Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Yên Sơn (Tuyên Quang): Đa dạng hóa sinh kế, để giảm nghèo bền vững

Mai Hương - 11:01, 12/10/2024

Với quyết tâm “không để ai bị bỏ lại phía sau”, công tác giảm nghèo của huyện Yên Sơn thông qua các chương trình, chính sách hỗ trợ với đa dạng sinh kế, để giảm nghèo đã mang lại những kết quả khả quan, tạo việc làm, sinh kế cho người dân, góp phần quan trọng để thực hiện Chương trình mục tiêu (MTQG) giảm nghèo bền vững trên địa bàn.

Đại diện Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên hướng dẫn người dân trên địa bàn huyện Yên Sơn kiểm tra rễ, độ PH của đất đối với cây bưởi bị ngập úng
Đại diện Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên hướng dẫn người dân trên địa bàn huyện Yên Sơn kiểm tra rễ, độ PH của đất đối với cây bưởi bị ngập úng

Thời gian qua, người nghèo trên địa bàn huyện Yên Sơn được thụ hưởng nhiều chương trình, chính sách giảm nghèo do Trung ương, tỉnh và địa phương thực hiện. Các chính sách về giáo dục, y tế, bảo hiểm xã hội, dạy nghề, tín dụng chính sách ưu đãi, nhà ở, đất sản xuất… giúp đời sống vật chất, tinh thần của người nghèo trên địa bàn không ngừng được cải thiện, tỷ lệ hộ nghèo giảm qua từng năm.

Để đạt được những kết quả trên, huyện Yên Sơn đã triển khai nhiều phương án, giải pháp giúp người nghèo, hộ nghèo nâng cao mức sống tối thiểu, tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản. Trong đó, việc đa dạng hóa sinh kế cho người dân về công tác giảm nghèo được triển khai đồng bộ đã tạo khí thế và động lực giúp người dân vươn lên thoát nghèo, góp phần thay đổi diện mạo các thôn, bon, buôn nông thôn trên địa bàn huyện.

Gia đình ông Hoàng Văn Vinh (thôn 2, xã Tiến Bộ) là một trong những hộ được hỗ trợ trâu từ Dự án đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo của huyện Yên Sơn năm 2024. Trâu được cấp là trâu cái sinh sản, đã được tiêm phòng đầy đủ. Trước khi nhận trâu giống, ông Hùng cũng như các hộ được hỗ trợ trâu khác đã được cán bộ Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp huyện tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi, cách làm chuồng trại, cách xử lý một số bệnh thường gặp. Sau khi nhận con giống, ông đã chăm sóc cẩn thận theo hướng dẫn của ngành Thú y, để trâu phát triển, sinh sản tốt.

Ông Vinh chia sẻ: Con trâu là tài sản quý, nó sinh sản rồi tương lai mình bán có tiền, lãnh đạo Đảng, chính quyền địa phương hỗ trợ cho mình vậy là quý rồi.

Lãnh đạo Hội LHPN huyện Yên Sơn trao số tiền 50.000.000đồng từ Quỹ mái ấm tình thương cho người dân, để hỗ trợ làm nhà
Lãnh đạo Hội LHPN huyện Yên Sơn trao số tiền 50.000.000 đồng từ Quỹ mái ấm tình thương cho người dân, để hỗ trợ làm nhà

Ông Vũ Quang Đảm, Chủ tịch UBND xã Tiến Bộ, cho biết: Tiến Bộ là một trong những xã còn nhiều khó khăn của huyện, với xuất phát điểm thấp, đời sống của người dân nói chung, đặc biệt người đồng bào DTTS ở địa phương còn gặp nhiều khó khăn. Nguồn thu nhập của trên 80% hộ dân trên địa bàn chủ yếu phụ thuộc vào sản xuất nông, lâm nghiệp… Năm 2024, thông qua hình thức áp dụng phương pháp bám sát thực tế, tận dụng tiềm năng cụ thể, để hỗ trợ người dân phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo đã mang lại những hiệu quả tích cực trong công tác giảm nghèo tại địa phương.

