Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Yên Sơn thực hiện tốt Dự án 6, Chương trình MTQG 1719: Tạo đà cho du lịch phát triển

Khổng Thanh Tuấn - 07:45, 19/03/2024

Thực hiện Dự án số 6 về Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các DTTS gắn với phát triển du lịch, thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang đã quyết liệt triển khai nhiều giải pháp tích cực. Trên cơ sở đó bước đầu đã đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ, góp phần nâng cao đời sống tinh thần cho Nhân dân, đặc biệt tạo đà cho du lịch địa phương phát triển.

Lãnh đạo UBND tỉnh Tuyên Quang khảo sát, đánh giá thực tế việc triển khai xây dựng Làng văn hoá thôn Động Sơn, xã Chân Sơn (Yên Sơn); tham quan một số mô hình phát triển du lịch trên địa bàn xã Chân Sơn. (Ảnh TL)
Lãnh đạo UBND tỉnh Tuyên Quang khảo sát, đánh giá thực tế việc triển khai xây dựng Làng văn hoá thôn Động Sơn, xã Chân Sơn (Yên Sơn); tham quan một số mô hình phát triển du lịch trên địa bàn xã Chân Sơn. (Ảnh TL)

Về huyện Yên Sơn những ngày đầu năm 2024, chúng tôi có cơ duyên được hòa mình vào  dòng người Dao quần trắng tại thôn 2, xã Lang Quán đến thắp hương, chiêm bái tại đình - đền Đầm Mây. Theo lời người dân, đây là di tích đặc biệt quan trọng của đồng bào người Dao và hiện nay, địa phương đang đẩy mạnh quảng bá bản sắc văn hóa các dân tộc để phát triển du lịch với nhiều hoạt động đặc sắc, phong phú. 

Trong bộ trang phục Dao rực rỡ sắc màu. chị Hoàng Thích Chính, thành viên Câu lạc bộ (CLB) bảo tồn văn hóa dân tộc Dao thôn 2 cho biết, "Bộ trang phục người Dao quần trắng rất đẹp nên hiện nay hầu hết chị em trong thôn đều sắm cho mình 1 bộ trang phục truyền thống để mặc mỗi dịp lễ tết, sự kiện quan trọng... Mỗi lần mặc trang phục truyền thống, tôi đều được mọi người đều khen ngợi, nhất là du khách thập phương khi đến thắm quan. Tôi cảm thấy rất tự hào và càng thêm yêu trang phục của dân tộc mình:.

Anh Bàn Văn Trực, Trưởng thôn 2, xã Lang Quán cho biết, thôn 2 có 160 hộ, hơn 80% là người Dao quần trắng. Những năm qua, đồng bào Dao luôn nỗ lực gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc. Đặc biệt, khi Nhân dân nắm biêt được chủ trương của huyện sẽ xây dựng Làng văn hóa du lịch cộng đồng dân tộc Dao tại thôn. Bà con phấn khởi lắm, nên càng có ý thức gìn giữ các giá trị văn hóa của dân tộc.

Nét đẹp văn hóa truyền thống đồng bào Dao quần trắng xã Lang Quán, huyện Yên Sơn
Nét đẹp văn hóa truyền thống đồng bào Dao quần trắng xã Lang Quán, huyện Yên Sơn

Mới đây, thôn 2 đã thành lập CLB bảo tồn văn hóa dân tộc Dao. CLB có hơn 20 thành viên, tuổi từ 20 - 50, tập hợp những người yêu văn hóa dân tộc mong muốn cùng nhau gìn giữ tài sản văn hóa, tinh thần của cha ông. Hiện nay, CLB thường xuyên tập luyện hát Páo dung, múa cấp sắc, thường xuyên biểu diễn tại các sự kiện của địa phương và khi có khách du lịch sẽ biểu diễn phục vụ du khách.

Ông Bàn Văn Trực niềm nở, vừa rồi ông cũng được đi tập huấn về việc gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc gắn với phát triển kinh tế du lịch ở tỉnh về. Ông nhận thấy đây là buổi tập huấn rất bổ ích, có thể áp dụng tại thôn của ông. Do đó trong thời gian tới, ông sẽ tích cực vận động Nhân dân cùng gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc của mình thông qua việc bảo tồn, phát huy nét đẹp trang phục truyền thống, nhà ở, tiếng nói, các điệu hát, các lễ hội truyền thống của dân tộc, đặc biệt là lễ hội đình - đền Đầm Mây… Nếu thành công xây dựng Làng văn hóa du lịch cộng đồng dân tộc Dao tại thôn 2 sẽ giúp cải thiện đáng kể cuộc sống người dân, góp phần nâng cao thu nhập và mức hưởng thụ văn hóa cho Nhân dân.

