Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Yên Sơn (Tuyên Quang): Quan tâm đầu tư phát triển toàn diện vùng đồng bào DTTS và miền núi

T/h: Thủy Châu- Minh Thủy - Việt Hà - 05:50, 22/11/2023

Những năm qua, Đảng và Nhà nước, các cấp các ngành cùng toàn hệ thống chính trị đã dành sự quan tâm đặc biệt để đầu tư phát triển toàn diện vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi. Tại huyện Yên Sơn, Tuyên Quang, Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021- 2030 (Chương trình MTQG 1719) đang đươc triển khai 10 dự án với tổng mức kinh phí gần 200 tỷ đồng. Các dự án đã và đang được đẩy nhanh tiến độ thực hiện đảm bảo nhu cầu thiết yếu cho Nhân dân. Để làm rõ về kết quả nổi bật trong quá trình thực hiện Chương trình MTGQ 1719 trên địa bàn huyện Yên Sơn, Báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc phỏng vấn ông Lê Quang Toàn, Phó Chủ tịch UBND huyện Yên Sơn.

 

(Ban Chuyên đề - CĐ CTMTQG Yên Sơn) Yên Sơn (Tuyên Quang): Quan tâm đặc biệt đầu tư phát triển toàn diện vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
Làm đường bê tông ở thôn Khuổi Bốc, xã Trung Minh, huyện Yên Sơn (Tuyên Quang). Ảnh: Vũ Quang – TTXVN

Thưa ông, ông có thể đánh giá khái quát về những kết quả đạt được trong việc thực hiện Chương trình MTQG 1719 trên địa bàn huyện thời gian qua?

Yên Sơn là huyện phía Nam của tỉnh Tuyên Quang và bao quanh thành phố Tuyên Quang, có diện tích tự nhiên trên 1.067,7 km2, dân số 163.976 người, với 22 dân tộc cùng sinh sống, trong đó, dân tộc thiểu số chiếm 51,89%. Toàn huyện có 27 xã và 01 thị trấn, 335 thôn, tổ dân phố (trong đó, có 7 xã, 33 thôn đặc biệt khó khăn). Tỷ lệ hộ nghèo cuối năm 2022 là 20,17% với 8.186 hộ, tỷ lệ hộ cận nghèo là 7,35% với 2.983 hộ. 

Chương trình MTQG 1719 được xem là một quyết sách đăc biệt trong việc thực hiện mục tiêu phát triển bền vững vùng đồng bào DTTS và miền núi, đồng thời củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Để thực hiện Chương trình, huyện Yên Sơn đã chủ động ưu tiên nguồn lực, lồng ghép các chương trình, dự án trên địa bàn, tập trung đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội cho các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn, khắc phục tình trạng đầu tư dàn trải.

Tổng nguồn vốn các Chương trình MTQG phân bổ cho huyện Yên Sơn là hơn 202,36 tỷ đồng. Trong đó, vốn đầu tư phát triển 126,62 tỷ đồng (năm 2022 là 55,8 tỷ đồng, năm 2023 là 70,82 tỷ đồng), vốn sự nghiệp hơn 75,74 tỷ đồng (năm 2022 là 18,26 tỷ đồng, năm 2023 là 57,53 tỷ đồng). Trong năm 2022, 2023 huyện được giao thực hiện 9/10 dự án thuộc chương trình, đến nay đã thực hiện 9/9 dự án (dự án 1,2,3,4,5,6,8,9,10). Theo đó, kết quả giải ngân năm 2022 vốn đầu tư phát triển là 39,95 tỷ đồng, vốn sự nghiệp là 2,1 tỷ đồng; giải ngân năm 2023 đến hết tháng 10 là 35,16 tỷ đồng vốn đầu tư phát triển, đạt tỷ lệ 49,65%. 

Kết quả giải ngân còn chậm so với kế hoạch vốn. Đến nay, huyện Yên Sơn đã thực hiện trên 100 công trình cơ sở hạ tầng phục vụ nhu cầu thiết yếu của nhân dân, bao gồm: nước sạch; điện sinh hoạt, đường giao thông, đập thủy lợi, trường lớp học, nhà văn hóa. Việc triển khai hỗ trợ đầu tư đều đảm bảo đúng dự án, trúng đối tượng thụ hưởng.

Ông Lê Quang Toàn, Phó Chủ tịch UBND huyện Yên Sơn.
Ông Lê Quang Toàn, Phó Chủ tịch UBND huyện Yên Sơn.

Ông có thể chia sẻ thêm những khó khăn, tồn tại và nguyên nhân hạn chế trong việc triển khai thực hiện Chương trình MTGQ 1719 trên địa bàn huyện?

