Kinh tế -
Hồng Phúc -
18:05, 07/12/2020 Tiềm năng, lợi thế đặc biệt về nguồn dược liệu, cùng với sự sở hữu một kho tàng kinh nghiệm quý báu về chế biến và sử dụng cây thuốc, là tiềm năng to lớn, và là cơ hội để đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) tăng thu nhập. Thế nhưng, việc phát triển kinh tế dược liệu ở vùng DTTS hiện nay vẫn đang là tiềm năng...
Chương trình “Hỗ trợ ứng dụng, chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ (KH&CN) thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội nông thôn, miền núi, vùng DTTS giai đoạn 2016 - 2025” được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quyết định thực hiện trong thời gian 10 năm (từ 2016 - 2025), qua 5 năm thực hiện đã tạo được một số điểm sáng về ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ vào sản xuất. Tuy nhiên hiện tại, việc triển khai các mô hình sản xuất nông nghiệp cao ở vùng DTTS vẫn còn nhiều bất cập, hạn chế, chưa thực sự bền vững.
Các tỉnh Tây Nguyên có tỷ lệ tiêm chủng thấp, tiềm ẩn nguy cơ lây lan các dịch bệnh nguy hiểm. Do đó, ngành Y tế các tỉnh này luôn đặt quyết tâm xóa “vùng lõm” tiêm chủng mở rộng (TCMR). Nhưng tại các xã vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào DTTS, công tác tiêm chủng vẫn còn nhiều khó khăn.
Chương trình tiêm chủng mở rộng (TCMR) của Việt Nam được cộng đồng quốc tế đánh giá cao, thu hút được sự hỗ trợ của Chính phủ các nước và các tổ chức quốc tế. Tuy nhiên, hiện nay tỷ lệ tiêm chủng tại các địa phương ở miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn khu vực Tây Nguyên vẫn còn thấp, tiềm ẩn nguy cơ nhiều loại dịch bệnh truyền nhiễm bùng phát.
Xã hội -
Hiếu Anh -
10:04, 28/10/2020 Vùng DTTS và miền núi hiện vẫn là “lõi nghèo” của cả nước. Ở đây vẫn còn những thôn bản điện còn chưa có, nói chi tới sóng Internet, truyền hình. Cũng chính ở đây, những tờ báo in, trong đó có Báo Dân tộc và Phát triển chính là phương tiện chuyển tải thông tin, là món ăn tinh thần, người bạn không thể thiếu với đồng bào.
Trong những năm qua, nhờ chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, các địa phương đã chủ động ứng dụng khoa học và công nghệ (KHCN) vào các mặt của đời sống, góp phần làm chuyển biến mọi mặt vùng dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi.
Thấu hiểu những khó khăn, thiếu thốn của học sinh và người dân vùng DTTS còn nhiều khó khăn, những trái tim đầy tình yêu thương của Câu lạc bộ (CLB) “Vì trái tim trẻ thơ Hà Nội” đã vượt qua mọi khoảng cách về địa lý để mang những yêu thương từ miền xuôi tới miền ngược.
Thời gian qua, các cấp, ngành đã có nhiều chương trình, chính sách nhằm bảo đảm bình đẳng giới (BĐG), nhất là ở vùng DTTS. Nhưng do những rào cản tâm lý xã hội, nên BĐG vẫn là vấn đề cấp bách.
Xã hội -
Hồng Phúc -
10:52, 23/09/2020 Tại điểm a, khoản 2, Điều 59 Nghị định 82/2020 quy định rõ, nếu kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ hoặc giữa người có họ trong phạm vi 3 đời sẽ bị phạt tiền từ 10 - 20 triệu đồng. Thế nhưng, áp dụng luật này để giải quyết vấn nạn kết hôn cận huyết thống ở các vùng DTTS còn đặt ra nhiều thách thức, khó khăn.
Giáo dục -
Thúy Hồng -
09:04, 15/09/2020 Cơ sở vật chất được đầu tư xây dựng khang trang, khuôn viên xanh, sạch, đẹp; trang thiết bị đáp ứng nhu cầu dạy và học; học sinh có môi trường học tập an toàn, chất lượng… đó là những kết quả tích cực mà các trường đạt chuẩn quốc gia mang lại, góp phần từng bước nâng cao chất lượng giáo dục, nhất là giáo dục vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Kinh tế -
H. Điệp – P. Linh -
18:02, 03/09/2020 Trong 15 chương trình tín dụng của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) tỉnh Gia Lai đang triển khai trên địa bàn tỉnh thì có đến 14 chương trình có đối tượng thụ hưởng là các hộ đồng bào DTTS. Các chương trình tín dụng đã giúp hàng chục nghìn hộ đồng bào DTTS có nhà ở ổn định, công trình nước sạch; hơn 5.000 học sinh, sinh viên có tiền trang trải chi phí học tập; hơn 110.000 hộ có vốn phát triển kinh tế, thoát nghèo bền vững… Đặc biệt là các chương trình tín dụng này đã góp phần đẩy lùi nạn tín dụng đen trong vùng DTTS.