Nhằm đẩy mạnh hơn nữa công tác phát triển du lịch trên địa bàn, huyện Yên Sơn đã thực hiện nhiều nhiệm vụ, giải pháp phát triển du lịch, đặc biệt là thực hiện tốt Dự án số 6 "Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các DTTS gắn với phát triển du lịch" thuộc Chương trình MTQG 1719). Cấp uỷ, chính quyền huyện phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội huyện chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, UBND các xã, thị trấn tổ chức tuyên truyền, phổ biến, quán triệt và triển khai thực hiện Quyết định số 426/QĐ-UBND ngày 30/7/2021 của UBND tỉnh về việc ban hành Đề án phát triển du lịch tỉnh Tuyên Quang đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 đến toàn thể, cán bộ, đảng viên, hội viên và Nhân dân trên địa bàn…

Phát triển du lịch cộng đồng sẽ giúp đồng bào DTTS có ý thức hơn trong gìn giữ bản sắc văn hóa của dân tộc (Ảnh TL)
Phát triển du lịch cộng đồng sẽ giúp đồng bào DTTS có ý thức hơn trong gìn giữ bản sắc văn hóa của dân tộc (Ảnh TL)

Qua triển khai thực hiện đã góp phần nâng cao nhận thức của các cấp ủy Đảng, chính quyền; ý thức của người dân, doanh nghiệp trên địa bàn huyện trong việc phát triển du lịch hướng tới chuyên nghiệp, tôn trọng pháp luật, xây dựng phong cách ứng xử văn minh, thái độ cởi mở, chân thành với khách du lịch; xây dựng ngành du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng của huyện.

Huyện Yên Sơn đã đẩy mạnh sưu tầm, phát huy các làn điệu dân ca, dân vũ: Hát then, hát cọi, hát lượn (dân tộc Tày xã Tân Long, Tân Tiến, Chiêu Yên, Lực Hành); hát Páo Dung (dân tộc Dao xã Hoàng Khai, Phúc Ninh, Trung Minh), hát Sình Ca (dân tộc Cao Lan xã Đội Bình, Chân Sơn, thị trấn Yên Sơn); các điệu múa dân gian: Múa Cầu mùa, Xúc tép, Chim gâu, Trống sành (dân tộc Cao Lan xã Đội Bình, Chân Sơn, thị trấn Yên Sơn), múa Khèn (dân tộc Mông xã Hùng Lợi, Kim Quan, Trung Minh, Kiến Thiết); múa Gà, múa Chuông (dân tộc Dao xã Chân Sơn, Lang Quán, Tân Long, Lực Hành, Phú Thịnh);…

Các môn thể thao dân tộc, trò chơi dân gian cũng được quan tâm bảo tồn và phát huy như tung còn, đẩy gậy, bắn nỏ, kéo co, cà kheo, đánh quay, đánh pao, đánh yến….(các xã khu vực ATK); các phong tục cổ truyền: tục cấp sắc, cưới hỏi (dân tộc Dao xã Chân Sơn, Lang Quán, Tân Long, Lực Hành, Phú Thịnh, Trung Minh); bảo tồn các công trình kiến trúc cổ, nhà ở các dân tộc thiểu số… Nhờ đó đã tạo ra các sản phẩm du lịch độc đáo, thu hút khách du lịch trong và ngoài nước.

Bên cạnh đó, huyện Yên Sơn còn đẩy mạnh việc xây dựng các thiết chế văn hóa. Theo đó, năm 2021 - 2022, huyện đã thực hiện xây dựng mới, nâng cấp sửa chữa 17 nhà văn hoá thôn; năm 2023 hoàn thành xây dựng mới 05 nhà văn hóa, 03 nhà văn hóa thôn đang tiến hành các bước để chuẩn bị xây dựng: thôn Vắt Cày, thôn Tân Phương, thôn Yên Vân (xã Chiêu Yên). Việc đầu tư xây dựng nhà văn hóa thôn gắn với sân thể thao giúp Nhân dân trên địa bàn huyện nâng cao sức khỏe, chất lượng sinh hoạt cộng đồng, nâng cao mức hưởng thụ văn hóa và thúc đẩy du lịch phát triển.

Phát triển du lịch góp phần tiêu thụ nông sản của địa phương. (Trong ảnh, khách du lịch thăm quan, mua sắm các sản vật địa phương tại đền Minh Lương, xã Lang Quán)
Phát triển du lịch góp phần tiêu thụ nông sản của địa phương. (Trong ảnh, khách du lịch thăm quan, mua sắm các sản vật địa phương tại đền Minh Lương, xã Lang Quán)

Việc thực hiện tốt các giải phát phát triển du lịch, đặc biệt là thực hiện hiệu quả Dự án 6, Chương trình MTQG 1719 đã giúp hoạt động du lịch huyện Yên Sơn có nhiều chuyển biến tích cực. Nhờ đó đến nay, huyện Yên Sơn đã thu hút trên 845.000 lượt khách du lịch (năm 2021 là 220.000 lượt khách, năm 2022 là 265.000 lượt khách, năm 2023 là 270.000 lượt khách, quý I năm 2024 thu hút trên 90.000 lượt...

