Lần đầu tiên, công chúng Thủ đô Hà Nội đã được trải nghiệm những sắc màu văn hóa đặc trưng, độc đáo của đồng bào dân tộc Mông vùng cao Yên Bái qua sự kiện “Giới thiệu sắc màu dân tộc Mông, Yên Bái”. Sự kiện do UBND tỉnh Yên Bái phối hợp UBNDTP. Hà Nội tổ chức nhằm quảng bá, tôn vinh các di sản văn hóa truyền thống tốt đẹp của đồng bào dân tộc Mông tỉnh Yên Bái, đồng thời tạo ra sự kết nối phát triển du lịch cho địa phương.
Thôn Thọ An, xã Bình An, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi là thôn người Cor sinh sống tập trung duy nhất tại huyện Bình Sơn. Hàng trăm năm trước, sau cuộc di cư từ 2 nhánh phía Trà My (Quảng Nam) và huyện Trà Bồng (Quảng Ngãi), họ đã định cư tại mảnh đất này và lập làng Thọ An.
Mặc dù chịu nhiều tác động không nhỏ từ quá trình giao thoa văn hóa giữa các dân tộc trên cùng địa bàn sinh sống nhưng bao thế hệ người Hrê sinh ra và lớn lên ở Làng Teng, xã Ba Thành, huyện Ba Tơ (Quảng Ngãi) vẫn luôn ý thức giữ gìn những giá trị văn hóa đặc trưng của dân tộc mình.
Nằm trong chuỗi sự kiện Lễ hội Cà phê lần thứ 7 năm 2019 vừa diễn ra tại Đăk Lăk, lần đầu tiên Nhân dân và du khách trong, ngoài nước được thưởng thức một màn tái hiện quy trình đúc cồng chiêng dân tộc Ê-đê của các nghệ nhân làng nghề đúc đồng Phước Kiều, thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam. Đặc biệt các nghệ nhân Phước Kiều còn có khả năng “gọi tiếng nhập chiêng”, để chỉnh chiêng chuẩn phù hợp với âm sắc của từng đối tượng khách hàng.
Với phương châm lấy yếu tố người dân, di sản văn hóa-giá trị cốt lõi của địa phương làm trung tâm, qua 6 kỳ tổ chức, Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột, và đây là lần thứ 7, tỉnh Đăk Lăk đã phát huy tối đa nội lực của địa phương trong xây dựng và nâng cao giá trị kinh tế, quảng bá thương hiệu Cà phê Buôn Ma Thuột, cà phê Việt Nam đến với du khách trong và ngoài nước; khai thác, giới thiệu, quảng bá văn hóa đặc sắc của các dân tộc Tây Nguyên đến đông đảo du khách trong nước và quốc tế.
Gắn bó với cái nôi văn hóa của dân tộc Chơ Ro, nhạc sĩ-ca sĩ Điểu Được đã nâng niu chắt lọc từng điệu dân ca để làm “chất liệu sống” cho mỗi ca khúc do mình sáng tác. Từ đó, nhạc sĩ đã có nhiều ca khúc mang đậm hơi thở cuộc sống của đồng bào Chơ Ro.
Khi Tết Nguyên đán cận kề, những khu phố của cộng đồng người Hoa ở Chợ Lớn (TP. Hồ Chí Minh) càng thêm sầm uất, nhộn nhịp. Nơi đây, không chỉ nổi bật với những chiếc đèn lồng rực rỡ sắc màu, từ kiến trúc của những ngôi nhà, cửa hàng, biển hiệu, hội quán… đến con người, tất cả đều toát lên nét văn hóa truyền thống của người Hoa. Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, những giá trị văn hóa ấy vẫn được lưu giữ, bảo tồn, phát triển một cách hài hòa, bền vững, làm phong phú thêm bản sắc văn hóa Việt Nam.
Trong những ngày đầu Xuân năm mới, trên mảnh đất Pá Khoang, tỉnh Điện Biên diễn ra sự kiện giao lưu văn hóa, ẩm thực đặc sắc giữa đất nước Nhật Bản và văn hóa ẩm thực các dân tộc tỉnh Điện Biên (Việt Nam). Giữa không gian mênh mông sông nước thơ mộng, trên hòn đảo Mọn xinh đẹp lại càng trở lên rực rỡ hơn bởi sắc thắm của bạt ngàn hoa anh đào khoe sắc- loài hoa đặc trưng, biểu tượng của đất nước “mặt trời mọc”.
Tối 14/1, tại khu đảo nổi Hồ Gia Nghĩa, thị xã Gia Nghĩa, tỉnh Đắk Nông, Lễ hội văn hóa thổ cẩm Việt Nam lần thứ nhất với chủ đề “Văn hóa thổ cẩm – tinh hoa hội tụ” do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với UBND tỉnh Đắk Nông tổ chức, đã chính thức khai mạc.
Bước vào năm 2019, với niềm tin về một tương lai rạng ngời hơn trên cơ sở những thành quả đầy ấn tượng đã đạt được trong năm 2018, trên khắp mọi miền đất nước, nhiều hoạt động văn hóa nghệ thuật được tổ chức để đón chào năm mới với thật nhiều niềm vui và hy vọng.