Theo đó, ngay từ đầu năm dựa trên cơ sở kết quả rà soát hộ nghèo và đánh giá thực trạng đời sống, kinh tế, xã hội của đồng bào DTTS ở các thôn, xã Tiến Bộ đã chọn các hộ nghèo theo từng mức độ, nguyện vọng và tiềm lực của các gia đình, để hỗ trợ giảm nghèo bền vững. Xã thành lập các Đoàn công tác đến từng hộ dân nắm bắt nhu cầu để có sự hỗ trợ thiết thực, cụ thể, hiệu quả. Trên cơ sở nắm bắt nguyện vọng và điều kiện của từng hộ, xã đã đề xuất và có các hình thức hỗ trợ thiết thực, hiệu quả nhất. Việc hỗ trợ đã từng bước tạo nguồn thu nhập cho người dân, giúp nhiều hộ đồng bào DTTS tại chỗ từng bước nâng cao thu nhập, thoát nghèo.

Ông Lê Quang Toàn, Phó Chủ tịch UBND huyện Yên Sơn, cho biết: Năm 2024, huyện Yên Sơn triển khai 26 Dự án hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững và Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi với tổng kinh phí 25.225 triệu đồng. Trong đó, chủ yếu là hỗ trợ vật nuôi cho hộ nghèo, cận nghèo. Từ nguồn vốn được cấp, các xã, thị trấn đã rà soát, xét duyệt và cấp phát hỗ trợ con giống, vật nuôi, để người dân phát triển kinh tế. Nhiều địa phương linh hoạt trong công tác đa dạng hóa sinh kế cho người dân, như: Hỗ trợ giống cây trồng, tập huấn, cập nhật kiến thức, kỹ thuật mới,... để người dân phát triển kinh tế bền vững.

Trong hai năm (2023 và 2024), huyện Yên Sơn được phân bổ hơn 31 tỷ đồng từ Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững. Riêng năm 2024, huyện được phân bổ 23.869 triệu đồng. Nguồn kinh phí thực hiện các dự án, nhất là dự án đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo được huyện bố trí kịp thời, đúng người. Nhờ đó, nhiều hộ nghèo, cận nghèo đã vươn lên thoát nghèo. Năm 2023, tỷ lệ hộ nghèo của huyện giảm còn 15,04% và đến cuối năm 2024 phấn đấu giảm còn 11,31%.

Cùng với đó, để tạo động lực giúp người dân trong huyện phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo, các sở, ban, ngành, đoàn thể, địa phương đã triển khai các chương trình hành động, phong trào thi đua mang lại kết quả thiết thực. Từ đó, tạo nên sức bật giảm nghèo bền vững, giúp người nghèo vươn lên thoát nghèo. Trong đó, hưởng ứng cuộc vận động “Ngày vì người nghèo”, Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam các cấp của huyện đã triển khai nhiều hoạt động, nhằm đồng hành cùng người dân nghèo, nhất là đồng bào DTTS.

Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp huyện Yên Sơn bàn giao trâu cái sinh sản, hỗ trợ cho hộ nghèo trên địa bàn huyện Yên Sơn
Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp huyện Yên Sơn bàn giao trâu cái sinh sản, hỗ trợ cho hộ nghèo trên địa bàn huyện Yên Sơn