Có thể thấy rằng, cùng với sự nỗ lực của các cấp ủy chính quyền trong việc thực hiện Dự án 6, Chương trình MTQG 1719 đã góp phần tiếp tục bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa trên địa bàn huyện, tạo sự lan tỏa trong cộng đồng về phát triển phong trào văn hóa, văn nghệ, thể thao; góp phần quảng bá các loại hình di sản văn hóa phi vật thể tiêu biểu của huyện. Đây sẽ là cơ hội tạo đà cho du lịch huyện Yên Sơn phát triển hiệu quả, bền vững.



Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Hiệu quả của chính sách hỗ trợ các dân tộc có khó khăn đặc thù nhìn từ Lai Châu

Hiệu quả của chính sách hỗ trợ các dân tộc có khó khăn đặc thù nhìn từ Lai Châu

Triển khai các chính sách hỗ trợ các dân tộc có khó khăn đặc thù thuộc Tiểu dự án 1, Dự án 9 của Chương trình MTQG 1719, đồng bào dân tộc Lự trên địa bàn tỉnh Lai Châu đã được đầu tư, hỗ trợ để giải quyết các vấn đề cấp thiết. Với nỗ lực của cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương và tinh thần tự lực vươn lên của đồng bào, các chính sách hỗ trợ đã góp phần xoá đói giảm nghèo, nâng cao chất lượng đời sống của người Lự tại nhiều bản làng của Lai Châu.
Đưng K’Nớ - ngày ấy, bây giờ

Đưng K’Nớ - ngày ấy, bây giờ

Xã hội - Thảo Linh - 35 phút trước
Ngày ấy, Đưng K’Nớ là một vùng đất lọt thỏm giữa những cánh rừng nguyên sinh của dãy Bidoup – Núi Bà. Cuộc sống giữa chốn rừng già, tự cung tự cấp, bà con người Cơ Ho chỉ nghĩ đến kiếm cái ăn, cái mặc qua ngày cũng đã khó… nhưng nay, Đưng K’Nớ đã thay da đổi thịt, cuộc sống no ấm đang về trên vùng đất này.
Hiệu quả của chính sách hỗ trợ các dân tộc có khó khăn đặc thù nhìn từ Lai Châu

Hiệu quả của chính sách hỗ trợ các dân tộc có khó khăn đặc thù nhìn từ Lai Châu

Công tác Dân tộc - Thùy Giang - 3 giờ trước
Triển khai các chính sách hỗ trợ các dân tộc có khó khăn đặc thù thuộc Tiểu dự án 1, Dự án 9 của Chương trình MTQG 1719, đồng bào dân tộc Lự trên địa bàn tỉnh Lai Châu đã được đầu tư, hỗ trợ để giải quyết các vấn đề cấp thiết. Với nỗ lực của cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương và tinh thần tự lực vươn lên của đồng bào, các chính sách hỗ trợ đã góp phần xoá đói giảm nghèo, nâng cao chất lượng đời sống của người Lự tại nhiều bản làng của Lai Châu.
Mầm xanh trên đá xám

Mầm xanh trên đá xám

Du lịch - Hà Linh - 3 giờ trước
Cao nguyên đá Đồng Văn, tỉnh Hà Giang với những dãy núi cao đá chồng trên đá, dựng đứng, xám ngắt, nối tiếp nhau trải dài như vô tận. Ở nơi “sống trên đá, chết vùi trong đá” này, nhờ bản lĩnh cũng như sự cần cù, chịu thương, chịu khó của đồng bào các dân tộc, những mầm xanh mơn mởn của sự sống vẫn ngày ngày sinh sôi, nảy mầm, vươn lên từ đá.
Phát huy văn hóa Khmer trong lĩnh vực du lịch

Phát huy văn hóa Khmer trong lĩnh vực du lịch

Sắc màu 54 - Phương Nghi - 3 giờ trước
Những năm qua, từ sự chú trọng giữ gìn, bảo tồn bản sắc văn hóa của đồng bào Khmer mà hoạt động du lịch ở các tỉnh, thành phố khu vực Tây Nam Bộ đã có nhiều bước phát triển đáng kể. Nhiều sản phẩm du lịch hấp dẫn xuất hiện, thu hút du khách trải nghiệm khám phá.
Măng Ri - Từ căn cứ kháng chiến đến thủ phủ sâm Ngọc Linh