Bên cạnh những kết quả đạt được, việc thực hiện Chương trình MTQG 1719 trên địa bàn huyện vẫn còn nhiều khó khăn, vướng mắc, ảnh hưởng đến tiến độ triển khai và giải ngân các dự án. 

Cụ thể, công tác rà soát xác định đối tượng, danh mục công trình ở một số xã còn chưa sát với thực tế do chưa có đủ văn bản hướng dẫn của tỉnh, Trung ương. Vì vậy huyện phải thực hiện điều chỉnh kế hoạch vốn. Một số nội dung chính sách còn chưa có định mức hỗ trợ, chưa có văn bản hướng dẫn thực hiện việc xác định danh sách các thôn có dân tộc khó khăn đặc thù sinh sống tập trung để thực hiện đầu tư cơ sở hạ tầng; chưa có văn bản quy định, hướng dẫn ủy thác đối với nguồn vốn sự nghiệp được giao để hỗ trợ phát triển sản xuất và sinh kế cho các hộ dân tộc thiểu số còn gặp nhiều khó khăn hiện nay. Chương trình MTQG 1719 là chương trình mới, liên quan đến nhiều ngành, lĩnh vực vì vậy mất nhiều thời gian để nghiên cứu xây dựng và thực hiện Chương trình. Ví dụ như:

Đối với Dự án 1 về hỗ trợ nhà ở, đất ở phải thực hiện theo Luật Đầu tư và tại khoản 2, Điều 5 của Quyết định số 04/2023/QĐ-TTg ngày 23/02/2023 của Thủ tướng Chính phủ quy định: “Đối với trường hợp hỗ trợ trực tiếp cho hộ gia đình và không theo dự án đầu tư được cấp có thẩm quyền phê duyệt, thực hiện theo cơ chế đặc thù được cấp có thẩm quyền quyết định”; Do vậy phải thực hiên các thủ tục theo cơ chế đặc thù được quy định tại Chương IV Nghị định 27/2022/NĐ-CP của Chính phủ. Trong khi đó tại Quyết định số 580/QĐ-UBND ngày 07/10/2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang không có danh mục nhà ở được áp dụng cơ chế đặc thù trong tổ chức triển khai thực hiện. Trong năm 2022 và 2023 UBND huyện đã duyệt danh sách hộ nghèo được vay vốn hỗ trợ làm mới, sửa chữa, cải tạo nhà ở theo Nghị định 28/2022/NĐ-CP ngày 26/4/2022 của Chính phủ, hiện tại các hộ đã tự huy động nguồn vốn và làm xong nhà ở. Tuy nhiên chưa thực hiện giải ngân được nguồn kinh phí nhà nước hỗ trợ mà UBND đã giao cho các xã, thị trấn.

Một số hạn chế và nguyên nhân chủ quan trong quá trình thực hiện Chương trình như chính quyền cơ sở còn thiếu chủ động trong thực hiện trách nhiệm quản lý Nhà nước về đất đai, lâm nghiệp, xây dựng; chưa chủ động giải quyết kịp thời những vướng mắc ngay từ cơ sở. Mặt khác, công tác quản lý, phản ánh thông tin, nắm bắt tình hình ở một số phòng, ban và một số xã chưa kịp thời, công tác tuyên truyền có nơi, có lúc chưa thực sự chú trọng. Bà con đồng bào dân tộc thiểu số chủ yếu sinh sống tại các xã vùng sâu, vùng xa, giao thông đi lại còn gặp nhiều khó khăn, vì vậy đã ảnh hưởng không nhỏ đến công tác tuyên truyền, vận động, nắm bắt tình hình. Một bộ phận trong đồng bào còn có tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước, chưa thực sự nỗ lực vươn lên trong cuộc sống.

Người dân xã Chiêu Yên (Yên Sơn) được hỗ trợ xây dựng nhà mới.
Người dân xã Chiêu Yên (Yên Sơn) được hỗ trợ xây dựng nhà mới.

Với những kết quả đạt được nêu trên, thời gian tới huyện sẽ triển khai những nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm gì để tháo gỡ vướng mắc, khó khăn, triển khai thực hiện có hiệu quả Chương trình MTQG phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS trên địa bàn, thưa ông? 