Từ năm 2023 đến tháng 9/2024, MTTQ các cấp ở Yên Sơn đã vận động Quỹ “Vì người nghèo” và Chương trình an sinh xã hội gần 3,4 tỷ đồng. Từ nguồn Quỹ này và sự hỗ trợ trực tiếp của các cơ quan, đơn vị, các nhà hảo tâm, huyện đã có 453 hộ nghèo được hỗ trợ làm mới nhà ở và 48 hộ nghèo được hỗ trợ sửa chữa nhà ở; hỗ trợ sinh kế cho nhiều hộ có hoàn cảnh khó khăn. Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) huyện Yên Sơn vận động hội viên và các nhà hảo tâm trong và ngoài tỉnh số tiền 290 triệu đồng, để xây dựng 05 mái ấm tình thương, trị giá từ 50 đến 70 triệu đồng/căn. Bên cạnh đó, các cấp hội tặng quà, hỗ trợ kịp thời lúc khó khăn, hoạn nạn, mặt trận các cấp còn hỗ trợ sinh kế trao vốn đầu tư sản xuất, cây, con giống, công cụ, máy móc phục vụ sản xuất nông nghiệp, hỗ trợ làm nhà đại đoàn kết để an cư lạc nghiệp...

Không chỉ vậy, từ nguồn vốn tín dụng ưu đãi của Ngân hàng chính sách xã hội, năm 2024, huyện Yên Sơn đã giải ngân 891 lượt hộ nghèo, 414 lượt hộ cận nghèo vay vốn, với kinh phí 98.474 triệu đồng. Tính đến tháng 9/2024, tổng dư nợ của Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện đạt 890,47 tỷ đồng. Nguồn vốn vay của Ngân hàng luôn được giải ngân kịp thời, tạo niềm tin, động lực, để người nghèo vươn lên, nhiều hộ đã thoát nghèo hiệu quả, làm giàu từ chính nguồn vốn vay này. Đặc biệt, để người dân nông thôn có nghề nghiệp, thu nhập ổn định, công tác đào tạo nghề được quan tâm triển khai thực hiện gắn với nhu cầu của thị trường. Chỉ tính riêng 9 tháng đầu năm 2024, số lao động được tạo việc làm là 3.796 người. Huyện đã đào tạo nghề cho 665 người, trong số này tỷ lệ có việc làm, tự tạo việc làm, tăng thêm thu nhập sau đào tạo đạt trên 80%

Có thể thấy, với sự linh hoạt và đa dạng trong các sinh kế triển khai thực hiện, công tác giảm nghèo tại Yên Sơn đã và đang mang lại những hiệu quả thiết thực. Thời gian tới, để tiếp tục thực hiện có hiệu quả công tác giảm nghèo bền vững, huyện đã triển khai xây dựng kế hoạch, chương trình hành động thực hiện mục tiêu giảm nghèo đa chiều, bao trùm, bền vững. 

Theo đó, huyện Yên Sơn phấn đấu mỗi năm tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 3-4%/năm trở lên; hộ nghèo đồng bào DTTS tại chỗ giảm trêm 4%/năm theo chuẩn nghèo đa chiều. Trong đó, các chỉ tiêu chủ yếu cần đạt được đến năm 2025 là: 100% hộ nghèo, cận nghèo thiếu hụt về tiêu chí thu nhập được hỗ trợ và tạo điều kiện phát triển sản xuất, đào tạo nghề, tạo việc làm ổn định, tăng thu nhập; 100% hộ nghèo, hộ cận nghèo thiếu hụt về các dịch vụ xã hội cơ bản sẽ được hỗ trợ một phần, để từng bước cải thiện, tiếp cận các dịch vụ về việc làm, y tế, giáo dục, nhà ở, nước sinh hoạt, vệ sinh, tiếp cận thông tin…; các mô hình, dự án giảm nghèo theo hình thức hỗ trợ phát triển sản xuất-kinh doanh, dịch vụ, du lịch, khởi nghiệp được huyện triển khai nhằm tạo sinh kế, việc làm, thu nhập, thích ứng với biến đổi khí hậu… cho người nghèo.

Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025 đã góp phần cải thiện và nâng cao cuộc sống của người dân. Các hộ nghèo, cận nghèo còn được tập huấn kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi nên có động lực vươn lên thoát nghèo. Nhiều hộ không chỉ thoát nghèo, có thu nhập ổn định mà còn trở thành hạt nhân tích cực trong phát triển kinh tế ở địa phương./.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Sơn La: Tạo đột phá để phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị

Sơn La: Tạo đột phá để phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị

Sơn La là tỉnh có thế mạnh về sản xuất lâm nghiệp, trong đó có một số vùng có tiềm năng phát triển dược liệu. Thực hiện Chương trình MTQG 1719, tỉnh đang tập trung hỗ trợ người dân phát triển kinh tế lâm nghiệp bền vững gắn với bảo vệ rừng, tạo đột phá để phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị.
Tin nổi bật trang chủ
Nhiều hoạt động tại Giao lưu hữu nghị Quốc phòng biên giới Việt Nam - Lào

Nhiều hoạt động tại Giao lưu hữu nghị Quốc phòng biên giới Việt Nam - Lào

Tin tức - Thúy Hồng - 25 phút trước
Ngày 15/10, tại Hà Nội, Bộ Quốc phòng tổ chức gặp mặt báo chí giới thiệu về Chương trình Giao lưu hữu nghị Quốc phòng biên giới Việt Nam - Lào lần thứ 2. Đại tá Tống Văn Thanh, Phó Cục trưởng Cục Tuyên huấn, Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam chủ trì, thông tin nhiều nội dung tại buổi gặp.
Đak Pơ (Gia Lai): Nỗ lực xóa bỏ rào cản định kiến giới, thúc đẩy bình đẳng giới vùng đồng bào DTTS

Đak Pơ (Gia Lai): Nỗ lực xóa bỏ rào cản định kiến giới, thúc đẩy bình đẳng giới vùng đồng bào DTTS

Media - Ngọc Thu - 8 giờ trước
Triển khai Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: từ năm 2021 - 2025, Hội LHPN huyện Đak Pơ (Gia Lai) đã triển khai nhiều hoạt động, mô hình ý nghĩa mang lại những lợi ích thiết thực cho phụ nữ, trẻ em vùng đồng bào DTTS trên địa bàn.
Chuyển đổi số nâng cao chất lượng cuộc sống ở vùng DTTS tỉnh Kon Tum

Chuyển đổi số nâng cao chất lượng cuộc sống ở vùng DTTS tỉnh Kon Tum

Media - Ngọc Chí - 8 giờ trước
Qua 4 năm triển khai, công tác chuyển đổi số của tỉnh Kon Tum đã đạt được một số kết quả tích cực, việc chuyển đổi số giúp người dân được tiếp cận nhanh chóng các chủ trương, chính sách về công tác dân tộc của Đảng và Nhà nước, đem lại hiệu quả tích cực trong phát triển kinh tế - xã hội, từng bước thu hẹp khoảng cách vùng, miền và nâng cao chất lượng sống ở vùng đồng bào DTTS.
Cảnh báo lũ quét, sạt lở tại 6 khu vực vùng núi Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ

Cảnh báo lũ quét, sạt lở tại 6 khu vực vùng núi Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ

Tin tức - Minh Nhật - 9 giờ trước
Do ảnh hưởng của mưa kéo dài, mô hình độ ẩm đất tại một số khu vực thuộc các tỉnh vùng núi Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ đã gần bão hòa hoặc đạt trạng thái bão hòa. Cảnh báo xảy ra lũ quét trên các sông, suối nhỏ, sạt lở đất trên sườn dốc tại nhiều huyện, thành phố.
Xử lý hơn 3 triệu trường hợp vi phạm giao thông trên cả nước