Măng Ri - Từ căn cứ kháng chiến đến thủ phủ sâm Ngọc Linh

Kinh tế - Ngọc Chí - 4 giờ trước
Xã Măng Ri, huyện Tu Mơ Rông từng là vùng căn cứ cách mạng của tỉnh Kon Tum, nổi tiếng với Khu căn cứ Tỉnh ủy thời kháng chiến chống đế quốc Mỹ - được xếp hạng Di tích lịch sử cấp tỉnh. Măng Ri hôm nay đã khoác lên mình màu áo mới, với cơ sở hạ tầng thiết yếu được đầu tư, đời sống của đồng bào được nâng lên, bản sắc văn hóa truyền thống được bảo tồn. Diện mạo mới của vùng căn cứ cách mạng Măng Ri bắt đầu từ nguồn lực đầu tư của Nhà nước và khát vọng vươn lên của Đảng bộ, chính quyền và đồng bào các dân tộc nơi đây.
Tin trong ngày - 26/4/2024

Tin trong ngày - 26/4/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 26/4, có những thông tin đáng chú ý sau: 63 tỉnh, thành đã công bố lịch thi vào lớp 10 công lập. Huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình rà soát chất lượng giáo dục sau việc học sinh lớp 6 không biết đọc, viết. Thị Ai - Người “giữ lửa” văn hóa M’nông. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Huổi Min ngày mới

Huổi Min ngày mới

Xã hội - Hoàng Quý - 4 giờ trước
Huổi Min là bản vùng cao duy nhất của phường Sông Đà, thị xã Mường Lay, tỉnh Điên Biên với 100% dân số là đồng bào dân tộc Mông sinh sống. Người dân nơi đây đã cùng chính quyền địa phương vượt bao gian khó, quyết tâm để Huổi Min dần chuyển mình.
Trái ngọt trên chiến trường xưa

Trái ngọt trên chiến trường xưa

Sự kiện - Bình luận - Hải Yến - 10 giờ trước
Năm 2024, vừa tròn 7 thập kỷ dân tộc Việt Nam viết nên trang sử hào hùng bằng chiến thắng vĩ đại mang tên Điện Biên Phủ. Từ trong đau thương, mất mát. Hôm nay, có một Điện Biên đang tiếp tục lập nên những “chiến công mới” trong giai đoạn hội nhập và phát triển đất nước.
Tự hào Mùa Xuân đại thắng!

Tự hào Mùa Xuân đại thắng!

Sự kiện - Bình luận - PV - 14 giờ trước
Gần nửa thế kỷ qua, Ngày Chiến thắng 30/4/1975 đã trở thành biểu tượng lịch sử vĩ đại của dân tộc, là niềm tự hào, là mốc son chói lọi cổ vũ nhân dân ta vượt qua khó khăn, thử thách, đạt được nhiều thành tựu quan trọng trong công cuộc xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước.
Vùng đồng bào DTTS và miền núi: Thành quả giảm nghèo đa chiều từ chính sách toàn diện

Vùng đồng bào DTTS và miền núi: Thành quả giảm nghèo đa chiều từ chính sách toàn diện

Công tác Dân tộc - Cù Hương - 16:18, 29/04/2024
Từ nhiều năm qua, công tác giảm nghèo của Việt Nam được các quốc gia và tổ chức quốc tế ghi nhận, đánh gia cao; trong đó, kết quả giảm nghèo đa chiều đặc biệt ấn tượng ở vùng đồng bào DTTS và miền núi. Thành quả giảm nghèo ở địa bàn này xuất phát từ hệ thống chính sách đầu tư, hỗ trợ toàn diện, đồng bộ trên tất cả các lĩnh vực.
EVNNPC: Cảnh báo cuộc gọi mạo danh nhân viên điện lực hoàn tiền điện cho khách hàng

EVNNPC: Cảnh báo cuộc gọi mạo danh nhân viên điện lực hoàn tiền điện cho khách hàng

Tin tức - PV - 16:16, 29/04/2024
Trong thời gian gần đây, Trung tâm Chăm sóc khách hàng Điện lực miền Bắc (Tổng công ty Điện lực miền Bắc - EVNNPC) đã nhận được nhiều phản ánh về việc, khách hàng nhận được cuộc gọi mạo danh là nhân viên điện lực cung cấp thông tin do điện lực tính sai hóa đơn tiền điện trong kỳ thay đổi Lịch ghi chỉ số về những ngày cuối tháng nên liên hệ để hoàn tiền % theo hóa đơn, hoặc trả tiền điện thừa cho khách hàng.