Ở xã biên giới Lộc Thiện, huyện Lộc Ninh (Bình Phước) hầu như ai cũng biết đến già làng Điểu Nắng. Năm nay, già làng Điểu Nắng đã gần 90 tuổi nhưng trông ông vẫn còn khỏe mạnh, minh mẫn. Ông là biểu tượng tiêu biểu cho văn hóa truyền thống của cộng đồng dân tộc X’tiêng nơi đây. Cả cuộc đời ông đã dành bao tâm huyết cho việc bảo tồn, gìn giữ và phát huy những nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc mình.
Tỉnh Đăk Nông có khoảng 40 DTTS cùng sinh sống, vì thế thổ cẩm ở Đăk Nông rất đa dạng phong phú về màu sắc, đường nét, đậm đà bản sắc, giàu biểu tượng, biểu đạt các giá trị nhân văn. Tuy trong bối cảnh hiện nay, trước xu thế phát triển và hội nhập mang tính toàn cầu, văn hóa thổ cẩm vẫn giữ được những nét riêng của mình. Việc tổ chức Lễ hội Văn hóa thổ cẩm Việt Nam lần thứ Nhất năm 2018 tại tỉnh Đăk Nông là hoạt động cần thiết nhằm bảo tồn, khôi phục và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống các DTTS Việt Nam.
Đây là tên dự án khởi nghiệp do Tòng Thị Nguyên, dân tộc Thái, sinh viên Trường Đại học Tây Bắc và các cộng sự đang thực hiện trong thời gian tới nhằm tạo việc làm cho các bạn sinh viên phát huy tiềm năng du lịch của địa phương, tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau giữa hai đất nước Việt-Lào anh em.
Mới đây, tại Gia Lai, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với tỉnh Gia Lai tổ chức Hội thảo nhằm tìm kiếm các giải pháp bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa cồng chiêng. Hội thảo có sự góp mặt của hơn 100 nhà nghiên cứu, nhà khoa học, các chuyên gia về văn hóa cồng chiêng trong cả nước. Theo đánh giá của các đại biểu, công tác bảo tồn văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên hiện nay vẫn chưa đạt được kết quả như mong muốn.
Nhằm đánh giá việc thực hiện chính sách về bảo vệ và phát huy giá trị văn hóa dân gian ở vùng dân tộc thiểu số (DTTS), đồng thời gợi mở, xây dựng chính sách mới, ngày 14/12/2018, tại Làng Văn hóa, Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội), Ủy ban Văn hóa Giáo dục Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Hội Văn nghệ Dân gian Việt Nam tổ chức Hội thảo “Bảo vệ và phát huy giá trị văn hóa dân gian các DTTS Việt Nam”.
Nhiều ngày qua, dư luận không khỏi bàn tán xôn xao về đoạn video đoàn phượt thủ khi chạy qua ngã tư Lê Hồng Phong-Hùng Vương (TP. Nam Định). Một số thành viên trong đoàn đứng chặn các phương tiện tham gia giao thông khác để đoàn phượt thủ đi qua.
Không phải từ bây giờ, câu chuyện bảo tồn văn hóa truyền thống của đồng bào các DTTS mới được nhắc đến như một mối lo. Đáng quan tâm là, khi mà đời sống của đồng bào DTTS đã được nâng lên rõ rệt nhờ thành quả của Chương trình xây dựng NTM và Chương trình giảm nghèo bền vững thì trong công tác bảo tồn văn hóa truyền thống lại có nhiều khoảng trống; những “khoảng trống” này ngày càng giãn ra và xuất hiện ngày càng nhiều thêm.
Hưởng ứng “Ngày Di sản Văn hoá Việt Nam 2018”, Liên Hiệp UNESCO Việt Nam – Trung tâm UNESCO Phát triển văn hoá và thể thao phối hợp cùng Công ty CP Công nghệ và Truyền thông Hemera Media tổ chức chương trình văn hoá nghệ thuật đặc biệt: “Ngày hội di sản văn hoá Việt Nam lần thứ nhất” tại Hoàng Thành Thăng Long (Hà Nội).
Sáng 18/11, tại Đồng Mô (Sơn Tây, Hà Nội), Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tổ chức Lễ khai mạc Tuần “Đại đoàn kết các dân tộc – Di sản văn hóa Việt Nam” năm 2018.
Đổi mới doanh nghiệp nói chung và đổi mới văn hóa doanh nghiệp nói riêng là rất khó, bởi trong quá trình đổi mới, chúng ta phải thay đổi nhiều thói quen, nhiều tư tưởng đã tồn tại, cố hữu nên sẽ va vấp phải những rào cản cả về thể chế, chính sách và cả con người. Với tinh thần ONENNPC- một đội ngũ-một mục tiêu-một hành trình, dựa trên sự tôn trọng-đồng thuận-đồng hành-đồng tâm hiệp lực…, Tổng Công ty Điện lực miền Bắc (EVNNPC) đang quyết tâm “Đổi mới công tác kinh doanh gắn với bản sắc văn hóa EVNNPC”.