Xử lý hơn 3 triệu trường hợp vi phạm giao thông trên cả nước

Tin tức - Minh Thu - 9 giờ trước
Theo thông tin từ Ủy ban An toàn giao thông (ATGT) quốc gia, 9 tháng đầu năm 2024, toàn quốc xảy ra 17.836 vụ tai nạn giao thông (TNGT), làm chết 8.114 người, bị thương 13.385 người. So với cùng kỳ năm 2023, tăng 1.506 vụ (9,22%), giảm 829 người chết (9,27%), tăng 2.413 người bị thương (21,99%).
Hội chợ Thương mại, Du lịch Quốc tế Việt - Trung tại Lạng Sơn sẽ diễn ra vào đầu tháng 12

Hội chợ Thương mại, Du lịch Quốc tế Việt - Trung tại Lạng Sơn sẽ diễn ra vào đầu tháng 12

Tin tức - Thúy Hồng - 9 giờ trước
Thực hiện Kế hoạch số 181/KH-UBND tỉnh Lạng Sơn về việc tổ chức Hội chợ Hội chợ Thương mại, Du lịch Quốc tế Việt - Trung tại Lạng Sơn 2024, UBND tỉnh Lạng Sơn sẽ phối hợp với Bộ Công Thương tổ chức Hội chợ từ ngày 01/12/2024 đến hết ngày 06/12/2024, với chủ đề "Liên kết - Hợp tác - Phát triển".
Giới chuyên gia đặt kỳ vọng vào sự trở lại của Tiếng nói Xanh mùa 2

Giới chuyên gia đặt kỳ vọng vào sự trở lại của Tiếng nói Xanh mùa 2

Xã hội - PV - 9 giờ trước
Giới chuyên gia kỳ vọng cuộc thi Tiếng nói Xanh mùa 2 không chỉ giúp thế hệ trẻ nhận ra giá trị của lối sống xanh bền vững, mà còn mang đến cơ hội biến ý tưởng của các em thành dự án thực tế, tạo tiền đề cho bước đi dài hơn trong tương lai.
Trở lại Ia H’Drai

Trở lại Ia H’Drai

Công tác Dân tộc - Ngọc Chí - 9 giờ trước
Vượt qua những cung đường thẳng tắp giữa những cánh rừng cao su bạt ngàn xanh ngắt, hiện hữu trước mắt chúng tôi là trung tâm hành chính của huyện biên giới Ia H’Drai (Kon Tum). Diện mạo của vùng đất còn nhiều khó khăn này đang từng ngày thay thay da đổi thịt, cuộc sống Nhân dân ngày càng ấm no và sung túc hơn. Những sự đổi thay đó là kết quả từ quyết tâm của cả hệ thống chính trị và sự đồng thuận của Nhân dân trong quá triển khai thực hiện các chương trình, chính sách của Đảng, Nhà nước dành cho vùng đồng bào DTTS; trong đó, có Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021 – 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 – 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719).
“Bắt pen

“Bắt pen"để tìm cảm giác "phê" là hành động nguy hiểm

Sức khỏe - Minh Nhật - 9 giờ trước
Hiện nay "bắt pen" là từ khoá được lên xu hướng tìm kiếm trên mạng xã hội. Trong các video xuất hiện đa số là học sinh với hành động một người dùng tay ấn mạnh vào động mạch cảnh ở vùng cổ của người còn lại, người bị ấn có cảm giác lơ mơ, thiếu tỉnh táo, thậm chí ngất lịm đi cho đến khi được gọi mới tỉnh lại. Trào lưu "bắt pen" trên mạng xã hội không phải là "trò chơi" để có thể mạo hiểm, thử tìm cảm giác.
Đêm văn nghệ Chào mừng Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Hà Giang lần thứ IV năm 2024

Đêm văn nghệ Chào mừng Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Hà Giang lần thứ IV năm 2024

Trang địa phương - Vũ Mừng - 9 giờ trước
Tối 14/10, tại Quảng trường Tp. Hà Giang (tỉnh Hà Giang) đã diễn ra Chương trình văn nghệ Chào mừng Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số DTTS tỉnh Hà Giang lần thứ IV năm 2024.