Chương trình MTQG 1719 là chương trình mới, rộng, liên quan đến tất cả các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội. Để thực hiện có hiệu quả Chương trình, thời gian tới, huyện sẽ tập trung vào các giải pháp cụ thể bao gồm: Quán triệt sâu sắc quan điểm công tác dân tộc là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân và cả hệ thống chính trị; Đổi mới và nâng cao hình thức tuyên truyền ở vùng đồng bào DTTS; tăng cường, củng cố lòng tin của đồng bào với Đảng và Nhà nước, phát huy nội lực, khắc phục khó khăn, tích cực tham gia các phong trào thi đua, các cuộc vận động, giúp đỡ nhau cùng phát triển; tuyên truyền, vận động đồng bào DTTS thực hiện tốt chính sách pháp luật của Nhà nước, nắm bắt thông tin kịp thời, cảnh giác trước những âm mưu, thủ đoạn của thế lực thù địch lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo để chống phá Đảng, chính quyền nhân dân, phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc.

Bên cạnh đó, huyện sẽ chỉ đạo các cán bộ ở cơ sở phải chủ động, kịp thời nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của quần chúng nhân dân, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số; Ưu tiến bố trí nguồn lực đầu tư xây dựng hạ tầng thiết yếu phục vụ sản xuất, đời sống như: lắp đặt điện lưới quốc gia, đường giao thông, cơ sở vật chất trường lớp học, nhà sinh hoạt cộng đồng ở một số xã, thôn còn khó khăn; đầu tư cơ sở vật chất trang thiết bị y tế tuyến xã.

Ngoài ra, huyện sẽ chủ động, tích cực huy động đa dạng các nguồn lực, thu hút đầu tư để lồng ghép thực hiện có hiệu quả Chương trình MTQG 1719 với Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững và Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025. Qua đó, nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS. 

Song song với việc tập trung phát triển kinh tế gắn với việc khai thác tiềm năng thế mạnh của vùng đồng bào dân tộc, huyện cũng sẽ tập trung phát triển giáo dục đào tạo, chăm sóc sức khỏe nhân dân, chú trọng phát triển văn hóa, giải quyết tốt các vấn đề an sinh xã hội; nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị; xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ người DTTS.

Trân trọng cảm ơn Ông.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Bước tiến mới của lĩnh vực công tác dân tộc: Lấp đầy “khoảng trống” chính sách (Bài 2)

Bước tiến mới của lĩnh vực công tác dân tộc: Lấp đầy “khoảng trống” chính sách (Bài 2)

Một trong những yêu cầu khi xây dựng Đề án Tổng thể đầu tư phát triển kinh tế - xã hội (KT – XH) vùng đồng bào DTTS và miền núi là phải giải quyết triệt để những tồn tại, hạn chế trong thực chính sách dân tộc của giai đoạn trước, nhất là xóa “khoảng trống” chính sách do tư duy nhiệm kỳ. Đây cũng là tinh thần chỉ đạo của Bộ Chính trị tại Kết luận số 65-KL/TW về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá IX về công tác dân tộc trong tình hình mới.
Tin nổi bật trang chủ
Thành phố Lạng Sơn: Biểu dương, tôn vinh Người có uy tín trong cộng đồng

Thành phố Lạng Sơn: Biểu dương, tôn vinh Người có uy tín trong cộng đồng

Người có uy tín với cộng đồng - Nguyệt Anh - 18:00, 06/12/2023
UBND thành phố Lạng Sơn (tỉnh Lạng Sơn) vừa tổ chức Hội nghị biểu dương, tôn vinh điển hình tiên tiến, phát huy vai trò của Người có uy tín trên địa bàn thành phố Lạng Sơn, giai đoạn 2021 – 2023.
TP. Cẩm Phả (Quảng Ninh) : Sửa chữa nhà ở cho Người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số

TP. Cẩm Phả (Quảng Ninh) : Sửa chữa nhà ở cho Người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số

Người có uy tín với cộng đồng - Nguyệt Anh - 17:58, 06/12/2023
Mới đây, phường Mông Dương, TP. Cẩm Phả tổ chức bàn giao công trình sửa chữa nhà ở cho ông Bàn Sinh Vượng, ở tổ 6, khu 10 - Bến Ván, là Người có uy tín trong đồng bào DTTS có hoàn cảnh khó khăn.
Mở hướng thoát nghèo từ cây quế

Mở hướng thoát nghèo từ cây quế

Nhờ phát huy thế mạnh từ cây quế mà tỷ lệ hộ nghèo toàn huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn chỉ còn 20,6% (năm 2022), giảm hơn 12% so với năm 2020. Nhiều hộ gia đình có thu nhập khá từ 50 - 100 triệu đồng/năm, chủ yếu là từ bán quế.
Sóc Trăng: Chuyển biến tích cực từ chuyển đổi nghề nghiệp, tạo sinh kế cho đồng bào vùng DTTS

