Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam vừa ký Quyết định 1909/QĐ-TTg ngày 12/11/2021 phê duyệt Chiến lược phát triển văn hóa đến năm 2030.
Trong các di sản văn hóa truyền thống, kiến trúc nhà truyền thống các dân tộc thiểu số (DTTS) cũng là một sản phẩm văn hóa có sức hấp dẫn đối với khách du lịch. Những năm gần đây, nhiều hộ dân, thôn, bản đã tích cực gìn giữ, bảo tồn kiến trúc nhà truyền thống để gắn với phát triển du lịch cộng đồng, du lịch nông thôn, tạo thêm nguồn thu nhập, thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội địa phương và góp phần đáng kể vào tốc độ tăng trưởng của ngành du lịch.
Thực hiện Nghị định số 05/2011/NĐ-CP của Chính phủ (gọi tắt là Nghị định 05) về công tác dân tộc, tỉnh Thanh Hóa đã triển khai thực hiện có trọng tâm, trọng điểm các chính sách về văn hóa, thể thao, du lịch tại vùng DTTS. Qua đó, từng bước khôi phục những giá trị văn hóa đặc sắc, tiêu biểu của một số dân tộc đã bị mai một, đồng thời, bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của cộng đồng các DTTS, nâng cao đời sống văn hóa tinh thần, mức hưởng thụ văn hóa trong đồng bào các DTTS.
Từ thuở xa xưa, văn hóa nghệ thuật dân gian đã hiện diện và gắn bó sâu sắc với đời sống cư dân địa phương vùng Tây Nguyên, gần gũi như tiếng đàn đá, đàn t’rưng nước đuổi thú rừng phá lúa trên rẫy; thân quen như âm thanh của chim hót, suối reo, tiếng rừng xạc xào mùa gió…
Có một điều chắc chắn rằng, cuộc khủng hoảng do Covid-19 gây ra đã khẳng định tầm quan trọng của việc áp dụng kỹ thuật số đối với bảo tồn và phát triển văn hóa. Đối mặt với những tác động của đại dịch, nhiều cơ quan, tổ chức di sản cũng như các doanh nghiệp vừa và nhỏ (MSME) trong lĩnh vực này ở Malaysia đã phải chuyển các dịch vụ vật lý của họ sang dịch vụ kỹ thuật số và duy trì kết nối với khán giả của họ thông qua các kênh này.
Ngày 1/10, tại Hà Nội, Ủy ban Dân tộc (UBDT), Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (Bộ VHTT&DL) đã tổ chức Hội nghị triển khai Chương trình phối hợp công tác giai đoạn 2021 - 2025. Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm UBDT Hầu A Lềnh và Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ VHTT&DL Nguyễn Văn Hùng đồng chủ trì Hội nghị. Tham dự Hội nghị có các Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm UBDT: Nông Quốc Tuấn, Hoàng Thị Hạnh, Y Thông; Thứ trưởng Bộ VHTT&DL Trịnh Thị Thủy; đại diện lãnh đạo các vụ, đơn vị trực thuộc hai cơ quan.
Dưới chân núi Khau Rịa cao sừng sững, đồng bào Tày ở bản Rịa, xã Nghĩa Đô (huyện Bảo Yên, Lào Cai) luôn coi Nghệ nhân ưu tú (NNƯT) Ma Thanh Sợi, là “truyền nhân” văn hóa Tày của vùng đất này. Ở tuổi 77, nghệ nhân Ma Thanh Sợi vẫn cần mẫn ngày đêm sưu tầm, ghi chép và truyền lại kho tàng văn hóa dân gian của vùng đất Nghĩa Đô cho thế hệ con cháu.
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) mới ban hành Kế hoạch thực hiện Kết luận số 65 ngày 30/10/2019 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 24 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa IX) về công tác dân tộc trong tình hình mới. Đây là cơ sở để Khánh Hòa tiếp tục có những chính sách nhằm bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS).
Huyện Phong Thổ là địa phương có tỷ lệ người Thái sinh sống cao nhất tỉnh Lai Châu. Đồng bào dân tộc Thái tạo nên một vùng di sản văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc, góp phần tô đẹp bức tranh đa sắc màu văn hóa Lai Châu nói riêng, Tây Bắc nói chung.
