, đề án về PBGDPL, hòa giải ở cơ sở, xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật. Qua đó, nâng cao hiệu lực quản lý Nhà nước bằng pháp luật, góp phần giữ vững ổn định chính trị; nâng cao nhận thức và ý thức chấp hành, tuân thủ pháp luật cho người dân vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Để thực hiện mục tiêu giảm nghèo, tăng hộ khá, giàu ở vùng đồng bào DTTS và miền núi, thời gian qua, các địa phương đã nỗ lực đưa lao động người DTTS đi làm việc ở nước ngoài. Nhiều địa phương đã trở thành điểm sáng trong công tác này; trong đó huyện Ngọc Lặc (Thanh Hóa) là một điển hình.
Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIV đã đi được 1/3 chặng đường với những dấu ấn quan trọng. Đây là lần đầu tiên Chính phủ có báo cáo riêng tại Quốc hội về thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế-xã hội vùng DTTS, miền núi. Tại kỳ họp này, các vấn đề liên quan đến sự phát triển kinh tế-xã hội, giảm nghèo bền vững vùng DTTS, miền núi đã được nhiều đại biểu Quốc hội quan tâm thảo luận. Trên nhiều bản làng, cử tri vùng đồng bào DTTS, miền núi đang hướng về Quốc hội với niềm tin đổi mới.
LTS: Kết quả từ cuộc khảo sát quốc gia năm 2015 về tình hình kinh tế-xã hội của 53 DTTS cho thấy, tỷ lệ người DTTS từ 15 tuổi trở lên có việc làm đạt 87,55%. Nhưng lao động người DTTS đã và đang đối diện với tình trạng thiếu việc làm, thất nghiệp ngày càng trầm trọng. Vì sao lại có nghịch lý này?
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng, trước mắt, cần tập trung lo cho 5.592 hộ hiện không có nhà ở hoặc đang ở trong nhà tạm, để khắc phục nhanh tình trạng “màn trời chiếu đất”.
Trước kia, mỗi buôn làng Tây Nguyên đều có một bến nước. Nhưng nay rừng cạn kiệt, cây cổ thụ không còn, ở nhiều địa phương, bến nước cũng không được bà con quan tâm. Do đó, vai trò già làng, chủ bến nước, luật tục cộng đồng vốn ăn sâu trong tiềm thức đồng bào đang dần phai nhạt. Mất rừng, bến nước cũng mất và buôn làng cũng sẽ không còn là buôn làng truyền thống đúng nghĩa.
Chiều 16/8/2018, tại trụ sở Ủy ban Dân tộc (UBDT), ông Đỗ Văn Chiến, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm UBDT đã thân mật tiếp đoàn đại biểu Người có uy tín trong đồng bào DTTS tỉnh Sóc Trăng. Đoàn gồm 40 Người có uy tín, do ông Lâm Thanh Mẫn, Phó Bí thư Tỉnh ủy Sóc Trăng làm Trưởng đoàn. Cùng dự buổi tiếp có ông Lê Sơn Hải, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm UBDT; đại diện lãnh đạo các vụ, đơn vị trực thuộc UBDT.
Trong văn hóa các DTTS Tây Nguyên, bến nước là một trong những giá trị tiêu biểu để khẳng định sự phát triển của mỗi tộc người, là nơi sinh hoạt văn hóa không thể thiếu của buôn làng. Vì vậy, khi chọn đất để lập làng, dựng buôn, điều đầu tiên đồng bào nghĩ đến là nguồn nước. Nguồn nước phải dồi dào, trong lành và phục vụ nhu cầu sinh hoạt cho cả buôn làng.
Đối với đồng bào các dân tộc Tây Nguyên, cồng chiêng là linh hồn dân tộc chứa đựng giá trị lớn trong đời sống văn hóa tinh thần, phong tục, nghi lễ… Cồng chiêng gắn bó với con người từ lúc sinh ra đến khi về với Yang. Trước khi có chiêng đồng, người Ê-đê đã chế tác một loại chiêng rất độc đáo được làm bằng ống cây tre, gọi đó là ching kram hay chiêng tre với âm thanh mộc mạc, gần gũi.
Nậm Cần là một trong những xã được quy hoạch phát triển trồng rừng thay thế trên địa bàn huyện Tân Uyên (Lai Châu). Trong những năm qua, xã Nậm Cần đã tập trung vận động nhân dân chuyển đổi những nương, đồi kém hiệu quả sang trồng quế và sơn tra, nhờ đó, diện tích trồng rừng của xã không những đem lại hiệu quả về kinh tế, mà còn góp phần bảo vệ môi trường.
Nhiều năm qua, những Người có uy tín trên địa bàn tỉnh Lai Châu đã phát huy vai trò, gương mẫu trong phát triển kinh tế xóa đói giảm nghèo, giữ gìn an ninh trật tự ở địa phương... Những đóng góp của họ đã góp phần cùng với chính quyền và nhân dân từng bước xây dựng nông thôn mới. Báo Dân tộc và Phát triển xin giới thiệu một số gương Người có uy tín tiêu biểu trên địa bàn tỉnh Lai Châu.
Trong những năm qua, từ nguồn vốn hỗ trợ sản xuất thuộc Chương trình 135, huyện Đà Bắc (Hòa Bình) đã triển khai các hạng mục hỗ trợ sản xuất cho đồng bào trên địa bàn 14 xã. Nhờ đó, đồng bào các dân tộc huyện Đà Bắc có thêm cơ hội phát triển sản xuất, mở lối thoát nghèo.
Khắp Thái hay còn gọi là hát Thái là những làn điệu dân ca cổ nổi tiếng vùng đất Mường Lò, thị xã Nghĩa Lộ, tỉnh Yên Bái. Cho đến nay, những làn điệu ấy vẫn còn được gìn giữ, truyền dạy bởi một người nghệ nhân tâm huyết. Đó là bà Điêu Thị Xiêng (ở thôn Đêu 1, xã Nghĩa An, thị xã Nghĩa Lộ)- người từng giành được nhiều giải thưởng tại các hội diễn nghệ thuật của tỉnh và toàn quốc với các làn điệu của chính dân tộc mình.
Câu nói của Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn đúng trong mọi hoàn cảnh. Đặc biệt, đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS)-“lõi nghèo” của cả nước thì công tác dân vận tốt, dân vận khéo luôn là yếu tố rất quan trọng làm nên thành công trong việc tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân, xây dựng bản làng ấm no, giàu mạnh.
“Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong đồng bào DTTS để từng bước vươn lên thoát nghèo bền vững” là cuộc vận động được cấp ủy, chính quyền thị xã Ayun Pa (Gia Lai) triển khai từ năm 2013 đến nay. Nhờ đó, nhiều hộ DTTS trên địa bàn đã vươn lên thoát nghèo bền vững.