Sóc Trăng: Chuyển biến tích cực từ chuyển đổi nghề nghiệp, tạo sinh kế cho đồng bào vùng DTTS

Xã hội - Như Tâm - CTV - 17:51, 06/12/2023
Là tỉnh có hơn 35% đồng bào dân tộc thiểu số, trong đó dân tộc Khmer chiếm hơn 30% dân số của tỉnh, thời gian qua, Sóc Trăng đã tập trung đẩy nhanh việc triển khai thực hiện các dự án, tiểu dự án... hỗ trợ chuyển đổi ngành nghề, tạo sinh kế cho đồng bào dân tộc Khmer trên địa bàn tỉnh.
Phát huy vai trò các tổ truyền thông trong công tác phòng, chống tảo hôn ở Lào Cai

Phát huy vai trò các tổ truyền thông trong công tác phòng, chống tảo hôn ở Lào Cai

Thời gian qua, với nhiều giải pháp quyết liệt, đồng bộ; tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống trên địa bàn tỉnh Lào Cai đã giảm rõ rệt. Có được kết quả này, bên cạnh việc triển khai các chính sách của Nhà nước về phòng, chống tảo hôn, thì vai trò của các tổ truyền thông cộng đồng là rất quan trọng.
Bản tin Dân tộc – Tôn giáo - 5/12/2023

Bản tin Dân tộc – Tôn giáo - 5/12/2023

Bản tin Dân tộc - Tôn giáo của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 5/12, có những thông tin đáng chú ý sau: Thứ trưởng Bộ Nội vụ Vũ Chiến Thắng tiếp thân mật Đoàn nữ tu Dòng Thánh Phao-lô thành Charters. Tuần lễ Văn hóa - Du lịch Điện Biên - Tây Bắc tại TP. Hồ Chí Minh. Sống tốt đời đẹp đạo để góp phần xây dựng quê hương đất nước. Cùng các tin tức thời sự khác.
HTX Đông Hải nâng cao thu nhập cho diêm dân

HTX Đông Hải nâng cao thu nhập cho diêm dân

Kinh tế - Phương Nghi - 17:40, 06/12/2023
Với mô hình sản xuất muối sạch chất lượng cao, HTX sản xuất & dịch vụ chế biến muối công nghệ cao Đông Hải (HTX) xã Long Điền Đông (huyện Đông Hải, tỉnh Bạc Liêu) đã giúp các thành viên và diêm dân yên tâm sản xuất muối, nâng cao thu nhập.
Chư Păh (Gia Lai): Rộn ràng Phiên chợ giao lưu, kết nối, thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào DTTS

Chư Păh (Gia Lai): Rộn ràng Phiên chợ giao lưu, kết nối, thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào DTTS

Trong 2 ngày (5 - 6/12/2023), tại làng Kép 2, xã Ia Mơ Nông (huyện Chư Păh, Gia Lai) diễn ra Phiên chợ giao lưu, kết nối, thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào DTTS và miền núi năm 2023.
Phát triển bền vững du lịch cộng đồng các tỉnh Tây Bắc: Diện mạo mới trên các bản làng (Bài 3)

Phát triển bền vững du lịch cộng đồng các tỉnh Tây Bắc: Diện mạo mới trên các bản làng (Bài 3)

Phát triển du lịch cộng đồng ở vùng đồng bào DTTS các tỉnh vùng Tây Bắc không chỉ đánh thức sức sống tiềm tàng của nhiều tài nguyên du lịch, mà còn tạo sinh kế bền vững cho người dân nơi đây. Qua đó, góp phần phát triển kinh tế-xã hội vùng DTTS và miền núi khu vực Tây Bắc bền vững.
Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam công bố Sách vàng Sáng tạo Việt Nam năm 2023

Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam công bố Sách vàng Sáng tạo Việt Nam năm 2023

Khoa học - Công nghệ - Hoàng Quý - 17:33, 06/12/2023
Sáng 6/12, tại Hà Nội, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam phối hợp với Liên hiệp các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam, Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Lễ công bố Sách vàng Sáng tạo Việt Nam năm 2023.
Lào Cai: Tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác dân vận

Lào Cai: Tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác dân vận

Tin tức - Trọng Bảo - 17:28, 06/12/2023
Ngày 6/12, Tỉnh ủy Lào Cai đã tổ chức tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 25-NQ/TW ngày 3/6/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI và 5 năm thực hiện Kết luận số 43-KL/TW ngày 7/1/2019 của Ban Bí thư về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 25-NQ/TW về “Tăng cường và đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân vận trong tình hình mới”; biểu dương mô hình, điển hình “Dân vận khéo”.