Việc triển khai hiệu quả các dự án hỗ trợ của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 – 2030 (Chương trình MTQG 1719) được kỳ vọng sẽ đem lại sự đổi thay mạnh mẽ cho đồng bào DTTS của huyện nghèo Tủa Chùa, tỉnh Điện Biên.
Xác định đội ngũ Người có uy tín trong đồng bào DTTS đóng vai trò quan trọng trong công tác tuyên truyền, vận động Nhân dân, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc, những năm qua, các cấp ủy đảng, chính quyền tỉnh Ninh Thuận luôn quan tâm, chăm lo, thực hiện đầy đủ, kịp thời các chế độ, chính sách dành cho Người có uy tín. Từ đó, tạo động lực, điều kiện để Người có uy tín phát huy tốt vai trò trên các lĩnh vực, chung tay xây dựng quê hương ngày một phát triển.
Nhìn lại 5 năm thực hiện Quyết tâm thư Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Bắc Kạn lần thứ III, năm 2019, cho thấy, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc tỉnh Bắc Kạn đã đồng lòng phấn đấu, tranh thủ các nguồn lực từ chương trình, dự án, chính sách dân tộc; phát huy nội lực trong các tầng lớp Nhân dân, đạt được những kết quả quan trọng trên các lĩnh vực đời sống kinh tế-xã hội. Qua đó, tạo tiền đề, động lực để thúc đẩy phát triển toàn diện vùng đồng bào DTTS và miền núi trong những năm tiếp theo.
Media -
Trọng Bảo -
23:05, 06/02/2024 Tết là khoảng thời gian để nhà nhà, người người trở về xum vầy sau một năm lao động, học tập. Tuy nhiên, cũng có những người công nhân, vì đặc thù công việc nên vẫn phải làm việc xuyên Tết. Với phương châm “không để người lao động nào không có Tết”, các đơn vị, doanh nghiệp, nhà hảo tâm tại Lào Cai đã dành nhiều sự quan tâm đến công nhân, lao động. Nhất là công nhân, lao động đồng bào DTTS.
Thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Chủ nhiệm UBDT đã trình bày Báo cáo đánh giá 3 năm thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế – xã hội vùng dân tộc thiểu số (DTTS), miền núi (giai đoạn 2016 – 2018). Đây là lần đầu tiên Chính phủ có báo cáo riêng tại Quốc hội về thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng DTTS, miền núi. Ngày 26/10, ngày đầu tiên thảo luận tại Hội trường về tình hình kinh tế-xã hội, đã có nhiều đại biểu Quốc hội quan tâm thảo luận, phân tích, kiến nghị nhiều giải pháp hỗ trợ phát triển kinh tế –xã hội vùng đồng bào DTTS, miền núi thời gian tới. Phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển lược ghi ý kiến của đại biểu Quốc hội tại phiên họp.
Toàn tỉnh Cao Bằng hiện có 1.462 Người có uy tín trong đồng bào DTTS, luôn gắn bó mật thiết với Nhân dân, có ảnh hưởng lớn trong công tác tuyên truyền, vận động đồng bào trên các mặt công tác. Từ đó, góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển, giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa tốt đẹp; hòa giải, giải quyết tốt mọi vướng mắc nảy sinh trong cộng đồng; vận động Nhân dân tích cực tham gia bảo vệ đường biên, cột mốc; tạo sự đồng thuận trong Nhân dân chung tay xây dựng quê hương.
Những năm qua, Đảng và Nhà nước, các cấp các ngành cùng toàn hệ thống chính trị đã dành sự quan tâm đặc biệt để đầu tư phát triển toàn diện vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi. Tại huyện Yên Sơn, Tuyên Quang, Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021- 2030 (Chương trình MTQG 1719) đang đươc triển khai 10 dự án với tổng mức kinh phí gần 200 tỷ đồng. Các dự án đã và đang được đẩy nhanh tiến độ thực hiện đảm bảo nhu cầu thiết yếu cho Nhân dân. Để làm rõ về kết quả nổi bật trong quá trình thực hiện Chương trình MTGQ 1719 trên địa bàn huyện Yên Sơn, Báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc phỏng vấn ông Lê Quang Toàn, Phó Chủ tịch UBND huyện Yên Sơn.