Tuyên truyền, lan tỏa tốt hơn nữa “giá trị văn hóa, sức mạnh con người Việt Nam” chính là đã thiết thực và sâu sát trong kiến tạo niềm tin, bảo về nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác mọi quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới hiện nay. Ngoài ra, còn quán triệt sâu sắc định hướng phát triển văn hóa trong Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng...
Tháp Chăm công trình nổi bật trong không gian văn hoá của Làng Văn hoá Du lịch các dân tộc Việt Nam, Đồng Mô (Sơn Tây - Hà Nội). Biểu tượng văn hoá này hài hoà về văn hoá vật chất và văn hoá tinh thần, một điểm đến hấp dẫn du khách khi đến với nền văn hoá Chăm đậm đà bản sắc giữa “Ngôi nhà chung” của 54 dân tộc anh em.
Đang ăn, chợt có cuộc điện thoại công việc. Tôi đứng dậy nghe điện, vui chân đi dọc chiều dài ngôi nhà sàn, băng qua bếp lửa thứ 2 vốn là không gian riêng của đàn bà, con gái trong nhà người Thái. Chợt thấy chị chủ nhà đang ngồi khóc rấm rứt.
Sau gần 6 tháng kể từ khi xây dựng kế hoạch, chuẩn bị nội dung và luyện tập, đến nay, các thành viên Đội tuyển Văn hóa – Nghệ thuật tham gia Hội thao Quân sự quốc tế (Army Games) 2021 đã chuẩn bị tốt cả về chuyên môn, thể lực, tinh thần, sẵn sàng lên đường sang Liên bang Nga tham dự Army Games 2021 vào tháng 8.
Kinh Thánh dạy: “Khởi thủy là lời”. Hình như câu chuyện này minh họa cho chân lý ấy. Phải có lời/nhời với nhau, để thấu hiểu, thấu cảm rồi cộng cảm cùng nhau sống, làm việc, tư duy, chia sẻ. Ngày nay người ta gọi đó là “đối thoại văn hóa”.
Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Nhiệm vụ lập Quy hoạch mạng lưới cơ sở văn hóa và thể thao thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Trong đời sống đồng bào các dân tộc thiểu số, thầy cúng có vai trò quan trọng trong việc gìn giữ, trao truyền văn hóa truyền thống của dân tộc. Bởi để có thể trở thành thầy cúng thì họ phải trải qua quá trình rèn luyện, tích lũy tri thức dân gian phong phú.
Thời gian qua, phong trào văn nghệ quần chúng trên địa bàn tỉnh Điện Biên đã có những bước phát triển mạnh mẽ. Với nhiều hình thức hoạt động phong phú, các câu lạc bộ văn nghệ, đội văn nghệ quần chúng đã thu hút đông đảo người dân tham gia...
Tây Nguyên là nơi hội tụ nhiều thành phần dân tộc, mỗi dân tộc đến đây đều mang theo bản sắc văn hóa riêng như: Thanh âm nhạc cụ truyền thống của người Thái, tiếng chiêng của người Mường, điệu then người Tày, Nùng hòa quyện cùng văn hóa của các dân tộc địa phương, tạo nên một Tây Nguyên đa sắc màu văn hóa, thắm tình đoàn kết.
Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, phải nhận thức sâu sắc về vai trò, vị trí, tầm quan trọng của ngành văn hóa, thể thao và du lịch, đổi mới tư duy mạnh mẽ hơn, xây dựng các cơ chế, chính sách đặc thù, phù hợp để huy động các nguồn lực phát triển ngành, cũng là phát triển con người, phát huy sức mạnh nội sinh của đất nước, của dân tộc.
Đã từ lâu mọi người đều biết đến Tây Nguyên đại ngàn và những điều bí ẩn. Tuy nhiên, nhiều người chưa biết đến Khu bảo tồn thiên nhiên Kon Chư Răng (huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) với diện tích rộng đến hơn 15.900 ha và ẩn chứa trong đó biết bao điều kỳ diệu; cũng chưa biết những buôn làng đậm đặc màu sắc văn hóa giữa đại ngàn hào phóng.