Thời sự -
Thúy Hồng -
18:22, 14/08/2020 Sáng ngày 14/8, tại Hà Nội, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Đỗ Văn Chiến chủ trì cuộc họp xây dựng Báo cáo nghiên cứu khả thi của Dự án 10 về “Truyền thông tuyên truyền, vận động trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi. Kiểm tra giám sát đánh giá việc tổ chức thực hiện Chương trình”. Dự án nằm trong Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030. Tham dự cuộc họp có các đồng chí Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm: Lê Sơn Hải, Hoàng Thị Hạnh cùng các thành viên trong Tiểu ban xây dựng Dự án 10, đại diện lãnh đạo một số Vụ, đơn vị của UBDT.
Nhiệm kỳ 2015 - 2020, với tinh thần đoàn kết, sáng tạo, nỗ lực vượt qua khó khăn, thách thức, Đảng bộ huyện Lục Nam (Bắc Giang) đã lãnh đạo, chỉ đạo các ngành, các cấp tổ chức triển khai thực hiện và đã đạt được những thành tựu to lớn trên tất cả các lĩnh vực, hoàn thành và hoàn thành vượt mức 17/17 chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXI đã đề ra, tạo “đòn bẩy” đưa huyện Lục Nam trở thành huyện phát triển khá của tỉnh Bắc Giang.
Thời gian qua, Thừa Thiên - Huế được biết đến là địa phương tiêu biểu, là điểm sáng trên toàn quốc về thực hiện hiệu quả các chính sách dân tộc. Để đạt được kết quả này, có vai trò nòng cốt trong việc tham mưu, thực hiện chính sách dân tộc, công tác dân tộc tại địa phương của Ban Dân tộc tỉnh Thừa Thiên - Huế.
Điện Biên là tỉnh miền núi có đông đồng bào DTTS sinh sống, chiếm khoảng 80% dân số toàn tỉnh. Những năm qua, bên cạnh việc tập trung nguồn lực đầu tư, tạo điều kiện cho đồng bào dân tộc phát triển kinh tế, ổn định đời sống, tỉnh còn chú trọng thúc đẩy công tác bình đẳng giới (BĐG), tạo sự chuyển biến trong thực hiện mục tiêu bình đẳng giữa nam và nữ trên mọi lĩnh vực.
Kinh tế -
Thúy Hồng -
10:35, 29/06/2020 Quan tâm phát triển sản xuất gắn với tái cơ cấu ngành Nông nghiệp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, nâng cao thu nhập cho người dân, tập trung phát triển các sản phẩm có lợi thế, các mô hình kinh tế được chú trọng và hoạt động có hiệu quả... là những kết quả triển khai xây dựng nông thôn mới (NTM) trên địa bàn huyện Nho Quan (Ninh Bình).
Theo dự thảo, Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) phát triển kinh tế- xã hội (KT-XH) vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN), giai đoạn 2021-2030 sẽ có tổng số 10 dự án. Trong đó, Bộ Lao động Thương binh & Xã hội (LĐTB&XH) sẽ thực hiện nội dung phát triển giáo dục nghề nghiệp và giải quyết việc làm cho người lao động vùng DTTS&MN. Đây là tiểu dự án nằm trong Dự án 5 về Phát triển giáo dục đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thuộc Chương trình.Với mục tiêu phấn đấu đến năm 2025, vùng đồng bào DTTS&MN sẽ có 50% lao động trong độ tuổi được đào tạo nghề phù hợp với nhu cầu, điều kiện của người DTTS. Về nội dung này, Báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc phỏng vấn nhanh Thứ trưởng Bộ LĐTB&XH Lê Văn Thanh.
Sức khỏe -
Quỳnh Chi -
14:50, 05/06/2020 Sau 5 năm thực hiện Đề án “Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống (HNCHT) trong vùng DTTS giai đoạn 2015 - 2020” của Thủ tướng Chính phủ, với sự nỗ lực vào cuộc của các cấp ủy đảng, chính quyền, tổ chức chính trị, xã hội ở Thanh Hóa, tình trạng này đã được cải thiện và giảm đáng kể.
Khéo léo, linh hoạt, sáng tạo là cách làm“dân vận khéo” tại vùng đồng bào DTTS ở tỉnh Điện Biên. Nhờ đó trong mọi công việc luôn nhận được sự đồng thuận của Nhân dân, tạo sự chuyển biến về kinh tế - xã hội (KT-XH), khối đại đoàn kết toàn dân tộc được củng cố, tăng niềm tin của Nhân dân đối với sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước.
Quảng Ninh là địa phương đầu tiên trong cả nước được chọn thí điểm Chương trình “Mỗi xã, phường một sản phẩm” (OCOP). Hiện nay, toàn tỉnh Quảng Ninh có 402 sản phẩm OCOP, trong đó nhiều sản phẩm OCOP được sản xuất tại vùng DTTS và miền núi đang thu hút được sự quan tâm của người tiêu dùng.